Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trần Phú lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trần Phú lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 60 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 166224

Số cách chọn 5 học sinh trong 10 học sinh của một lớp đi tham quan di tích Ngã Ba Đồng Lộc là

Xem đáp án

Mỗi cách chọn 5 học sinh trong số 10 học sinh là một tổ hợp chập 5 của 10.

Vậy số cách chọn 5 học sinh trong 10 học sinh của một lớp đi tham quan di tích Ngã Ba Đồng Lộc là \(C_{10}^{5}\).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 166225

Cho một cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=\frac{1}{3}, {{u}_{8}}=26.\) Công sai của cấp số cộng đã cho là

Xem đáp án

\({{u}_{8}}={{u}_{1}}+7d\Leftrightarrow 26\,=\frac{1}{3}+7d\Leftrightarrow d=\frac{11}{3}\).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 166226

Cho hàm số \(y=h\left( x \right)\) có bảng biến thiên sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy \(h'\left( x \right)>0\) trên các khoảng \(\left( -\infty ;-3 \right)\) và \(\left( -1;+\infty\right)\)

Hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;-3 \right)\) và \(\left( -1;+\infty\right)\Rightarrow \) hàm số đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right)\).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 166228

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có bảng xét dấu của đạo hàm như sau.

Khi đó số cực trị của hàm số \(y=f\left( x \right)\) là

Xem đáp án

Do hàm số xác định trên \(\mathbb{R}\) và có biểu thức đạo hàm đổi dấu ba lần tại \({{x}_{1}}; {{x}_{2}}; {{x}_{3}}\) nên hàm số \(y=f\left( x \right)\) có ba cực trị.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 166229

Đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{1-x}{-x+2}\) có phương trình lần lượt là

Xem đáp án

Ta có: \(\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=+\infty ;\,\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=-\infty \Rightarrow \) Tiệm cận đứng là x = 2

            \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,y=1\Rightarrow \) Tiệm cận ngang là y=1

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 166230

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

Xem đáp án

Nhìn vào đồ thị ta thấy đây không thể là đồ thị của hàm số trùng phương \(\Rightarrow \) Loại C, D

Khi \(x\to +\infty \) thì \(y\to +\infty \) \(\Rightarrow \) Loại B

Vậy chọn đáp án A

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 166231

Số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=\frac{x+1}{x-1}\) và đường thẳng y=2 là

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=\frac{x+1}{x-1}\)

\(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\)

\(y'=\frac{-2}{{{(x-1)}^{2}}};\forall x\in D\)

Ta có bảng biến thiên của hàm số \(y=\frac{x+1}{x-1}\)

Từ đó ta có số giao điểm của \(y=\frac{x+1}{x-1}\) và y=2 là 1 giao điểm.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 166232

Với a là số thực dương tùy ý, \({{\log }_{2}}\left( {{a}^{3}} \right)\) bằng:

Xem đáp án

\({\log _2}\left( {{a^3}} \right) = 3{\log _2}a.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 166233

Đẳng thức nào sau đây đúng với mọi số dương \(x\)?

Xem đáp án

\({\left( {\log x} \right)^\prime } = \frac{1}{{x\ln 10}}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 166234

Rút gọn biểu thức \(P={{x}^{\frac{1}{2}}}.\sqrt[8]{x}\) (với x>0).

Xem đáp án

\(P = {x^{\frac{1}{2}}}.\sqrt[8]{x} = {x^{\frac{1}{2}}}.{x^{\frac{1}{8}}} = {x^{\frac{1}{2} + }}^{\frac{1}{8}} = {x^{\frac{5}{8}}}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 166235

Phương trình \({{5}^{2x+1}}=125\) có nghiệm là

Xem đáp án

Ta có: \({{5}^{2x+1}}=125\Leftrightarrow {{5}^{2x+1}}={{5}^{3}}\Leftrightarrow 2x+1=3\Leftrightarrow x=1\).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 166236

Tổng bình phương các nghiệm của phương trình \({\log _{\frac{1}{2}}}\left( {{x^2} - 5x + 7} \right) = 0\) bằng

Xem đáp án

Điều kiện: \(x\in \mathbb{R}\) vì \({{x}^{2}}-5x+7>0,\forall x\in \mathbb{R}\)

\({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( {{x}^{2}}-5x+7 \right)=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-5x+7=1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-5x+6=0\Leftrightarrow {{x}_{1}}=2\vee {{x}_{2}}=3\Rightarrow x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=13\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 166237

Tìm các nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}+3x+2\).

Xem đáp án

\(\int {\left( {{x^3} + 3x + 2} \right){\rm{dx}}}  = \frac{{{x^4}}}{4} + \frac{{3{x^2}}}{2} + 2x + C\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 166238

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=\cos 6x\) là

Xem đáp án

\(\int {\cos 6xdx = \frac{1}{6}\int {\cos 6xd\left( {6x} \right) = \frac{1}{6}\sin 6x + C} } \)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 166239

Cho \(\int\limits_{-2}^{2}{f\left( x \right)\text{d}x=1}, \int\limits_{-2}^{4}{f\left( t \right)}\text{d}t=-4\). Tính \(I=\int\limits_{2}^{4}{f\left( y \right)\text{d}y}\).

Xem đáp án

Do tích phân không phụ thuộc vào biến số nên \(\int\limits_{-2}^{4}{f\left( t \right)}\text{d}t=\int\limits_{-2}^{4}{f\left( x \right)}\text{d}x=-4\).

Ta có \(I = \int\limits_2^4 {f\left( y \right){\rm{d}}y} = \int\limits_2^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_{ - 2}^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x} - \int\limits_{ - 2}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = - 4 - 1 = - 5\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 166240

Tính tích phân \(I=\int\limits_{0}^{2}{(2x+1)dx}\)

Xem đáp án

\(I = \int\limits_0^2 {(2x + 1)dx} = \left. {\left( {{x^2} + x} \right)} \right|_0^2 = 4 + 2 = 6\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 166241

Số phức liên hợp của số phức z = 2020 - 2021i

Xem đáp án

Số phức liên hợp của số phức z=2020-2021i là \(\overline{z}=2020+2021i\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 166242

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=2+3i, {{z}_{2}}=-4-5i\). Số phức \(z={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\) là

Xem đáp án

\(z = {z_1} + {z_2} = 2 + 3i - 4 - 5i =  - 2 - 2i\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 166243

Cho số phức z=4-5i. Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn của số phức \(\overline{z}\) là điểm nào?

Xem đáp án

Ta có \(\bar{z}=4+5i\). Điểm biểu diễn số phức \(\bar{z}\) là \(N\left( 4;\,\,5 \right)\).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 166247

Tính theo \(a\) thể tích của một khối trụ có bán kính đáy là \(a\), chiều cao bằng \(2a\).

Xem đáp án

\(V = \pi {R^2}.h = \pi .{a^2}.2a = 2\pi {a^3}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 166248

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 2;3;-1 \right)\) và \(B\left( -4;1;9 \right)\). Trung điểm I của đoạn thẳng AB có tọa độ là

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l} {x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2} = \frac{{2 - 4}}{2} = - 1\\ {y_I} = \frac{{{y_A} + {y_B}}}{2} = \frac{{3 + 1}}{2} = 2\\ {z_I} = \frac{{{z_A} + {z_B}}}{2} = \frac{{ - 1 + 9}}{2} = 4 \end{array} \right. \Rightarrow I\left( { - 1;2;4} \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 166249

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tọa độ tâm I và bán kính \(R\) của mặt cầu có phương trình \({{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=5\) là :

Xem đáp án

Mặt cầu có tâm \(I\left( -2\,;\,3\,;\,0 \right)\) và bán kính là \(R=\sqrt{5}\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 166250

Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây nằm trên mặt phẳng \(\left( P \right):2x-y+z-2=0\).

Xem đáp án

+ Thay toạ độ điểm Q vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) ta được \(2.1-\left( -2 \right)+2-2=4\ne 0\) nên \(Q\notin \left( P \right)\)

+ Thay toạ độ điểm P vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) ta được \(2.2-\left( -1 \right)+\left( -1 \right)-2=2\ne 0\) nên \(P\notin \left( P \right)\)

+ Thay toạ độ điểm M vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) ta được \(2.1-1+\left( -1 \right)-2=-2\ne 0\) nên \(M\notin \left( P \right)\)

+ Thay toạ độ điểm N vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) ta được \(2.1-\left( -1 \right)+\left( -1 \right)-2=0\) nên \(N\in \left( P \right)\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 166251

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d:\(\frac{x+1}{1}=\frac{y-2}{3}=\frac{z}{-2}\), vectơ nào dưới đây là vtcp của đường thẳng \(d\)?

Xem đáp án

\(\vec u = \left( { - 1; - 3;2} \right)\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 166252

Gieo một con súc sắc ba lần. Xác suất để được mặt số hai xuất hiện cả ba lần là.

Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu là: \(\left| \Omega  \right|={{6}^{3}}=216\).

Số phần tử của không gian thuận lợi là: \(\left| {{\Omega }_{A}} \right|=1\)

Xác suất biến cố A là: \(P\left( A \right)=\frac{1}{216}\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 166253

Tìm các khoảng đồng biến của hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+1\).

Xem đáp án

\(y' = 3{x^2} + 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - 2 \end{array} \right.\)

BXD

Vậy hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;-2 \right)\) và \(\left( 0;+\infty  \right)\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 166254

Cho hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-9x+1\). Giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số trên đoạn \(\left[ 0;4 \right]\) là

Xem đáp án

Đặt \(f\left( x \right)={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-9x+1\)

Ta có: \({y}'=3{{x}^{2}}+6x-9\)

\({y}'=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}+6x-9=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1\in \left( 0;4 \right) \\ & x=-3\notin \left( 0;4 \right) \\ \end{align} \right..\)

Có: \(f\left( 0 \right)=1; f\left( 1 \right)=-4; f\left( 4 \right)=77\).

Suy ra: M=77; m=-4.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 166255

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( 2x-1 \right)<3\) là

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {2x - 1} \right) < 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x - 1 > 0\\ 2x - 1 < 27 \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{1}{2} < x < 14\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 166256

Cho \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}=2\) và \(\int\limits_{0}^{1}{g\left( x \right)\text{d}x}=5\), khi đó \(\int\limits_{0}^{1}{\left[ f\left( x \right)-2g\left( x \right) \right]\text{d}x}\) bằng

Xem đáp án

\(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) - 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x}  = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  - 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x}  = 2 - 2.5 =  - 8\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 166257

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=3-i\) và \({{z}_{2}}=-1+i\). Phần ảo của số phức \({{z}_{1}}{{z}_{2}}\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({{z}_{1}}{{z}_{2}}=\left( 3-i \right)\left( -1+i \right)=-2+4i\).

Vậy phần ảo của số phức \({{z}_{1}}{{z}_{2}}\) bằng 4.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 166258

Cho hình chóp S.ABC có SA=SB=CB=CA, hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) trùng với trung điểm I của cạnh AB. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) bằng.

Xem đáp án

Vì \(SI\bot \left( ABC \right)\) suy ra IC là hình chiếu của SC lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\)

Khi đó góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) là góc giữa SC và IC hay góc \(\widehat{SCI}\).

Lại có, \(\Delta SAB=\Delta CAB\) suy ra CI=SI, nên tam giác SIC vuông cân tại I.

Khi đó \(\widehat{SCI}={{45}^{0}}\).

Vậy góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) bằng \({{45}^{0}}\).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 166259

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Gọi M là trung điểm của SD. Khoảng cách từ M đến mặt phẳng \(\left( SAC \right)\) bằng

Xem đáp án

\(d\left( {M,\left( {SAC} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {D,\left( {SAC} \right)} \right) = \frac{1}{2}DO = \frac{1}{4}BD = \frac{{a\sqrt 2 }}{4}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 166260

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt cầu (S) có tâm \(I(\left( 1;-2;3 \right)\) và \(\left( S \right)\) đi qua điểm \(A\left( 3;0;2 \right)\).

Xem đáp án

Ta có bán kính mặt cầu là \(R=IA=\sqrt{{{\left( 3-1 \right)}^{2}}+{{\left( 0+2 \right)}^{2}}+{{\left( 2-3 \right)}^{2}}}=3\)

Vậy phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) là \({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=9\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 166261

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta :\frac{x-4}{1}=\frac{y+3}{2}=\frac{z-2}{-1}.\)

Xem đáp án

Ta có \(\Delta \) đi qua điểm \(A\left( 4;-3;2 \right)\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left( 1;2;-1 \right)\).

Do đó phương trình tham số là \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l} x = 4 + t\\ y = - 3 + 2t\\ z = 2 - t \end{array} \right.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 166262

Cho đồ thị hàm số y = f(x) có dạng hình vẽ bên. Tính tổng tất cả giá trị nguyên của m để hàm số y = |f(x) -2m + 5| có 7 điểm cực trị.

Xem đáp án

Để đồ thị hàm số y = |f(x) -2m + 5| có 7 điểm cực trị thì đồ thị hàm số y = f(x) tịnh tiến lên trên hoặc xuống không quá 2 đơn vị.

Vậy \(-2<5-2m<2\Leftrightarrow \frac{3}{2}<m<\frac{7}{2}\Rightarrow m\in \left\{ 2;3 \right\}\)

Vậy tổng tất cả các số nguyên của m là 5.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 166263

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để bất phương trình sau \({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( x-1 \right)>{{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( {{x}^{3}}+x-m \right)\) có nghiệm.

Xem đáp án

Yêu cầu bài toán \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x-1>0 \\ & x-1<{{x}^{3}}+x-m \\ \end{align} \right.\) có nghiệm \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x>1 \\ & m<{{x}^{3}}+1=f(x) \\ \end{align} \right.\) có nghiệm.

Khảo sát hàm y=f(x) trên khoảng \(\left( 1\,;+\infty \, \right)\), ta có \({{f}^{'}}\left( x \right)\,=\,3{{x}^{2}}\,>\,0\,;\,\forall \,x>\,1\).

Bảng biến thiên sau:

Từ BBT ta thấy để hệ có nghiệm ta có \(\forall m\in \mathbb{R}\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 166264

Cho \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{\sqrt{2+3\tan x}}{1+\cos 2x}dx=a\sqrt{5}+b\sqrt{2},\,\,}\) với \(a,\,\,b\in \mathbb{R}.\) Tính giá trị biểu thức A=a+b.

Xem đáp án

Ta có \(I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{\sqrt{2+3\tan x}}{1+\cos 2x}\text{d}x}=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{\sqrt{2+3\tan x}}{2{{\cos }^{2}}x}\text{d}x}\)

Đặt \(u=\sqrt{2+3\tan x}\Rightarrow {{u}^{2}}=2+3\tan x\Rightarrow 2u\text{d}u=\frac{3}{{{\cos }^{2}}x}\text{d}x\)

Đổi cận \(x=0\Rightarrow u=\sqrt{2}\)

\(x=\frac{\pi }{4}\Rightarrow u=\sqrt{5}\)

Khi đó \(I=\frac{1}{3}\int\limits_{\sqrt{2}}^{\sqrt{5}}{{{u}^{2}}\text{d}u}=\frac{1}{9}\left. {{u}^{3}} \right|_{\sqrt{2}}^{\sqrt{5}}=\frac{5\sqrt{5}}{9}-\frac{2\sqrt{2}}{9}\)

Do đó \(a=\frac{5}{9}, b=-\frac{2}{9}a=\frac{5}{9},\,\,b=-\frac{2}{9}\Rightarrow a+b=\frac{1}{3}\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 166265

Cho số phức \(z=a+bi\left( a,\,b\in \mathbb{R},\,a>0 \right)\) thỏa \(z.\bar{z}-12\left| z \right|+\left( z-\bar{z} \right)=13-10i\). Tính S=a+b.

Xem đáp án

\(z.\bar z - 12\left| z \right| + \left( {z - \bar z} \right) = 13 - 10i\)

\( \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} - 12\sqrt {{a^2} + {b^2}}  + 2bi = 13 - 10i\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {a^2} + {b^2} - 12\sqrt {{a^2} + {b^2}} = 13\\ 2b = - 10 \end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {a^2} + 25 - 12\sqrt {{a^2} + 25} = 13\\ b = - 5 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} \sqrt {{a^2} + 25} = 13\\ \sqrt {{a^2} + 25} = - 1\left( {VN} \right) \end{array} \right.\\ b = - 5 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \pm 12\\ b = - 5 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 12\\ b = - 5 \end{array} \right. \end{array}\)

Vậy S = a + b = 7

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 166266

Cho hình chóp S.ABC có mặt phẳng \(\left( SAC \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right)\), SAB$ là tam giác đều cạnh \(a\sqrt{3}, BC=a\sqrt{3}\) đường thẳng SC tạo với mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) góc \(60{}^\circ \). Thể tích của khối chóp S.ABC bằng

Xem đáp án

Ta thấy tam giác ABC cân tại B, gọi H là trung điểm của AB suy ra \(BH\bot AC.\)

Do \(\left( SAC \right)\bot \left( ABC \right)\) nên \(BH\bot \left( SAC \right)\)

Ta lại có BA=BC=BS nên B thuộc trục đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\Rightarrow\) H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(SAC\Rightarrow SA\bot SC\)

Do AC là hình chiếu của SC lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\Rightarrow \widehat{SCA}={{60}^{0}}\)

Ta có \(SC=SA.\cot {{60}^{0}}=a, AC=\frac{SA}{\sin {{60}^{0}}}=2a \Rightarrow HC=a \Rightarrow BH=\sqrt{B{{C}^{2}}-H{{C}^{2}}}=a\sqrt{2}\)

\({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}BH.{{S}_{SAC}}=\frac{1}{6}BH.SA.SC$=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6}\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 166267

Cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có hình dạng Parabol, chiều rộng \(8\,m\), chiều cao \(12,5\,m\). Diện tích của cổng là

Xem đáp án

Xét hệ trục tọa độ như hình vẽ mà trục đối xứng của Parabol trùng với trục tung, trục hoành trùng với đường tiếp đất của cổng.

Khi đó Parabol có phương trình dạng \(y=a{{x}^{2}}+c\).

Vì \(\left( P \right)\) đi qua đỉnh \(I\left( 0;12,5 \right)\) nên ta có c=12,5.

\(\left( P \right)\) cắt trục hoành tại hai điểm \(A\left( -4;0 \right)\) và \(B\left( 4;0 \right)\) nên ta có \(0=16a+c\Rightarrow a=\frac{-c}{16}=-\frac{25}{32}\). Do đó \(\left( P \right):y=-\frac{25}{32}{{x}^{2}}+12,5\)

Diện tích của cổng là: \(S=\int\limits_{-4}^{4}{\left( -\frac{25}{32}{{x}^{2}}+12,5 \right)dx}=\frac{200}{3}\,\left( {{m}^{2}} \right)\).

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 166268

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(\left( d \right):\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{-1}=\frac{z}{3}\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x+3y+z=0\). Đường thẳng \(\left( \Delta\right)\) đi qua \(M\left( 1;1;2 \right)\), song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\) đồng thời cắt đường thẳng \(\left( d \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

Phương trình tham số của \(\left( d \right):\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=1-t \\ & z=3t \\ \end{align} \right.,\,t\in \mathbb{R}\).

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left( 1;3;1 \right)\)

Giả sử \(\Delta \cap d=A\left( 1+t;1-t;3t \right)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{MA}=\left( t;-t;3t-2 \right)\) là véc tơ chỉ phương của \(\Delta  \Rightarrow \overrightarrow{MA}.\overrightarrow{n}=0\Leftrightarrow t-3t+3t-2=0\Leftrightarrow t=2\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{MA}=\left( 2;-2;4 \right)=2\left( 1;-1;2 \right)\).

Vậy phương trình đường thẳng \(\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{-1}=\frac{z-2}{2}\).

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 166269

Hình vẽ dưới đây là đồ thị của hàm số \(y=f\left( x \right)\).

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y=\left| f\left( x+1 \right)+m \right|\) có 5 điểm cực trị?

Xem đáp án

Đồ thị của hàm số \(y=\left| f\left( x+1 \right)+m \right|\) được suy ra từ đồ thị \(\left( C \right)\) ban đầu như sau:

+ Tịnh tiến \(\left( C \right)\) sang trái một đơn vị, sau đó tịnh tiến lên trên (hay xuống dưới) m đơn vị. Ta được đồ thị \(\left( {{C}'} \right):y=f\left( x+1 \right)+m\).

+ Phần đồ thị \(\left( {{C}'} \right)\) nằm dưới trục hoành, lấy đối xứng qua trục Ox ta được đồ thị của hàm số \(y=\left| f\left( x+1 \right)+m \right|\).

Ta được bảng biến thiên của của hàm số \(y=\left| f\left( x+1 \right)+m \right|\) như sau.

Để hàm số \(y=\left| f\left( x+1 \right)+m \right|\) có 5 điểm cực trị thì đồ thị của hàm số \(\left( {{C}'} \right):y=f\left( x+1 \right)+m\) phải cắt trục Ox tại 2 hoặc 3 giao điểm.

+ TH1: Tịnh tiến đồ thị \(\left( {{C}'} \right):y=f\left( x+1 \right)+m\) lên trên. Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ - 3 + m \ge 0\\ - 6 + m < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow 3 \le m < 6\)

+ TH2: Tịnh tiến đồ thị \(\left( {{C}'} \right):y=f\left( x+1 \right)+m\) xuống dưới. Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l} m < 0\\ 2 + m \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow m \le - 2\)

Vậy có ba giá trị nguyên dương của m là 3;4;5.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 166270

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in \left[ -20;20 \right]\) để tồn tại các số thực x, y thỏa mãn đồng thời \({{e}^{3x+5y-10}}-{{e}^{x+3y-9}}=1-2x-2y\) và \(\log _{5}^{2}\left( 3x+2y+4 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0\).

Xem đáp án

Ta có \({{e}^{3x+5y-10}}-{{e}^{x+3y-9}}=1-2x-2y\)

\(\Leftrightarrow {{e}^{3x+5y-10}}-{{e}^{x+3y-9}}=\left( x+3y-9 \right)-\left( 3x+5y-10 \right)\)

\(\Leftrightarrow {{e}^{3x+5y-10}}+3x+5y-10={{e}^{x+3y-9}}+x+3y-9\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{e}^{t}}+t,\text{ }t\in \mathbb{R}\).

Ta có: \({f}'\left( t \right)={{e}^{t}}+1>0,\text{ }\forall t\in \mathbb{R}.\) Suy ra hàm số \(f\left( t \right)\) luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

\(\Rightarrow 3x+5y-10=x+3y-9\Leftrightarrow 2y=1-2x\).

Thay vào phương trình thứ 2, ta được

\(\begin{align} & \log _{5}^{2}\left( 3x+2y+4 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0 \\ & \Leftrightarrow \log _{5}^{2}\left( x+5 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0 \\ & \Leftrightarrow \,\log _{5}^{2}\left( x+5 \right)-\left( m+6 \right){{\log }_{2}}5.{{\log }_{5}}\left( x+5 \right)+{{m}^{2}}+9=0\,\left( 1 \right). \\ \end{align}\)

Đặt \({{\log }_{5}}\left( x+5 \right)=t\text{ }\left( t\in \mathbb{R},\text{ }x>-5 \right)\). Khi đó phương trình (1) trở thành

\({{t}^{2}}-{{\log }_{2}}5.\left( m+6 \right)t+{{m}^{2}}+9=0\) (2).

Tồn tại x, y thỏa mãn yêu cầu bài toán khi và chỉ khi phương trình (2) có nghiệm nên \(\Delta ={{\left( m+6 \right)}^{2}}.\log _{2}^{2}5-4\left( {{m}^{2}}+9 \right)\ge 0\Leftrightarrow \left( \log _{2}^{2}5-4 \right){{m}^{2}}+12.\log _{2}^{2}5.m-36\left( 1-\log _{2}^{2}5 \right)\ge 0\).

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m \le {m_1}\\ m \ge {m_2} \end{array} \right.\) với \({{m}_{1}}\approx -43.91\) và \({{m}_{2}}\approx -2.58\)

Do \(m\in \left[ -20;20 \right]\) và \(m\in \mathbb{Z}\) nên \(m\in \left\{ -2;-1;0;...;19;20 \right\}\).

Vậy có 23 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 166271

Gọi \(\left( H \right)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số: \(y={{x}^{2}}-4x+4\), trục tung và trục hoành. Xác định k để đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua điểm \(A\left( 0;4 \right)\) có hệ số góc k chia \(\left( H \right)\) thành hai phần có diện tích bằng nhau.

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{2}}-4x+4\) và trục hoành là: \({{x}^{2}}-4x+4=0\Leftrightarrow x=2\).

Diện tích hình phẳng \(\left( H \right)\) giới hạn bởi đồ thị hàm số: \(y={{x}^{2}}-4x+4\), trục tung và trục hoành là: \(S=\int\limits_{0}^{2}{\left| {{x}^{2}}-4x+4 \right|\text{d}x}=\int\limits_{0}^{2}{\left( {{x}^{2}}-4x+4 \right)\text{d}x} =\left. \left( \frac{{{x}^{3}}}{3}-2{{x}^{2}}+4x \right) \right|_{0}^{2}=\frac{8}{3}\)

Phương trình đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua điểm \(A\left( 0;4 \right)\) có hệ số góc k có dạng: y=kx+4.

Gọi B là giao điểm của \(\left( d \right)\) và trục hoành. Khi đó \(B\left( \frac{-4}{k};0 \right)\).

Đường thẳng \(\left( d \right)\) chia \(\left( H \right)\) thành hai phần có diện tích bằng nhau khi \(B\in OI\) và \({{S}_{\Delta OAB}}=\frac{1}{2}S=\frac{4}{3}\).

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 0 < \frac{{ - 4}}{k} < 2\\ {S_{\Delta OAB}} = \frac{1}{2}OA.OB = \frac{1}{2}.4.\frac{{ - 4}}{k} = \frac{4}{3} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} k < - 2\\ k = - 6 \end{array} \right. \Leftrightarrow k = - 6\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 166272

Cho số phức z và w thỏa mãn z+w=3+4i và \(\left| z-w \right|=9\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(T=\left| z \right|+\left| w \right|\).

Xem đáp án

Đặt \(z=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right)\). Do z+w=3+4i nên \(w=\left( 3-x \right)+\left( 4-y \right)i\)

Mặt khác \(\left| z-w \right|=9\) nên \(\left| z-w \right|=\sqrt{{{\left( 2x-3 \right)}^{2}}+{{\left( 2y-4 \right)}^{2}}}=\sqrt{4{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}-12x-16y+25}=9\)

\(\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}+2{{y}^{2}}-6x-8y=28\left( 1 \right)\). Suy ra \(T=\left| z \right|+\left| w \right|=\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}+\sqrt{{{\left( 3-x \right)}^{2}}+{{\left( 4-y \right)}^{2}}}\)

Áp dụng bất đẳng thức Bunyakovsky ta có \({{T}^{2}}\le 2\left( 2{{x}^{2}}+2{{y}^{2}}-6x-8y+25 \right) \left( 2 \right)\).

Dấu ''='' xảy ra khi \(\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}=\sqrt{{{\left( 3-x \right)}^{2}}+{{\left( 4-y \right)}^{2}}}\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) ta có \({{T}^{2}}\le 2.\left( 28+25 \right)\Leftrightarrow -\sqrt{106}\le T\le \sqrt{106}\)

Vậy \(MaxT=\sqrt{106}\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 166273

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x-4y-2z=0\) và điểm \(M\left( 0;1;0 \right)\). Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua M và cắt \(\left( S \right)\) theo đường tròn \(\left( C \right)\) có chu vi nhỏ nhất. Gọi \(N({{x}_{0}};\,{{y}_{0}};\,{{z}_{0}})\) là điểm thuộc đường tròn \(\left( C \right)\) sao cho \(ON=\sqrt{6}\). Tính \({{y}_{0}}\).

Xem đáp án

Mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\left( -1;2;1 \right)\), bán kính \(R=\sqrt{6}\).

Bán kính đường tròn \(\left( C \right)\) : \(r=\sqrt{{{R}^{2}}-{{d}^{2}}}=\sqrt{6-{{d}^{2}}}\) với \(d=d\left( I,\left( P \right) \right)\)

Chu vi \(\left( C \right)\) nhỏ nhất khi và chỉ khi r nhỏ nhất \(\Leftrightarrow d\) lớn nhất

Ta có \(d\le IM\Rightarrow {{d}_{\max }}=IM\Leftrightarrow \left( P \right)\) đi qua M và vuông góc IM

\(\left( P \right)\) đi qua \(M\left( 0;1;0 \right)\), và nhận \(\overrightarrow{IM}=\left( 1;-1;-1 \right)\) làm VTPT

\(\Rightarrow \left( P \right):x-\left( y-1 \right)-z=0\Leftrightarrow x-y-z+1=0\)

Ta có tọa độ N thỏa hệ

\(\left\{ \begin{array}{l} {x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 4y - 2z = 0\\ x - y - z + 1 = 0\\ {x^2} + {y^2} + {z^2} = 6 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x - 4y - 2z = - 6\\ x - y - z + 1 = 0\\ {x^2} + {y^2} + {z^2} = 6 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y = 2\\ x = y + z - 1\\ {x^2} + {y^2} + {z^2} = 6 \end{array} \right. \Rightarrow y = 2\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »