Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thủ Đức lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thủ Đức lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 57 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 167424

Có 15 đội bóng đá thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm. Hỏi cần phải tổ chức bao nhiêu trận đấu?

Xem đáp án

Ta có: Mỗi một trận đấu bóng là chọn 2 đội từ 15 độilà một tổ hợp chập 2 của 15.

Vậy số tổ hợp chập 2 của 15 là \(C_{2}^{15}\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 167425

Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=5\) và \({{u}_{2}}=8\). Giá trị của \({{u}_{3}}\) bằng

Xem đáp án

Ta có: \({{u}_{1}}=5\) và \({{u}_{2}}=8\). Do \(\left( {{u}_{n}} \right)\) là cấp số cộng nên \(d={{u}_{2}}-{{u}_{1}}=8-5=3\).

Vậy \({{u}_{3}}={{u}_{2}}+d=8+3=11\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 167426

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số nghịch biến trong khoảng nào?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy hàm số \(y=f\left( x \right)\) đồng biến trên hai khoảng \(\left( 0;1 \right)\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 167427

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đạt cực đại tại

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy hàm số đạt cực đại tại điểm x=-1.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 167428

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) bảng xét dấu của \(f'\left( x \right)\) như sau:

Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

Xem đáp án

Dựa vào bảng xét dấu \(f'\left( x \right)\) ta thấy \(f'\left( x \right)\) đổi dấu qua 2 điểm ⇒ Hàm số \(y=f\left( x \right)\) có 2 điểm cực trị.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 167429

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 2}}{{x - 1}}\) là:

Xem đáp án

\(\left. \begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = + \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = - \infty \end{array} \right\}\)Đồ thị hàm số có một đường tiệm cận đứng là x = 1

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 167430

Đồ thị hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình vẽ bên?

Xem đáp án

Dựa vào hình dáng đồ thị hàm số, ta dễ dàng nhận diện đây là đồ thị hàm số trùng phương \(y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c\) với a<0.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 167431

Số giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+x-12\) và trục Ox là

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm: \({{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+x-12=0\Leftrightarrow x=3\).

Vậy có 1 giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 167432

Với a là số thực dương tùy ý, \({{\log }_{3}}\left( \frac{3}{a} \right)\) bằng:

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {\frac{3}{a}} \right) = {\log _3}3 - {\log _3}a = 1 - {\log _3}a\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 167433

Đạo hàm của hàm số \(y = {3^{2x + 1}}\) là

Xem đáp án

\(y' = (2x + 1)'{.3^{2x + 1}}.\ln 3 = {2.3^{2x + 1}}.\ln 3\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 167434

Với a là số thực dương tùy ý, \(\sqrt[3]{{{a}^{4}}}\) bằng:

Xem đáp án

\(\sqrt[3]{{{a^4}}} = {a^{\frac{4}{3}}}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 167435

Nghiệm của phương trình \({3^{{x^2} - 3x + 1}} = \frac{1}{3}\) là:

Xem đáp án

\({3^{{x^2} - 3x + 1}} = \frac{1}{3} \Leftrightarrow {3^{{x^2} - 3x + 1}} = {3^{ - 1}} \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 1 = - 1 \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = 2 \end{array} \right.\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 167436

Nghiệm của phương trình \({\log _3}\left( {2x - 1} \right)\) là:

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {2x - 1} \right) = 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x - 1 > 0\\ 2x - 1 = {3^2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > \frac{1}{2}\\ x = 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow x = 5\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 167437

Cho hàm số \(f\left( x \right)=4{{x}^{3}}+{{e}^{x}}-1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng

Xem đáp án

\(\int {f(x){\rm{d}}x = \int {(4{x^3} + {e^x} - 1){\rm{d}}x = } {x^4}}  + {e^x} - x + c\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 167438

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\sin 3x\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng

Xem đáp án

\(\int {f(x){\rm{d}}x = \int {\sin 3x{\rm{d}}x = }  - \frac{1}{3}\cos 3x}  + c\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 167439

Nếu \(\int\limits_{-1}^{4}{f\left( x \right)\text{d}x=10}\) và \(\int\limits_{-1}^{3}{f\left( x \right)\text{d}x=4}\) thì \(\int\limits_{3}^{4}{f\left( x \right)\text{d}x}\) bằng:

Xem đáp án

\(\int\limits_{ - 1}^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x = \int\limits_{ - 1}^3 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_3^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  \Leftrightarrow 10 = 4 + \int\limits_3^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  \Leftrightarrow \int\limits_3^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = 10 - 4 = 6} \)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 167440

Tích phân \(\int\limits_1^3 {\left( {4{x^3} + 1} \right){\rm{d}}x} \) bằng:

Xem đáp án

\(\int\limits_1^3 {\left( {4{x^3} + 1} \right){\rm{d}}x} = \left( {{x^4} + x} \right)\left| \begin{array}{l} 3\\ 1 \end{array} \right. = \left( {{3^4} + 3} \right) - \left( {{1^4} + 1} \right) = 82\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 167441

Số phức liên hợp của số phức \(z = 3 - 4i\) là:

Xem đáp án

\(z = 3 - 4i \Rightarrow \overline z  = 3 + 4i\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 167443

Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức 5 - 7i có tọa độ là:

Xem đáp án

Ta có: 5 - 7i có \(\left\{ \begin{array}{l} a = 5\\ b = - 7 \end{array} \right.\) suy ra điểm biểu diễn là (5;-7)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 167446

Công thức tính thể tích khối trụ có chiều cao h và bán kính đáy r là:

Xem đáp án

Công thức tính thể tích khối trụ là: \(V = \pi {r^2}h\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 167447

Một hình nón có đường kính đáy là 6cm, độ dài đường sinh là 3cm. Diện tích xung quanh của hình nón đó bằng

Xem đáp án

Bán kính đáy là 3cm.

Diện tích xung quanh của hình nón: \(S = \pi .r.l = \pi .3.3 = 9\pi \,{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 167448

Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC biết \(A\left( 1;-2;2 \right), B\left( 0;\,4;\,1 \right)\) và \(C\left( 2;1;-3 \right)\). Trọng tâm tam giác ABC có tọa độ là

Xem đáp án

G là trọng tâm tam giác ABC: \(\left\{ \begin{array}{l} {x_G} = \frac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} = 1\\ {y_G} = \frac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3} = 1\\ {z_G} = \frac{{{z_A} + {z_B} + {z_C}}}{3} = 0 \end{array} \right.\)\( \Rightarrow G\left( {1;1;0} \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 167449

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y+2z-1=0\). Bán kính của mặt cầu là 

Xem đáp án

Từ phương trình suy ra: tâm \(I\left( 1;-2;-1 \right)\); bán kính \(R=\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}-\left( -1 \right)}=\sqrt{7}\).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 167450

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình x-2y+z-3=0. Điểm nào trong các điểm dưới đây không thuộc mặt phẳng \(\left( P \right)\)?

Xem đáp án

Thay tọa độ điểm P vào phương trình mp \(\left( P \right)\): \(1-2.1-2-3=-6\ne 0\).

Suy ra điểm P không thuộc mp \(\left( P \right)\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 167451

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 1;2;-1 \right)\) và  \(B\left( 0;2;3 \right)\). Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm A, B?

Xem đáp án

Đường thẳng AB nhận \(\overrightarrow{AB}=\left( -1;0;4 \right)\) làm VTCP.

Vectơ \(\overrightarrow{{{u}_{3}}}=\left( 1;0;-4 \right)\) cùng phương với \(\overrightarrow{AB}\) nên \(\overrightarrow{{{u}_{3}}}\) cũng là một VTCP của đường thẳng AB.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 167452

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Xác suất để chọn được một số lẻ và chia hết cho 5 bằng

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu: \(n\left( \Omega  \right)=90\).

Trong 90 số tự nhiên có hai chữ số có 9 số lẻ và chia hết cho 5 là:                                                       

15;25;35;45;55;65;75;85;95

Xác suất cần tìm là: \(\frac{9}{90}=\frac{1}{10}\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 167453

Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

Xem đáp án

Loại phương án B vì hàm số có TXĐ là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\)

Xét phương án A:

Ta có: \({y}'=-3{{x}^{2}}+6x\); \(y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=2 \\ \end{align} \right.\) nên hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( -\infty ;0 \right),\left( 0;+\infty\right)\). Do đó loại phương án A.

Xét phương án C:

Ta có: \({y}'=-4{{x}^{3}}+2x\); \(y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=\pm \frac{\sqrt{2}}{2} \\ \end{align} \right.\) nên hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( -\frac{\sqrt{2}}{2};0 \right),\left( \frac{\sqrt{2}}{2};+\infty  \right)\). Do đó loại phương án C.

Xét phương án D:

Ta có: \({y}'=-6{{x}^{2}}+2x-1<0\,\,\forall x\in \mathbb{R}\) nên hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\). Do đó chọn phương án D.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 167454

Gọi M,m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)=\frac{2x-1}{x+3}\) trên đoạn \(\left[ 0\,;\,2 \right]\). Tổng M+m bằng

Xem đáp án

Xét hàm số \(f\left( x \right)=\frac{2x-1}{x+3}\) trên đoạn \(\left[ 0\,;\,2 \right]\) .

Ta có: \(f\left( x \right)=\frac{2x-1}{x+3}\) liên tục trên đoạn \(\left[ 0\,;\,2 \right]\).

\(f\left( x \right)=\frac{2x-1}{x+3}\Rightarrow {f}'\left( x \right)=\frac{7}{{{\left( x+3 \right)}^{2}}}>0\,,\,\forall x\in \left[ 0\,;\,2 \right]\).

\(M=\underset{x\in \left[ 0\,;\,2 \right]}{\mathop{\max }}\,=f\left( 2 \right)=\frac{3}{5}, m=\underset{x\in \left[ 0\,;\,2 \right]}{\mathop{\min }}\,=f\left( 0 \right)=\frac{-1}{3}\).

Do đó, \(M+m=\frac{3}{5}-\frac{1}{3}=\frac{4}{15}\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 167455

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _2}\left( {{x^2} + 3x + 2} \right) \le 1\) là

Xem đáp án

\({\log _2}\left( {{x^2} + 3x + 2} \right) \le 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x^2} + 3x + 2 > 0\\ {x^2} + 3x + 2 \le 2 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} x > - 1\\ x < - 2 \end{array} \right.\\ - 3 \le x \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 3 \le x < - 2\\ - 1 < x \le 0 \end{array} \right.\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 167456

Cho \(\int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)\text{d}x=5}\). Tính tích phân \(I=\int\limits_{0}^{2}{\left[ {{x}^{2}}+2f\left( x \right) \right]\text{d}x}\).

Xem đáp án

\(I = \int\limits_0^2 {\left[ {{x^2} + 2f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x}  = \int\limits_0^2 {{x^2}{\rm{d}}x + 2\int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} }  = \frac{8}{3} + 2.5 = \frac{{38}}{3}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 167457

Cho số phức z=2-i. Tính môđun số phức \(\text{w}=\left( 2+i \right)\overline{z}\).

Xem đáp án

\(\text{w}=\left( 2+i \right)\overline{z} ={{\left( 2+i \right)}^{2}}=3+4i\).

\(\Rightarrow \left| \text{w} \right|=\sqrt{{{3}^{2}}+{{4}^{2}}}=5\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 167458

Cho hình lăng trụ đều \(ABC{A}'{B}'{C}'\) có \(AB=a\,;\,A{A}'=a\sqrt{2}\) (như hình vẽ). Tính góc giữa đường thẳng \(A{C}'\) và mặt phẳng \(\left( AB{B}'{A}' \right)\).

Xem đáp án

Gọi M là trung điểm \({A}'{B}'\).

Ta có: \(\left\{ \begin{align} & {C}'M\bot {A}'{B}' \\ & {C}'M\bot A{A}' \\ \end{align} \right.\Rightarrow {C}'M\bot \left( AB{B}'{A}' \right)\). Suy ra M là hình chiếu của \({C}'\) lên mặt phẳng \(\left( AB{B}'{A}' \right)\). Do đó, AM là hình chiếu của \(A{C}'\) lên mặt phẳng \(\left( AB{B}'{A}' \right)\).

\(\Rightarrow \left( A{C}'\,,\,\left( AB{B}'{A}' \right) \right)=\left( A{C}'\,,\,AM \right)=\widehat{MA{C}'}\).

\({C}'M=\frac{a\sqrt{3}}{2}\,;\,AM=\sqrt{A{{{{A}'}}^{2}}+{A}'{{M}^{2}}}=\sqrt{2{{a}^{2}}+{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}}=\frac{3a}{2}\).

\(\tan \widehat{MA{C}'}=\frac{M{C}'}{AM}=\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow \widehat{MA{C}'}=30{}^\circ \).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 167459

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD{A}'{B}'{C}'{D}'\) có \(AB=3a\,;\,A{A}'=4a\) (như hình vẽ). Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng \(\left( AD{C}'{B}' \right)\).

Xem đáp án

Dựng \(BH\bot A{B}'\,\left( 1 \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{align} & {B}'{C}'\bot B{B}' \\ & {B}'{C}'\bot AB \\ \end{align} \right.\Rightarrow {B}'{C}'\bot \left( AB{B}'{A}' \right)\Rightarrow {B}'{C}'\bot BH\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra: \(BH\bot \left( AD{C}'{B}' \right)\)

\(\Rightarrow d\left( B\,;\,\left( AD{C}'{B}' \right) \right)=BH=\frac{B{B}'.AB}{\sqrt{B{{{{B}'}}^{2}}+A{{B}^{2}}}}$$=\frac{4a.3a}{\sqrt{{{\left( 4a \right)}^{2}}+{{\left( 3a \right)}^{2}}}}=\frac{12a}{5}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 167460

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz. Hãy viết phương trình mặt cầu có tâm \(I\left( 2\,;\,2\,;\,3 \right)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( Oxz \right)\).

Xem đáp án

Mặt cầu có tâm \(I\left( 2\,;\,2\,;\,3 \right)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( Oxz \right)\) nên có bán kính \(R=d\left( I\,,\,\left( Oxz \right) \right)=2\).

Suy ra phương trình mặt cầu: \({{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=4\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 167461

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz. Hãy viết phương trình chính tắc của đường thẳng qua \(A\left( 2\,;\,1\,;\,-1 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):2x+y-z+5=0\)

Xem đáp án

Đường thẳng qua \(A\left( 2\,;\,1\,;\,-1 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha\right):2x+y-z+5=0\) có VTCP \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{{{n}_{\left( P \right)}}}=\left( 2\,;\,1\,;\,-1 \right)\) nên có phương trình chính tắc: \(\frac{x-2}{-2}=\frac{y-1}{-1}=\frac{z+1}{1}\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 167462

Cho hàm số \(f\left( x \right)\), đồ thị của hàm số \(y=f'\left( x \right)\) là đường cong trong hình bên. Giá trị lớn nhất của hàm số \(g\left( x \right)=f\left( x+2 \right)-x\) trên đoạn \(\left[ -3\,;\,0 \right]\) bằng

Xem đáp án

Xét hàm số \(g\left( x \right)=f\left( x+2 \right)-x\) trên đoạn \(\left[ -3\,;\,0 \right]\).

Đặt \(x+2=t\Rightarrow y=g\left( t \right)=f\left( t \right)-t+2\)

\(x\in \left[ -3\,;\,0 \right]\Rightarrow t\in \left[ -1\,;\,2 \right]\)

\(\Rightarrow {y}'={f}'\left( t \right)-1=0\Leftrightarrow {f}'\left( t \right)=1\left( * \right)\)

Ta thấy, dựa vào đồ thị hàm số thì phương trình \(\left( * \right)\) có 2 nghiệm phân biệt t=0 và t=1 nằm

trong \(\left[ -1\,;\,2 \right]\)

Ta có BBT:

\(\Rightarrow \underset{\left[ -1\,;\,2 \right]}{\mathop{\max }}\,\left[ f\left( t \right)-t+2 \right]=f\left( 1 \right)+1\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 167463

Gọi S là tập hợp tất cả các  số nguyên m để phương trình \({{\log }_{\sqrt{2}}}\left( x-2 \right)-{{\log }_{2}}\left( mx-16 \right)=0\) có hai nghiệm thực phân biệt. Tính tổng các phần tử của S

Xem đáp án

Điều kiện x>2 và mx-16>0.

Khi đó \({{\log }_{\sqrt{2}}}\left( x-2 \right)-{{\log }_{2}}\left( mx-16 \right)=0\) tương đương với \({{\log }_{2}}{{\left( x-2 \right)}^{2}}={{\log }_{2}}\left( mx-16 \right)\)

Hay \(f\left( x \right)={{x}^{2}}-\left( m+4 \right)x+20=0\,\,\,\left( 1 \right).\)

Yêu cầu bài toán trở thành tìm tập hợp các giá trị nguyên của tham số m để phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm phân biệt lớn hơn 2 .

Hay \(\left\{ \begin{array}{l} \Delta = {\left( {m + 4} \right)^2} - 80 > 0\\ f\left( 2 \right) = 16 - 2m > 0\\ \frac{S}{2} = \frac{{m + 4}}{2} > 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow - \,4 + \,4\sqrt 5 < m < 8.\)

Suy ra \(m \in \left\{ {5,6,7} \right\}.\)

Vậy tổng các phần tử của S bằng 18.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 167464

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{x^2} - 2}&{{\rm{ khi }}x \ge 3}\\ {2x + 1}&{{\rm{ khi }}x < 3} \end{array}} \right.\). Tích phân \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{{f\left( {3\tan x + 1} \right)}}{{{{\cos }^2}x}}\;dx} \) bằng

Xem đáp án

Đặt \(I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{f\left( 3\tan x+1 \right)}{{{\cos }^{2}}x}~dx}\)

Đặt \(u=3\tan x+1\Rightarrow du=3.\frac{dx}{{{\cos }^{2}}x}\)

Đổi cận \(x=0\Rightarrow t=1;x=\frac{\pi }{4}\Rightarrow t=4.\)

Do đó \(I=\frac{1}{3}\int\limits_{1}^{4}{f\left( u \right)du=\frac{1}{3}\int\limits_{1}^{4}{f\left( x \right)dx}}=\frac{1}{3}\left[ \int\limits_{1}^{3}{\left( 2x+1 \right)du}+\int\limits_{3}^{4}{\left( {{x}^{2}}-2 \right)dx} \right]=\frac{1}{3}\left( 10+\frac{31}{3} \right)=\frac{61}{9}\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 167465

Có bao nhiêu số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| z-3i \right|=5\) và \(\frac{z}{z-4}\) là số thuần ảo?

Xem đáp án

Giả sử \(z=x+yi\ \left( x,y\in \mathbb{R} \right)\) có điểm biểu diễn là \(M\left( x\,;\,y \right)\)

Ta có \(\left| z-3i \right|=5\Rightarrow {{x}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=25\Rightarrow M\in \left( C \right)\): tâm \(I\left( 0;3 \right)\), bán kính R=5

Ta lại có \(\frac{z}{z-4}=\frac{x+yi}{\left( x-4 \right)+yi}=\frac{\left( x+yi \right)\left[ \left( x-4 \right)-yi \right]}{{{\left( x-4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}=\frac{x\left( x-4 \right)+{{y}^{2}}}{{{\left( x-4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}+\frac{-xy+\left( x-4 \right)y}{{{\left( x-4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}i\) .

Do đó \(\frac{z}{z-4}\) là số thuần ảo \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x=0 \\ & \left( x;y \right)\ne \left( 4;0 \right) \\ \end{align} \right.\)

\(M \in(C')\): với tâm \(K\left( 2;0 \right)\), bán kính \(R'=2,M\ne N\left( 4\,;\,0 \right).\)

Ta có \(R-R'<IK=\sqrt{13}<R+R'\) suy ra hai đường tròn \(\left( C \right)\) và \(\left( C' \right)\) cắt nhau tại 2 điểm phân biệt.

Lại có điểm \(N\left( 0\,;\,4 \right)\) đều thuộc hai đường tròn

Vậy có 1 số phức z thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 167466

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và \(SA\bot \left( ABCD \right),\) góc giữa SA và mặt phẳng \(\left( SBD \right)\) bằng \({{30}^{{}^\circ }}\). Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng

Xem đáp án

Gọi \(O=AC\cap BD,\) kẻ \(AH\bot SO\left( H\in SO \right).\)

Ta có \(\left. \begin{align} & BD\bot AC \\ & BD\bot SA \\ \end{align} \right\}\Rightarrow BD\bot \left( SAC \right)\Rightarrow BD\bot AH\Rightarrow AH\bot \left( SBD \right).\)

\(\Rightarrow SH\) là hình chiếu vuông góc từ SA xuống \(\left( SBD \right).\)

\(\Rightarrow \left( \widehat{SA,\left( SBD \right)} \right)=\left( \widehat{SA,SH} \right)=\widehat{ASH}=\widehat{ASO}={{30}^{\circ }}. \Rightarrow SA=\cot {{30}^{\circ }}.OA=\frac{a\sqrt{6}}{2}.\)

\(\Rightarrow {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}SA.{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{3}\cdot \frac{a\sqrt{6}}{2}\cdot {{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6}.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 167467

Một sân chơi cho trẻ em hình chữ nhật có chiều dài 100 m và chiều rộng là 60 m người ta làm một con đường nằm trong sân (tham khảo hình bên). Biết rằng viền ngoài và viền trong của con đường là hai đường elip, elip của đường viền ngoài có trục lớn và trục bé lần lượt song song với các cạnh hình chữ nhật và chiều rộng của mặt đường là 2 m. Kinh phí cho mỗi m2 làm đường 600 000 đồng. Tính tổng số tiền (làm tròn đến hàng nghìn) làm con đường đó. 

Xem đáp án

Gắn hệ trục tọa độ Oxy: đặt gốc tọa độ O vào tâm của hình elip và hai trục tọa độ song song với các cạnh của hình chữ nhật.

+ Phương trình Elip của đường viền ngoài của con đường là \(\left( {{E}_{1}} \right):\frac{{{x}^{2}}}{{{50}^{2}}}+\frac{{{y}^{2}}}{{{30}^{2}}}=1\) Phần đồ thị của \(\left( {{E}_{1}} \right)\) nằm phía trên trục hoành có phương trình \(y=30\sqrt{1-\frac{{{x}^{2}}}{{{50}^{2}}}}={{f}_{1}}\left( x \right)\).

+ Phương trình Elip của đường viền trong của con đường là \(\left( {{E}_{2}} \right):\frac{{{x}^{2}}}{{{48}^{2}}}+\frac{{{y}^{2}}}{{{28}^{2}}}=1\). Phần đồ thị của \(\left( {{E}_{2}} \right)\) nằm phía trên trục hoành có phương trình \(y=28\sqrt{1-\frac{{{x}^{2}}}{{{48}^{2}}}}={{f}_{2}}\left( x \right)\)

+Gọi \({{S}_{1}}\) là diện tích của \(\left( {{E}_{1}} \right)\) và \({{S}_{2}}\) là diện tích của \(\left( {{E}_{2}} \right).\)

Gọi S là diện tích con đường. Khi đó

\(S={{S}_{1}}-{{S}_{2}}=2\int\limits_{-50}^{50}{30\sqrt{1-\frac{{{x}^{2}}}{{{50}^{2}}}}\text{d}x}-2\int\limits_{-48}^{48}{28\sqrt{1-\frac{{{x}^{2}}}{{{48}^{2}}}}\text{d}x}\)

Tính tích phân \(I=2\int\limits_{-a}^{a}{b\sqrt{1-\frac{{{x}^{2}}}{{{a}^{2}}}}\text{d}x},\left( a,b\in {{\mathbb{R}}^{+}} \right)\)

Đặt \(x=a\sin t,\left( -\frac{\pi }{2}\le t\le \frac{\pi }{2} \right)\Rightarrow \text{d}x=a\cos t\text{d}t\).

Đổi cận \(x=-a\Rightarrow t=-\frac{\pi }{2};x=a\Rightarrow t=\frac{\pi }{2}.\)

Khi đó \(I=2\int\limits_{-\frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}{b\sqrt{1-{{\sin }^{2}}t}.a\cos t\,\text{d}t}=2ab\int\limits_{-\frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}{{{\cos }^{2}}t\,\text{d}t}=ab\int\limits_{-\frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}{\left( 1+\cos 2t \right)\text{d}t}\)

\(=ab\left. \left( t+\frac{\sin 2t}{2} \right) \right|_{-\frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}=ab\pi \)

Do đó \(S={{S}_{1}}-{{S}_{2}}=50.30\pi -48.28\pi =156\pi \)

Vậy tổng số tiền làm con đường đó là \(600000.S=600000.156\pi \approx 294053000\) đồng.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 167468

Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A(1\,;\,-1\,;\,3)\) và hai đường thẳng \({{d}_{1}}:\frac{x-4}{1}=\frac{y+2}{4}=\frac{z-1}{-2}, {{d}_{2}}:\frac{x-2}{1}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-1}{1}\). Viết phương trình đường thẳng d đi qua A,vuông góc với đường thẳng \({{d}_{1}}\) và cắt đường thẳng \({{d}_{2}}\).

Xem đáp án

Ta có \({{\vec{u}}_{{{d}_{1}}}}=\left( 1;4;-2 \right)\) là vectơ chỉ phương của \({{d}_{1}}.\)

Gọi \(M=d\cap {{d}_{2}}\Rightarrow M\left( 2+t\,;\,-1-t\,;\,1+t \right)\Rightarrow \overrightarrow{AM}=\left( 1+t\,;\,-t\,;\,t-2 \right).\)

Theo đề bài d vuông góc \({{d}_{1}}\Rightarrow {{\vec{u}}_{{{d}_{1}}}}.\overrightarrow{AM}=0\Leftrightarrow 1.\left( 1+t \right)+4\left( -t \right)-2\left( t-2 \right)=0\Leftrightarrow t=1.\)

\(\Rightarrow {{\vec{u}}_{d}}=\overrightarrow{AM}=\left( 2\,;\,-1\,;\,-1 \right)\) là vectơ chỉ phương của d.

Vậy phương trình đường thẳng d: \(\frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-3}{-1}.\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 167469

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) có \(f\left( 0 \right)=1\) và đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) như hình vẽ.

Hàm số \(y=\left| f\left( 3x \right)-9{{x}^{3}}-1 \right|\) đồng biến trên khoảng

Xem đáp án

Đặt

\(\begin{array}{l} g\left( x \right) = f\left( {3x} \right) - 9{x^3} - 1\\ \Rightarrow g'\left( x \right) = 3f'\left( {3x} \right) - 27{x^2}\\ g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow f'\left( {3x} \right) = {\left( {3x} \right)^2}\left( * \right) \end{array}\)

Trên cùng một mặt phẳng tọa độ, ta vẽ đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) và \(y={{x}^{2}}\) như hình bên.

Từ đồ thị hàm số ta có \(\left( * \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 3x = 0\\ 3x = 1\\ 3x = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = \frac{1}{3}\\ x = \frac{2}{3} \end{array} \right.\)

Khi đó \(g'\left( x \right)>0\Leftrightarrow f'\left( 3x \right)>{{\left( 3x \right)}^{2}}\Leftrightarrow 0<x<\frac{2}{3}\)

\(\Rightarrow g'\left( x \right)<0\) trên \(\left( -\infty ;0 \right);\left( \frac{2}{3};+\infty  \right)\)

Ta có \(g\left( 0 \right)=f\left( 0 \right)-{{9.0}^{3}}-1=0\)

Bảng biến thiên của hàm số \(y=g\left( x \right)\)

Từ bảng biến thiên ta có hàm số \(y=\left| g\left( x \right) \right|\) đồng biến trên \(\left( 0;\frac{2}{3} \right)\).

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 167470

Có bao nhiêu số nguyên dương y để tập nghiệm của bất phương trình \(\left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)<0\) chứa tối đa 1000 số nguyên

Xem đáp án

TH1. Nếu \(y=\sqrt{2}\notin \mathbb{Z}\)

TH2. Nếu \(y>\sqrt{2}\Rightarrow \left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)\Leftrightarrow {{2}^{\sqrt{2}}}<x<{{2}^{y}}\). Tập nghiệm của BPT chứa tối đa 1000 số nguyên \(\left\{ 3;4;...;1002 \right\}\Leftrightarrow {{2}^{y}}\le 1003\Leftrightarrow y\le {{\log }_{2}}1003\approx 9,97\Rightarrow y\in \left\{ 2;...;9 \right\}\) có 8 giá trị

TH3. Nếu \(y<\sqrt{2}\Rightarrow y=1\Rightarrow \left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)<0\Leftrightarrow 1<{{\log }_{2}}x<\sqrt{2}\Leftrightarrow 2<x<{{2}^{\sqrt{2}}}\). Tập nghiệm không chứa số nguyên nào.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 167471

Cho hàm số bậc ba \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ, biết \(f\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại điểm x=1 và thỏa mãn \(\left[ f\left( x \right)+1 \right]\) và \(\left[ f\left( x \right)-1 \right]\) lần lượt chia hết cho \({{\left( x-1 \right)}^{2}}\) và \({{\left( x+1 \right)}^{2}}\). Gọi \({{S}_{1}},{{S}_{2}}\) lần lượt là diện tích như trong hình bên. Tính \(2{{S}_{2}}+8{{S}_{1}}\).

Xem đáp án

Đặt \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) theo giả thiết có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {f\left( x \right) + 1 = a{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {x + m} \right)}\\ {f\left( x \right) - 1 = a{{\left( {x + 1} \right)}^2}\left( {x + n} \right)} \end{array}} \right.\)

Do đó \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {f\left( 1 \right) + 1 = 0}\\ {f\left( { - 1} \right) - 1 = 0}\\ {f\left( 0 \right) = 0}\\ {f'\left( 1 \right) = 0} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {a + b + c + d + 1 = 0}\\ { - a + b - c + d - 1 = 0}\\ {d = 0}\\ {3a + 2b + c = 0} \end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {a = \frac{1}{2}}\\ {b = 0}\\ {c = - \frac{3}{2}}\\ {d = 0} \end{array}} \right. \Rightarrow f\left( x \right) = \frac{1}{2}{x^3} - \frac{3}{2}x} \right.\)

Ta có \(f\left( x \right) = \frac{1}{2}{x^3} - \frac{3}{2}x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 0}\\ {x = \pm \sqrt 3 } \end{array}} \right.\)

S1 là diện tích giới hạn bởi đồ thị \(y=\frac{1}{2}{{x}^{3}}-\frac{3}{2}x,y=-1, x=0,x=1\Rightarrow {{S}_{1}}=\int\limits_{0}^{1}{\left| \frac{1}{2}{{x}^{3}}-\frac{3}{2}x+1 \right|=\frac{3}{8}}\left( 1 \right)\)

\({{S}_{2}}\) là diện tích giới hạn bởi đồ thị \(y=\frac{1}{3}{{x}^{2}}-\frac{3}{2}x, y=0,x=1,x=\sqrt{3} \Rightarrow {{S}_{2}}=\int\limits_{1}^{\sqrt{3}}{\left| \frac{1}{2}{{x}^{3}}-\frac{3}{2}x \right|=\frac{1}{2}}\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right)\Rightarrow 2{{S}_{2}}+8{{S}_{1}}=2.\frac{1}{2}+8.\frac{3}{8}=4\).

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 167472

Cho số phức \({{z}_{1}}, {{z}_{2}}\) thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=12\) và \(\left| {{z}_{2}}-3-4\text{i} \right|=5\). Giá trị nhỏ nhất của \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|\) là

Xem đáp án

Gọi \({{z}_{1}}={{x}_{1}}+{{y}_{1}}\text{i}\) và \({{z}_{2}}={{x}_{2}}+{{y}_{2}}\text{i}\), trong đó \({{x}_{1}}, {{y}_{1}}, {{x}_{2}}, {{y}_{2}}\in \mathbb{R}\); đồng thời \({{M}_{1}}\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right)\) và \({{M}_{2}}\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)\) lần lượt là điểm biểu diễn các số phức \({{z}_{1}}, {{z}_{2}}\).

Theo giả thiết, ta có \(\left\{ \begin{align} & x_{1}^{2}+y_{1}^{2}=144 \\ & {{\left( {{x}_{2}}-3 \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{2}}-4 \right)}^{2}}=25 \\ \end{align} \right.\).

Do đó \({{M}_{1}}\) thuộc đường tròn \(\left( {{C}_{1}} \right)\) có tâm \(O\left( 0;0 \right)\) và bán kính \({{R}_{1}}=12, {{M}_{2}}\) thuộc đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\) có tâm \(I\left( 3;4 \right)\) và bán kính \({{R}_{2}}=5\).

Mặt khác, ta có \(\left\{ \begin{align} & O\in \left( {{C}_{2}} \right) \\ & OI=5<7={{R}_{1}}-{{R}_{2}} \\ \end{align} \right.\) nên \(\left( {{C}_{2}} \right)\) chứa trong \(\left( {{C}_{1}} \right)\).

Khi đó \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|={{M}_{1}}{{M}_{2}}\). Suy ra \({{\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|}_{\min }}\Leftrightarrow {{\left( {{M}_{1}}{{M}_{2}} \right)}_{\min }}\Leftrightarrow {{M}_{1}}{{M}_{2}}={{R}_{1}}-2{{R}_{2}}=2\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 167473

Một người thợ có một khối đá hình trụ. Kẻ hai đường kính MN,PQ của hai đáy sao cho \(MN\bot PQ.\) Người thợ đó cắt khối đá theo các mặt cắt đi qua 3 trong 4 điểm M,N,P,Q để thu được khối đá có hình tứ diện MNPQ. Biết rằng MN=60 cm và thể tích khối tứ diện MNPQ bằng \(36d{{m}^{3}}.\) Tìm thể tích của lượng đá bị cắt bỏ (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân).

Xem đáp án

Dựng hình lăng trụ MP'NQ'.M'PN'Q (như hình vẽ)

Khi đó, ta có

\({V_{MNPQ}} = {V_{MP'NQ'.M'PN'Q}} - \left( {{V_{P.MNP'}} + {V_{Q.MNQ'}} + {V_{M.M'PQ}} + {V_{N.N'PQ}}} \right) = {V_{MP'NQ'.N'PN'Q}} - 4.{V_{P.MNP'}}\)

\(\begin{array}{l} = {V_{MP'NQ'.PN'Q}} - 4.\frac{1}{2}{V_{P.MQ'NP'}} = {V_{MP'NQ'.M'PN'Q}} - 2{V_{P.MQ'NP'}}\\ = {V_{MP'NQ'.PN'Q}} - 2.\frac{1}{3}{V_{MP'NQ'.PN'Q}}\\ = \frac{1}{3}{V_{MP'NQ'.PN'Q}}. \end{array}\)

\( \Rightarrow \frac{1}{3}{V_{MP'NQ'.PN'Q}} = 36(d{m^3}) \Leftrightarrow {V_{MP'NQ'.PN'Q}} = 108\left( {d{m^3}} \right)\)

Do \(MN \bot PQ,PQ//P'Q'\) nên \(MN \bot P'Q' \Rightarrow MP'NQ'\) là hình vuông

Ta có \(MN = 60cm \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} MQ = \frac{{60}}{{\sqrt 2 }} = 30\sqrt 2 (cm) = 3\sqrt 2 (dm)\\ OM = \frac{{60}}{2} = 30(cm) = 3(dm) \end{array} \right.\)

\( \Rightarrow {S_{MP'NQ'}} = {\left( {3\sqrt 2 } \right)^2} = 18(d{m^2})\)

\({V_{MP'NQ'.PN'Q}} = {S_{MP'NQ'}}.h \Rightarrow 18h = 108 \Leftrightarrow h = 6(dm)\)

Thể tích khối trụ là \(V = \pi {R^2}h = \pi .O{M^2}h = \pi {.3^2}.6 = 54\pi (d{m^3})\)

Thể tích của lượng đá bị cắt bỏ là \(54\pi  - 36 \approx 133,6\left( {d{m^3}} \right).\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »