Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán - Trường THPT Hà Huy Tập

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 62 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 148978

Khẳng định nào dưới đây về tính đơn điệu của hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 9x - 2019\) là đúng ?

Xem đáp án

TXĐ : \(D = \mathbb{R}\)

Ta có \(y' = 3{x^2} + 6x - 9\)

+) \(y' > 0 \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x - 9 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 1\\x <  - 3\end{array} \right.\)  hay hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 3} \right);\,\left( {1; + \infty } \right)\)

+) \(y' < 0 \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x - 9 < 0 \Leftrightarrow  - 3 < x < 1\) hay hàm số nghịch biến trên \(\left( { - 3;1} \right)\)

Chọn B

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 148979

Cho \(\dfrac{{{5^2}\sqrt[3]{5}}}{{{5^{\frac{1}{2}}}}} = {5^x}\) . Giá trị của \(x\) là

Xem đáp án

Ta có  \(\dfrac{{{5^2}\sqrt[3]{5}}}{{{5^{\frac{1}{2}}}}} = \dfrac{{{5^2}{{.5}^{\frac{1}{3}}}}}{{{5^{\frac{1}{2}}}}} = \dfrac{{{5^{2 + \frac{1}{3}}}}}{{{5^{\frac{1}{2}}}}} = \dfrac{{{5^{\frac{7}{3}}}}}{{{5^{\frac{1}{2}}}}} = {5^{\frac{7}{3} - \frac{1}{2}}} = {5^{\frac{{11}}{6}}} = {5^x}\) \( \Rightarrow x = \dfrac{{11}}{6}\)

Chọn A

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 148980

Cho hình bình hành \(MNPQ\). Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {MN} \) biến điểm \(Q\) thành điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Do \(MNPQ\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow {MN}  = \overrightarrow {QP} \) hay \({T_{\overrightarrow {MN} }}\left( Q \right) = P\).

Vậy phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {MN} \) biến điểm \(Q\) thành điểm \(P\).

Chọn  A.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 148981

Cho hình chóp \(S.ABC\)  có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B;BA = a;SA = a\sqrt 2 \) và \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa \(SC\) và mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) bằng bao nhiêu? 

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}CB \bot AB\\CB \bot SA\,\left( {do\,SA \bot \left( {ABC} \right)} \right)\end{array} \right. \Rightarrow CB \bot \left( {SAB} \right)\) tại \(B\)

Suy ra hình chiếu của \(SC\) lên mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) là \(SB\)

Hay góc giữa \(SC\) và \(\left( {SAB} \right)\) là góc \(\widehat {CSB}\) .

Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(B\)  nên \(BC = BA = a\) .

Xét tam giác \(SAB\) vuông tại \(A \Rightarrow SB = \sqrt {S{A^2} + A{B^2}}  = \sqrt {2{a^2} + {a^2}}  = a\sqrt 3 \)

Xét tam giác \(SBC\) vuông tại \(B\left( {do\,BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot SB} \right)\) có \(\tan \widehat {CSB} = \dfrac{{BC}}{{SB}} = \dfrac{a}{{a\sqrt 3 }} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow \widehat {CSB} = 30^\circ \)

Chọn B.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 148982

Cho số thực dương \(x\), biểu thức rút gọn của \(P = \dfrac{{\sqrt[3]{x}.{x^{ - 2}}.{x^3}}}{{\sqrt x .\sqrt[6]{x}}}\) là: 

Xem đáp án

Ta có: \(P = \dfrac{{\sqrt[3]{x}.{x^{ - 2}}.{x^3}}}{{\sqrt x .\sqrt[6]{x}}} = \dfrac{{{x^{\frac{1}{3}}}.{x^{ - 2}}.{x^3}}}{{{x^{\frac{1}{2}}}.{x^{\frac{1}{6}}}}} = \dfrac{{{x^{\frac{1}{3} - 2 + 3}}}}{{{x^{\frac{1}{2} + \frac{1}{6}}}}} = \dfrac{{{x^{\frac{4}{3}}}}}{{{x^{\frac{2}{3}}}}} = {x^{\frac{4}{3} - \frac{2}{3}}} = {x^{\frac{2}{3}}} = \sqrt[3]{{{x^2}}}\).

Chọn  B.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 148983

Cắt khối trụ có bán kính đáy bằng \(5\) và chiều cao bằng \(10\) bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục một khoảng bằng \(3\) ta được thiết diện là 

Xem đáp án

Thiết diện  là hình chữ nhật \(MNPQ\) như hình vẽ.

Kẻ \(O'H \bot MN\) tại \(H\) suy ra \(H\) là trung điểm \(MN\).

 Lại có \(O'H \bot QM\) (do \(QM \bot \) mặt đáy)  nên \(O'H \bot \left( {MNPQ} \right) \Rightarrow O'H = 3\)

Xét tam giác \(O'HN\) vuông tại \(H,\) theo định lý Pytago ta có \(MH = \sqrt {O'{N^2} - O'{H^2}}  = \sqrt {{5^2} - {3^2}}  = \sqrt {16}  = 4\)

Suy ra \(MN = 2MH = 2.4 = 8\)

Hình chữ nhật \(MNPQ\) có \(MQ = OO' = 10;MN = 8 \Rightarrow {S_{MNPQ}} = 10.8 = 80\)

Chọn  C.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 148984

Khối lăng trụ tam giác đều có cạnh đáy bằng \(2\sqrt 3 a\), cạnh bên bằng \(3\sqrt 3 a\) có thể tích bằng 

Xem đáp án

Diện tích đáy lăng trụ (tam giác đều cạnh \(2\sqrt 3 a\)) là \(S = \dfrac{{{{\left( {2\sqrt 3 a} \right)}^2}.\sqrt 3 }}{4} = 3\sqrt 3 {a^2}\).

Thể tích lăng trụ là \(V = Sh = 3\sqrt 3 {a^2}.3\sqrt 3 a = 27{a^3}\).

Chọn C.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 148985

Cho \(a > 0\) và \(a \ne 1.\) Giá trị của biểu thức \({a^{{{\log }_{\sqrt a }}3}}\)  bằng 

Xem đáp án

Ta có \({a^{{{\log }_{\sqrt a }}3}} = {a^{{{\log }_{{a^{\frac{1}{2}}}}}3}} = {a^{2{{\log }_a}3}} = {\left( {{a^{{{\log }_a}3}}} \right)^2} = {3^2} = 9\)

Chọn  D.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 148986

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 3\\{u_{n + 1}} = 2{u_n} - 5,\forall n \ge 1\end{array} \right.\). Số hạng thứ \(3\) của dãy số đã cho là

Xem đáp án

Ta có: \({u_1} = 3 \Rightarrow {u_2} = 2{u_1} - 5 = 2.3 - 5 = 1\) ; \({u_3} = 2{u_2} - 5 = 2.1 - 5 =  - 3\).

Vậy số hạng thứ \(3\) của dãy số đã cho là \({u_3} =  - 3\).

Chọn A.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 148987

Tiếp tuyến với đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} + 2018\) tại điểm có hoành độ bằng \(1\) có phương trình 

Xem đáp án

Ta có \(y' = 4{x^3} - 6x\)  suy ra \(y'\left( 1 \right) =  - 2;y\left( 1 \right) = 2016\)

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã cho tại điểm có hoành độ bằng \(1\) là

\(y = y'\left( 1 \right)\left( {x - 1} \right) + y\left( 1 \right) =  - 2\left( {x - 1} \right) + 2016 =  - 2x + 2018\)

Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là \(y =  - 2x + 2018\) .

Chọn  C.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 148988

Khối chóp có diện tích đáy bằng \(6\) và chiều cao bằng \(2\) thì có thể tích bằng

Xem đáp án

Thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}.6.2 = 4\).

Chọn  A.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 148989

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào?

Xem đáp án

Từ đồ thị hàm số ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } \,f\left( x \right) =  - \infty  \Rightarrow a < 0\)  nên ta loại A và D.

Lại có điểm \(\left( {1;2} \right)\) thuộc đồ thị hàm số nên thay \(x = 1;y = 2\) vào hai hàm số ở đáp án B và C ta thấy chỉ có C thỏa mãn.

Chọn  C.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 148990

Khối lăng trụ tam giác có bao nhiêu mặt?

Xem đáp án

 Khối lăng trụ tam giác có hai đáy là các tam giác bằng nhau và 3 mặt bên là các hình bình hành.

Vậy khối lăng trụ tam giác có tất cả 5 mặt.

Chọn D.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 148991

Hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2} + 3\) có số điểm cực trị là

Xem đáp án

Xét hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2} + 3\) có \(1.\left( { - 2} \right) < 0 \Rightarrow \) hàm số có ba điểm cực trị

Chọn D.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 148992

Phương trình \(2\sin x = 1\) có một nghiệm là 

Xem đáp án

\(2\sin x = 1 \Leftrightarrow \sin x = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow \sin x = \sin \dfrac{\pi }{6} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.,k \in \mathbb{Z}\)

Dễ thấy nếu ở họ nghiệm \(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi ,\) ta cho \(k = 0\) sẽ được ngay một nghiệm là \(x = \dfrac{\pi }{6}\).

Chọn C.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 148993

Tìm \(I = \lim \dfrac{{3n - 2}}{{n + 1}}\) 

Xem đáp án

Ta có \(I = \lim \dfrac{{3n - 2}}{{n + 1}} = \lim \dfrac{{\dfrac{{3n}}{n} - \dfrac{2}{n}}}{{\dfrac{n}{n} + \dfrac{1}{n}}} = \lim \dfrac{{3 - \dfrac{2}{n}}}{{1 + \dfrac{1}{n}}} = \dfrac{3}{1} = 3\)

Chọn  D.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 148994

Phương trình đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2 - 2x}}{{x + 1}}\) là

Xem đáp án

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2 - 2x}}{{x + 1}}\) có phương trình đường tiệm cận đứng là \(x =  - 1\).

Chọn  C.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 148995

Giá trị cực tiểu của hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\) là 

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \mathbb{R}\)

Ta có \(y' = 2x - 4 = 0 \Leftrightarrow x = 2\)

\(y'' = 2 > 0 \Rightarrow x = 2\) là điểm cực tiểu của hàm số

Suy ra giá trị cưc tiểu là \(y\left( 2 \right) = {2^2} - 4.2 + 3 =  - 1\)

Chọn  D.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 148996

Tập xác định của hàm số \(y = {\pi ^{ - x}}\) là

Xem đáp án

Hàm số \(y = {\pi ^{ - x}}\) xác định trên \(\mathbb{R}\).

Chọn  D.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 148997

Có bao nhiêu số tự nhiên có \(5\) chữ số khác nhau?

Xem đáp án

 Gọi số cần tìm là \(\overline {abcde} \,\left( {a \ne 0} \right)\) ; \(a;b;c;d;e \in \left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}\)

+ \(a\) có \(9\) cách chọn (vì \(a \ne 0\))

+ \(b\) có \(9\) cách chọn (vì \(b \ne a\))

+  \(c\) có \(8\) cách chọn

+ \(d\) có \(7\) cách chọn

+ \(e\) có \(6\) cách chọn

Vậy có tất cả \(9.9.8.7.6 = 27216\) số tự nhiên có \(5\) chữ số khác nhau.

Chọn  B.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 148998

Cho hai mặt phẳng song song \(\left( P \right),\left( Q \right)\) và đường thẳng \(\Delta \). Mệnh đề nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A: sai vì nếu \(\Delta //\left( P \right)\) thì vẫn có thể xảy ra trường hợp \(\Delta  \subset \left( Q \right)\) chứ chưa chắc đã song song.

Đáp án B, C: đúng theo tính chất hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này đều song song mặt phẳng kia.

Đáp án D: hiển nhiên đúng.

Chọn A.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 148999

Tính đạo hàm của hàm số \(y = \ln \left( {{x^2} + x + 1} \right)\). 

Xem đáp án

Ta có \(y = \ln \left( {{x^2} + x + 1} \right) \Rightarrow y' = \dfrac{{{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)}^\prime }}}{{{x^2} + x + 1}} = \dfrac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\)

Chọn  B.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 149000

Hình nón bán kính đáy \(R\) và đường sinh \(l\) thì có diện tích xung quanh bằng

Xem đáp án

Hình nón có bán kính đáy \(R\) là đường sinh \(l\) có diện tích xung quanh \({S_{xq}} = \pi Rl\).

Chọn  B.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 149001

Cắt khối cầu tâm \(I\), bán kính \(R = 5\) bởi một mặt phẳng \(\left( P \right)\) cách \(I\) một khoảng bằng \(4\), diện tích thiết diện là 

Xem đáp án

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) cắt mặt cầu theo giao tuyến là đường tròn tâm \(H\) bán  kính \(r\)

Theo giả thiết ta có \(ON = 5;OH = 4 \Rightarrow H{N^2} = O{N^2} - O{H^2} = {5^2} - {4^2} = {3^2}\) \( \Rightarrow HN = 3 \Rightarrow r = 3\)

Diện tích thiết diện là \(S = \pi {r^2} = \pi {.3^2} = 9\pi \)

Chọn  C.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 149002

Một người mau một căn hộ trị giá \(800\) triệu theo hình thức trả góp với lãi suất \(0,8\% \)/tháng. Lúc đầu người đó trả \(200\) triệu, số tiền còn lại mỗi tháng người đó trả cả gốc lẫn lãi \(20\) triệu. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng người đó trả hết nợ, biết rằng lãi suất chỉ tính trên số tiền còn nợ?  (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)

Xem đáp án

Sau khi trả \(200\) triệu thì người đó còn nợ \(800 - 200 = 600\) triệu.

Theo công thức lãi kép cho bài toán trả góp ta có:

\(T = 600,A = 20,r = 0,8\% \) \(20 = \dfrac{{600{{\left( {1 + 0,8\% } \right)}^N}.0,8\% }}{{{{\left( {1 + 0,8\% } \right)}^N} - 1}} \Leftrightarrow 4,8.1,{008^N} = 20.1,{008^N} - 20 \Leftrightarrow 1,{008^N} = \dfrac{{20}}{{15,2}} \Leftrightarrow N \approx 34,44\)

Vậy sau ít nhất \(35\) tháng người đó mới trả hết nợ.

Chọn B.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 149003

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x{e^{ - x}}\) trên đoạn \(\left[ {0;2} \right]\) bằng 

Xem đáp án

Ta có hàm số \(y = x{e^{ - x}}\) xác định trên \(\left[ {0;2} \right]\)

\(y' = {\left( {x.{e^{ - x}}} \right)^\prime } = {e^{ - x}} - x.{e^{ - x}} = {e^{ - x}}\left( {1 - x} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 1 \in \left[ {0;2} \right]\)

Ta có \(y\left( 0 \right) = 0;y\left( 1 \right) = {e^{ - 1}};y\left( 2 \right) = 2{e^{ - 2}}\)

Nên \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} y = \max \left\{ {0;{e^{ - 1}};2{e^{ - 2}}} \right\} = {e^{ - 1}}\)

Chọn B.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 149004

 Cho tứ diện đều \(ABCD\) có cạnh bằng \(4\). Gọi \(M,N,P,Q,R,S\) theo thứ tự là trung điểm các cạnh \(AB,AC,CD,BD,AD,BC\). Thể tích khối bát diện đều \(RMNPQS\) là

Xem đáp án

Chia khối bát diện đều \(RMNPQS\) thành hai khối chóp tứ giác đều \(R.MNPQ\) và \(S.MNPQ\) đều có tất cả các cạnh bằng nhau và bằng \(2\).

Ta tính thể tích khối chóp tứ giác đều \(S.MNPQ\) có tất cả các cạnh bằng \(2\).

Gọi \(O\) là giao điểm của \(MP\) và \(NQ\)

\( \Rightarrow OQ = \dfrac{1}{2}NQ = \dfrac{1}{2}.2\sqrt 2  = \sqrt 2 \) \( \Rightarrow SO = \sqrt {S{Q^2} - O{Q^2}}  = \sqrt {{2^2} - {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}}  = \sqrt 2 \)

Do đó \({V_{S.MNPQ}} = \dfrac{1}{3}SO.{S_{MNPQ}} = \dfrac{1}{3}.\sqrt 2 {.2^2} = \dfrac{{4\sqrt 2 }}{3}\).

Vậy \({V_{RMNPQS}} = 2{V_{S.MNPQ}} = 2.\dfrac{{4\sqrt 2 }}{3} = \dfrac{{8\sqrt 2 }}{3}\).

Chọn A.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 149005

Cho hai số thực \(x;y\) thỏa mãn \(0 < x < 1 < y\). Trong các bất đẳng thức sau, có bao nhiêu bất đẳng thức đúng?     

\(\left( 1 \right)\,{\log _x}\left( {1 + y} \right) > {\log _{\frac{1}{y}}}x\)         

\(\left( 2 \right)\,{\log _y}\left( {1 + x} \right) > {\log _x}y\)       

\(\left( 3 \right)\,{\log _y}x < {\log _{1 + x}}\left( {1 + y} \right)\)

Xem đáp án

+ Xét \(\left( 1 \right)\,{\log _x}\left( {1 + y} \right) > {\log _{\dfrac{1}{y}}}x \Leftrightarrow \,{\log _x}\left( {1 + y} \right) > {\log _{{y^{ - 1}}}}x \Leftrightarrow {\log _x}\left( {1 + y} \right) >  - {\log _y}x \Leftrightarrow {\log _x}\left( {1 + y} \right) + {\log _y}x > 0\)

Ta có \(0 < x < 1 < y \Rightarrow y + 1 > 1 \Rightarrow {\log _x}\left( {y + 1} \right) < {\log _x}1 = 0 \Rightarrow {\log _x}\left( {y + 1} \right) < 0\)

Lại có vì \(0 < x < 1 < y \Rightarrow {\log _y}x < 0\)  nên \({\log _x}\left( {1 + y} \right) + {\log _y}x < 0 \Rightarrow \left( 1 \right)\) sai

+ Xét \(\left( 2 \right)\,{\log _y}\left( {1 + x} \right) > {\log _x}y\) ta thấy \(0 < x < 1 < y \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _y}\left( {1 + x} \right) > 0\\{\log _x}y < 0\end{array} \right. \Rightarrow {\log _y}\left( {1 + x} \right) > {\log _x}y\) nên \(\left( 2 \right)\) đúng.

+ Xét  \(\left( 3 \right)\,{\log _y}x < {\log _{1 + x}}\left( {1 + y} \right)\) ta thấy \(0 < x < 1 < y \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _{1 + x}}\left( {1 + y} \right) > {\log _{1 + x}}1 = 0\\{\log _y}x < 0\end{array} \right. \Rightarrow {\log _y}x < {\log _{1 + x}}\left( {1 + y} \right)\) nên \(\left( 3 \right)\) đúng. Vậy có hai bất đẳng thức đúng.

Chọn D.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 149006

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Phương trình \(f\left( x \right) = m\) (\(m\) là tham số) có nhiều nhất bao nhiêu nghiệm trong khoảng \(\left( { - 2;6} \right)\)?

Xem đáp án

Quan sát đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) ta có bảng biến thiên của hàm số \(y = f\left( x \right)\) trong khoảng \(\left( { - 2;6} \right)\) như sau:

Quan sát bảng biến thiên ta thấy đường thẳng \(y = m\) có thể cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại nhiều nhất \(4\) điểm trong khoảng \(\left( { - 2;6} \right)\).

Vậy phương trình \(f\left( x \right) = m\) có nhiều nhất \(4\) nghiệm trong khoảng \(\left( { - 2;6} \right)\).

Chọn B.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 149007

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 2{m^2}{x^2} + 2m\) có ba điểm cực trị \(A,B,C\) sao cho \(O,A,B,C\) là các đỉnh của một hình thoi (với \(O\) là gốc tọa độ).

Xem đáp án

Ta có \(y' = 4{x^3} - 4{m^2}x = 0 \Leftrightarrow 4x\left( {{x^2} - {m^2}} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = {m^2}\end{array} \right.\)

Để hàm số có ba cực trị thì \(m \ne 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow y = 2m\\x = m \Rightarrow y =  - {m^4} + 2m\\x =  - m \Rightarrow y =  - {m^4} + 2m\end{array} \right.\)

Ta có các điểm cực trị của đồ thị hàm số là \(A\left( {0;2m} \right);B\left( {m; - {m^4} + 2m} \right);C\left( { - m; - {m^4} + 2m} \right)\)

Để \(OBAC\) là hình thoi thì \(OBAC\) là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc.

Nhận thấy rằng \(O\left( {0;0} \right) \in Oy;\,A\left( {0;2m} \right) \in Oy;\,\overrightarrow {BC}  = \left( { - 2m;0} \right) \Rightarrow BC//Ox \Rightarrow BC \bot Oy \Rightarrow BC \bot OA\)

Để \(OBAC\) là hình thoi thì ta cần có \(OBAC\) là hình bình hành hay \(OA\) và \(BC\) giao nhau tại trung điểm mỗi đường.

Nghĩa là ta cho trung điểm của \(OA\) và \(BC\) trùng nhau.

Ta có trung điểm của \(OA\) là \(I\left( {0;m} \right)\) ; trung điểm của \(BC\) là \(K\left( {0; - {m^4} + 2m} \right)\)

Khi đó \(I \equiv K \Rightarrow  - {m^4} + 2m = m \Leftrightarrow {m^4} - m = 0 \Leftrightarrow m\left( {{m^3} - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\,\,\left( {ktm} \right)\\m = 1\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)

Vậy \(m = 1.\)

Chọn A.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 149008

Trong khai triển \({\left( {1 + x + {x^2}} \right)^n} = {a_0} + {a_1}x + ... + {a_{2n}}{x^{2n}}\) có \(\dfrac{{{a_1}}}{2} = \dfrac{{{a_2}}}{{11}}\) thì giá trị của \(n\) là

Xem đáp án

Ta có: \({\left( {1 + x + {x^2}} \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{{\left( {x + {x^2}} \right)}^k}}  = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{x^k}{{\left( {1 + x} \right)}^k}} \) \( = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{x^k}.\sum\limits_{i = 0}^k {C_k^i{x^i}} }  = \sum\limits_{k = 0}^n {\sum\limits_{i = 0}^k {C_n^kC_k^i{x^{i + k}}} } \)

(ở đó \(0 \le i \le k \le n\))

Khi đó

+) \({a_1}\) là hệ số của \(x\) nên \(i + k = 1 \Rightarrow k = 1,i = 0\) hay \({a_1} = C_n^1.C_1^0 = n\)

+) \({a_2}\) là hệ số của \({x^2}\) nên \(i + k = 2 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}i = 0,k = 2\\i = k = 1\end{array} \right.\)  hay

\({a_2} = C_n^2.C_2^0 + C_n^1.C_1^1 = \dfrac{{n!}}{{2!\left( {n - 2} \right)!}} + n = \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2} + n = \dfrac{{{n^2} + n}}{2}\)

\(\dfrac{{{a_1}}}{2} = \dfrac{{{a_2}}}{{11}} \Leftrightarrow \dfrac{n}{2} = \dfrac{{{n^2} + n}}{{22}} \Leftrightarrow {n^2} + n = 11n \Leftrightarrow {n^2} - 10n = 0 \Leftrightarrow n = 10\) (do \(n > 0\)).

Vậy \(n = 10\).

Chọn A.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 149009

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left( {x + 3} \right){\left( {x + 1} \right)^2}\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt x }}{{f\left( x \right) + 3}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?

Xem đáp án

Hàm số \(g\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt x }}{{f\left( x \right) + 3}}\) xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\f\left( x \right) \ne  - 3\end{array} \right.\)

Ta có:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \,g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \,\dfrac{{\sqrt x }}{{f\left( x \right) + 3}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \,\dfrac{{\sqrt x }}{{\left( {x + 3} \right){{\left( {x + 1} \right)}^2}\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) + 3}} = 0\) nên \(y = 0\)  là TCN của đồ thị hàm số.

Từ đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\) ta thấy \(f\left( x \right) =  - 3\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2} \in \left( {1;3} \right)\) suy ra \({x_1};{x_2} \ne 0\) nên \(x = {x_1};x = {x_2}\)  là hai tiệm cận đứng.

Vậy đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt x }}{{f\left( x \right) + 3}}\) có ba đường tiệm cận.

Chọn D.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 149010

Có bao nhiêu giá trị nguyên trong tập giá trị của hàm số \(y = \dfrac{{{{\sin }^2}x - 2\sin 2x + 1}}{{\cos 2x + 2\sin 2x - 3}}\)?

Xem đáp án

Điều kiện: \(\cos 2x + 2\sin 2x - 3 \ne 0\) (luôn đúng).

\(y = \dfrac{{{{\sin }^2}x - 2\sin 2x + 1}}{{\cos 2x + 2\sin 2x - 3}} = \dfrac{{\dfrac{{1 - \cos 2x}}{2} - 2\sin 2x + 1}}{{\cos 2x + 2\sin 2x - 3}} = \dfrac{{ - \cos 2x - 4\sin 2x + 3}}{{2\cos 2x + 4\sin 2x - 6}}\)

\( \Leftrightarrow y\left( {2\cos 2x + 4\sin 2x - 6} \right) =  - \cos 2x - 4\sin 2x + 3\) \( \Leftrightarrow \left( {2y + 1} \right)\cos 2x + \left( {4y + 4} \right)\sin 2x = 6y + 3\)

Phương trình có nghiệm \( \Leftrightarrow {\left( {2y + 1} \right)^2} + {\left( {4y + 4} \right)^2} \ge {\left( {6y + 3} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow 4{y^2} + 4y + 1 + 16{y^2} + 32y + 16 \ge 36{y^2} + 36y + 9 \Leftrightarrow 16{y^2} + 8 \le 0 \Leftrightarrow Vo\,\,nghiem\)  .

Vậy không có giá trị nguyên của \(y\) trong tập giá trị của hàm số.

Chọn B.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 149011

Cho hàm số \(y = {x^3} + 1\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm điểm có hoành độ dương trên đường thẳng \(d:y = x + 1\) mà qua đó kẻ được đúng hai tiếp tuyến tới \(\left( C \right).\) 

Xem đáp án

Gọi \(M\left( {m;m + 1} \right) \in d:y = x + 1\)  với \(m > 0.\)

Gọi k là hệ số góc tiếp tuyến \(\left( \Delta  \right)\) với đồ thị (C) đi qua \(M\left( {m;m + 1} \right)\)

\( \Rightarrow \left( \Delta  \right)\) có dạng: \(y = k\left( {x - m} \right) + m + 1\)

Để \(\left( \Delta  \right)\) tiếp xúc với (C) thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x^3} + 1 = k\left( {x - m} \right) + m + 1\\k = 3{{\rm{x}}^2}\end{array} \right.\) có nghiệm.

\( \Rightarrow {x^3} + 1 = 3{x^2}\left( {x - m} \right) + m + 1 \Leftrightarrow 2{{\rm{x}}^3} - 3m{{\rm{x}}^2} + m = 0\,\,\,\left( * \right)\)

Từ yêu cầu bài toán suy ra phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt.

Ta xét \(g\left( x \right) = 2{x^3} - 3m{x^2} + m\), bài toán được đưa về tìm \(m > 0\) để đồ thị hàm số \(g\left( x \right)\) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt hay hàm số \(g\left( x \right)\) có hai điểm cực trị sao cho \({y_{CD}}.{y_{CT}} = 0\)

Ta có \(g'\left( x \right) = 6{x^2} - 6mx = 0 \Leftrightarrow 6x\left( {x - m} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow g\left( 0 \right) = m\\x = m \Rightarrow g\left( m \right) =  - {m^3} + m\end{array} \right.\)

Suy ra \(m\left( { - {m^3} + m} \right) = 0 \Leftrightarrow {m^2}\left( { - {m^2} + 1} \right) = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\,\,\,\left( {ktm} \right)\\m = 1\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\m =  - 1\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)

Vậy điểm cần tìm là \(M\left( {1;2} \right)\).

Chọn C.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 149012

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại\(A\) và \(D\), \(AD = DC = a\). Biết \(SAB\) là tam giác đều cạnh \(2a\) và mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Tính cô sin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\).

Xem đáp án

Gọi \(H,E\) lần lượt là trung điểm của \(AB,BC\).

Kẻ \(HF \bot SE\).

Do \(\Delta SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy nên \(SH \bot \left( {ABCD} \right)\).

Do \(AB = 2a,AD = DC = a,\widehat A = \widehat D = {90^0}\) nên

\(CH = HB = a,CH \bot AB,HE \bot BC\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}CH \bot AB\\CH \bot SH\end{array} \right. \Rightarrow CH \bot \left( {SAB} \right)\)

Lại có \(BC \bot HE,BC \bot SH \Rightarrow BC \bot \left( {SHE} \right) \Rightarrow BC \bot HF\)

Mà \(HF \bot SE\) nên \(HF \bot \left( {SBC} \right)\)

Do đó góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) là \(\widehat {\left( {HC,HF} \right)} = \widehat {FHC}\) (vì \(\widehat {FHC} < \widehat {HFC} = {90^0}\))

Xét tam giác \(SAB\) đều cạnh \(2a\) nên \(SH = \dfrac{{2a.\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \).

Tam giác \(HBC\) vuông cân tại \(H\), có \(HB = HC = a\) nên \(HE = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

Xét tam giác \(\Delta SHE\) vuông tại \(H\) có \(HF\) là đường cao nên

\(\dfrac{1}{{H{F^2}}} = \dfrac{1}{{S{H^2}}} + \dfrac{1}{{H{E^2}}} \Rightarrow HF = \dfrac{{SH.HE}}{{\sqrt {S{H^2} + H{E^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 3 .\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}}}{{\sqrt {3{a^2} + \dfrac{{{a^2}}}{2}} }} = \dfrac{{a\sqrt {21} }}{7}\)

Tam giác \(HFC\) vuông tại \(F\) có \(HF = \dfrac{{a\sqrt {21} }}{7},HC = a\) nên \(\cos \widehat {FHC} = \dfrac{{HF}}{{HC}} = \dfrac{{a\sqrt {21} }}{7}:a = \dfrac{{\sqrt {21} }}{7}\).

Vậy cô sin của góc hợp bởi hai mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) và \(\left( {SAB} \right)\) là \(\dfrac{{\sqrt {21} }}{7}\).

Chọn A.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 149013

Cho hình trụ \(\left( T \right)\) có chiều cao bằng đường kính đáy, hay đáy là các hình tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(\left( {O';R} \right)\). Gọi \(A\) là điểm di động trên đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(B\) là điểm di động trên đường tròn \(\left( {O';R} \right)\), khi đó thể tích khối tứ diện \(OO'AB\) có giá trị lớn nhất là

Xem đáp án

Vì chiều cao hình trụ bằng đường kính đáy nên \(OO' = 2R\)

Ta thấy \(OO' \bot OA;\,OO' \bot O'B \Rightarrow d\left( {OA;O'B} \right) = OO' = 2R\)

Xét tứ diện \(OAO'B\) có \(OA = R;\,\,O'B = R;\,\,d\left( {OA;O'B} \right) = 2R\).

Gọi \(\alpha \) là góc giữa \(OA\) và \(O'B\). Khi đó ta có

\({V_{OAO'B}} = \dfrac{1}{6}OA.O'B.d\left( {OA;O'B} \right).\sin \alpha  = \dfrac{1}{6}.R.R.2R.\sin \alpha  = \dfrac{{{R^3}}}{3}\sin \alpha  \le \dfrac{{{R^3}}}{3}\) 

(vì \(\sin \alpha  \le 1\) )

Nên \({V_{\max }} = \dfrac{{{R^3}}}{3}\) .

Chọn B.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 149014

Nhà cung cấp dịch vị internet X áp dụng mức giá với dung lượng sử dụng của khách hàng theo hình thức bậc thang như sau: Mỗi bậc áp dụng cho \(64MB\), bậc 1 có giá \(100\) đ/1MB, giá của mỗi MB ở các bậc tiếp theo giảm \(10\% \) so với bậc trước đó. Tháng 12 năm 2018, bạn An sử dụng hết \(2GB\), hỏi bạn An phải trả bao nhiêu tiền (tính bằng đồng, làm tròn đến hàng đơn vị)?

Xem đáp án

Đổi \(1GB = 1024MB \Rightarrow 2G = 2048MB = 32.64MB\) nên có \(32\) bậc thang.

Giá tiền phải trả cho bậc \(1\) là \(64.100 = 6400\) (đồng).

Giá tiền phải trả cho bậc \(2\) là \(64.100.90\%  = 6400.\dfrac{9}{{10}}\) (đồng).

Giá tiền phải trả cho bậc \(3\) là \(64.100.90\% .90\%  = 6400.{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)^2}\) (đồng).

Giá tiền phải trả cho bậc \(32\) là \(6400.{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)^{31}}\) (đồng)

Vậy tổng số tiền phải trả là:

\(6400 + 6400.\dfrac{9}{{10}} + 6400.{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)^2} + ... + 6400.{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)^{31}}\) 

\( = 6400\left[ {1 + \dfrac{9}{{10}} + {{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)}^2} + ... + {{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)}^{31}}} \right] = 6400.\dfrac{{1 - {{\left( {\dfrac{9}{{10}}} \right)}^{32}}}}{{1 - \dfrac{9}{{10}}}} \approx 61802\) (đồng).

Chọn D.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 149015

Một công ty cần sản xuất các sản phẩm bằng kim loại có dạng khối lăng trụ tam giác đều có thể tích bằng \(\sqrt[4]{3}\left( {{m^3}} \right)\) rồi sơn lại hai mặt đáy và hai mặt bên. Hỏi diện tích cần sơn mỗi sản phẩm nhỏ nhất bằng bao nhiêu mét vuông? 

Xem đáp án

Gọi cạnh đáy lăng trụ là \(a;\) chiều cao lăng trụ là \(h\) ta có thể tích lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) là

\(V = h.{S_{ABC}} = h.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\) . Theo gt ta có \(\dfrac{{{a^2}h\sqrt 3 }}{4} = \sqrt[4]{3} \Rightarrow h = \dfrac{4}{{{a^2}\sqrt[4]{3}}}\)

Diện tích hai mặt đáy và hai mặt bên cần sơn là

\(\begin{array}{l}S = 2{S_{ABC}} + 2{S_{AA'C'C}} = 2.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} + 2.a.\dfrac{4}{{{a^2}\sqrt[4]{3}}}\\ = 2.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} + 2.\dfrac{4}{{a\sqrt[4]{3}}} = 2\left( {\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} + \dfrac{2}{{a\sqrt[4]{3}}} + \dfrac{2}{{a\sqrt[4]{3}}}} \right)\\\mathop  \ge \limits^{Co  - si} 2.3\sqrt[3]{{\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\dfrac{2}{{a\sqrt[4]{3}}}.\dfrac{2}{{a\sqrt[4]{3}}}}} = 6\end{array}\)

Dấu “=” xảy ra khi \(\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{2}{{a\sqrt[4]{3}}} \Leftrightarrow a = \dfrac{2}{{\sqrt[4]{3}}}\) .

Chọn A.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 149016

Một quân Vua ở giữa một bàn cờ vua (như hình vẽ) di chuyển ngẫu nhiên \(3\) bước, tìm xác suất để sau \(3\) bước nó trở lại vị trí xuất phát (mỗi bước đi, quân Vua chỉ có thể đi sang ô chung đỉnh hoặc ô chung cạnh với ô nó đang đứng).

Xem đáp án

Giả sử quân vua đang ở vị trí số \(5\) (hình vẽ). Ta đếm số các cách quân vua đi ngẫu nhiên \(3\) bước.

Bước 1: có \(8\) cách đi.

Bước 2: có \(8\) cách đi.

Bước 3: có \(8\) cách đi.

Do đó có \({8^3}\) cách quân vua đi ngẫu nhiên \(3\) bước.

Ta đếm số cách quân vua đi \(3\) bước mà quay về đúng vị trí đầu.

TH1: Quân vua đi vào vị trí chéo \(\left( {1,3,7,9} \right)\) ở bước đầu tiên.

Nếu đi vào vị trí số \(1\) thì có \(2\) cách đi thỏa mãn là \(1 - 2 - 5\) và \(1 - 4 - 5\).

Tương tự với các vị trí \(3,7,9\), mỗi cách cũng có \(2\) cách đi thỏa mãn.

Nên có \(4.2 = 8\) cách đi thỏa mãn.

TH2: Quân vua đi vào vị trí kề nó \(\left( {2,4,6,8} \right)\) ở bước đầu tiên.

Nếu đi vào vị trí số \(2\) ở bước đầu thì quân vua có \(4\) cách đi là \(2 - 1 - 5;2 - 3 - 5;2 - 4 - 5;2 - 6 - 5\).

Tương tự với các vị trí \(4,6,8\), mỗi cách cũng có \(4\) cách đi thỏa mãn.

Nên có \(4.4 = 16\) cách đi thỏa mãn trong trường hợp này.

Do đó có tất cả \(8 + 16 = 24\) cách đi mà quân vua sau \(3\) bước trở về được vị trí đầu.

Vậy xác suất cần tính \(P = \dfrac{{24}}{{{8^3}}} = \dfrac{3}{{64}}\).

Chọn C.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 149017

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ. Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) để phương trình \(\left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right| - m = 0\) có \(8\) nghiệm phân biệt trong khoảng \(\left( { - 5;5} \right)?\)

Xem đáp án

Số nghiệm của phương trình \(\left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right| - m = 0 \Leftrightarrow \left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right| = m\) chính là giao điểm của đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right|\) và đường thẳng \(y = m.\)

Ta vẽ đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right|\) lần lượt theo các bước như sau:

+ Tịnh tiến đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) sang phải \(2\) đơn vị ta được đồ thị hàm số \(y = f\left( {x - 2} \right)\)

+ Bỏ đi phần đồ thị của \(f\left( {x - 2} \right)\) nằm bên trái \(Oy,\) lấy đối xứng phần đồ thị phía bên phải \(Oy\) qua \(Oy,\) ta được đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right)\)

+ Tịnh tiến đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right)\) lên trên \(1\) đơn vị ta được đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1\)

+  Tiếp tục giữ nguyên phần đồ thị phía trên \(Ox,\)  lấy đối xứng phần đồ thị phía dưới \(Ox\) qua \(Ox\) rồi gạch bỏ phần đồ thị phía dưới \(Ox\) ta được đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right|\)  như hình vẽ trên.

Như vậy đường thẳng \(y = m\) cắt đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( {\left| {x - 2} \right|} \right) + 1} \right|\) tại \(8\) điểm phân biệt khi \(m = 1.\)

Do đó có một số nguyên \(m\) thỏa mãn đề bài.

Chọn C.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 149018

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(a\), cạnh bên bằng \(2a\). Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) qua \(A\) và song song với \(BD\) cắt cạnh \(SC\) tại \(I\) và chia khối chóp thành \(2\) phần có thể tích bằng nhau. Tính diện tích thiết diện của hình chóp \(S.ABCD\) khi cắt bởi mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\).

Xem đáp án

Gọi \(O\) là tâm hình vuông. \(E,F\) là giao điểm của \(\left( \alpha  \right)\) với \(SB,SD\).

Do \(BD//\left( \alpha  \right)\) nên \(EF//BD\).

Gọi \(H = SO \cap EF\), \(I = AH \cap SC\).

Thiết diện của hình chóp cắt bởi \(\left( \alpha  \right)\) chính là tứ giác \(AEIF\).

Đặt \(V = {V_{S.ABCD}} \Rightarrow {V_{S.AEIF}} = \dfrac{1}{2}V\)

Ta có: \({V_{S.AEIF}} = {V_{S.AEI}} + {V_{S.AFI}}\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{V_{S.AEI}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SE}}{{SB}}.\dfrac{{SI}}{{SC}} \Rightarrow \dfrac{{2{V_{S.AEI}}}}{V} = \dfrac{{SE}}{{SB}}.\dfrac{{SI}}{{SC}}\\\dfrac{{{V_{S.AFI}}}}{{{V_{S.ADC}}}} = \dfrac{{SF}}{{SD}}.\dfrac{{SI}}{{SC}} \Rightarrow \dfrac{{2{V_{S.AFI}}}}{V} = \dfrac{{SF}}{{SD}}.\dfrac{{SI}}{{SC}}\\ \Rightarrow \dfrac{{2{V_{S.AEI}}}}{V} + \dfrac{{2{V_{S.AFI}}}}{V} = \dfrac{{SE}}{{SB}}.\dfrac{{SI}}{{SC}} + \dfrac{{SF}}{{SD}}.\dfrac{{SI}}{{SC}} = \dfrac{{SI}}{{SC}}.\left( {\dfrac{{SE}}{{SB}} + \dfrac{{SF}}{{SD}}} \right)\\ \Rightarrow \dfrac{{2{V_{S.AEFI}}}}{V} = 2.\dfrac{{SI}}{{SC}}.\dfrac{{SE}}{{SB}} \Rightarrow \dfrac{{2.\dfrac{1}{2}V}}{V} = 2.\dfrac{{SI}}{{SC}}.\dfrac{{SE}}{{SB}} \Rightarrow \dfrac{{SI}}{{SC}}.\dfrac{{SE}}{{SB}} = \dfrac{1}{2}\,\,\left( * \right)\end{array}\)  

Lại có, áp dụng định lý Menelaus cho bộ ba điểm \(A,H,I\) thẳng hàng đối với tam giác \(SOC\) ta có:

\(\dfrac{{IS}}{{IC}}.\dfrac{{AC}}{{AO}}.\dfrac{{HO}}{{HS}} = 1 \Rightarrow \dfrac{{IS}}{{IC}}.2.\dfrac{{HO}}{{HS}} = 1 \Rightarrow \dfrac{{IS}}{{IC}}.\dfrac{{HO}}{{HS}} = \dfrac{1}{2}\)

Đặt \(\dfrac{{SE}}{{SB}} = \dfrac{{SF}}{{SD}} = \dfrac{{SH}}{{SO}} = k > 0\)

\( \Rightarrow SH = k.SO = k\left( {SH + HO} \right) \Rightarrow \left( {1 - k} \right)SH = k.HO \Rightarrow \dfrac{{HO}}{{HS}} = \dfrac{{1 - k}}{k}\)  

Suy ra

\(\begin{array}{l}\dfrac{{SI}}{{IC}}.\dfrac{{1 - k}}{k} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \dfrac{{SI}}{{IC}} = \dfrac{k}{{2\left( {1 - k} \right)}} \Rightarrow 2\left( {1 - k} \right)SI = k\left( {SC - SI} \right)\\ \Rightarrow \left( {2 - k} \right)SI = kSC \Rightarrow \dfrac{{SI}}{{SC}} = \dfrac{k}{{2 - k}}\end{array}\) 

Thay \(\dfrac{{SE}}{{SB}} = k,\dfrac{{SI}}{{SC}} = \dfrac{k}{{2 - k}}\) vào \(\left( * \right)\) ta được:

\(k.\dfrac{k}{{2 - k}} = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow 2{k^2} = 2 - k \Leftrightarrow 2{k^2} + k - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}k = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {17} }}{4}\,\,\left( {tm} \right)\\k = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {17} }}{4}\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)

Do đó \(\dfrac{{SE}}{{SB}} = \dfrac{{EF}}{{BD}} = \dfrac{{\sqrt {17}  - 1}}{4}\).

Mà \(BD = a\sqrt 2 \) nên \(EF = \dfrac{{\sqrt {17}  - 1}}{4}.a\sqrt 2  = \dfrac{{\sqrt {34}  - \sqrt 2 }}{4}a\).

Xét tam giác \(SAC\) có \(SA = SC = 2a,AC = a\sqrt 2  \Rightarrow \cos S = \dfrac{{4{a^2} + 4{a^2} - 2{a^2}}}{{2.2a.2a}} = \dfrac{3}{4}\)

\(\dfrac{{SI}}{{SC}} = \dfrac{k}{{2 - k}} = \dfrac{{\dfrac{{\sqrt {17}  - 1}}{4}}}{{2 - \dfrac{{\sqrt {17}  - 1}}{4}}} = \dfrac{{1 + \sqrt {17} }}{8} \Rightarrow SI = \dfrac{{1 + \sqrt {17} }}{8}SC = \dfrac{{1 + \sqrt {17} }}{8}.2a = \dfrac{{1 + \sqrt {17} }}{4}a\)

Xét tam giác \(SAI\) có:

\(\begin{array}{l}A{I^2} = S{A^2} + S{I^2} - 2SA.SI.\cos S\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 4{a^2} + {\left( {\dfrac{{1 + \sqrt {17} }}{4}a} \right)^2} - 2.2a.\dfrac{{1 + \sqrt {17} }}{4}a.\dfrac{3}{4} = \dfrac{{35 - 5\sqrt {17} }}{8}{a^2}\end{array}\)

Suy ra \(AI = \dfrac{{\sqrt {35 - 5\sqrt {17} } }}{{2\sqrt 2 }}a\).

Nhận xét: Tứ giác \(AEIF\) có \(EF \bot AI\) (vì \(EF//BD\) và \(BD \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow BD \bot AI\))

Vậy diện tích thiết diện là: \({S_{AEIF}} = \dfrac{1}{2}AI.EF = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{\sqrt {35 - 5\sqrt {17} } }}{{2\sqrt 2 }}a.\dfrac{{\sqrt {34}  - \sqrt 2 }}{4}a = \dfrac{{\sqrt {70 - 10\sqrt {17} } \left( {\sqrt {34}  - \sqrt 2 } \right)}}{{32}}{a^2}\)

Chọn D

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 149019

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang cân \(\left( {AB//CD} \right)\). Biết \(AD = 2\sqrt 5 ;AC = 4\sqrt 5 ;AC \bot AD;SA = SB = SC = SD = 7.\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SA,CD.\)

Xem đáp án

+ Gọi \(E;F\) lần lượt là trung điểm của \(CD;AB\).

Vì \(ABCD\) là hình thang nên \(AB//CD;\,EF \bot AB;EF \bot CD\) suy ra

\(CD//\left( {SAB} \right) \Rightarrow d\left( {CD;SA} \right) = d\left( {CD;\left( {SAB} \right)} \right) = d\left( {E;\left( {SAB} \right)} \right)\)

Vì \(ABCD\) là hình thang cân có \(AD \bot AC \Rightarrow BC \bot BD\)

Xét các tam giác vuông \(ACD;BCD\) có \(E\) là trung điểm cạnh huyền nên \(EA = EB = EC = ED \Rightarrow E\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(ABCD.\)

Lại có \(SA = SB = SC = SD\left( {gt} \right) \Rightarrow SE \bot \left( {ABCD} \right)\) tại \(E\)  suy ra \(SE \bot AB\)

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot SE\\AB \bot EF\end{array} \right. \Rightarrow AB \bot \left( {SEF} \right)\) . Trong \(\left( {SEF} \right)\) kẻ \(EH \bot SF\) tại \(H\) .

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}EH \bot AB\left( {do\,AB \bot \left( {SEF} \right)} \right)\\EH \bot SF\end{array} \right.\)\( \Rightarrow EH \bot \left( {SAB} \right)\) tại \(H \Rightarrow d\left( {SA;CD} \right) = d\left( {E;\left( {SAB} \right)} \right) = EH\)

+ Xét tam giác vuông \(ADC\) ta có \(DC = \sqrt {A{D^2} + A{C^2}}  = 10\)

+ Vì \(EF \bot CD\)  nên \({S_{ADC}} = \dfrac{1}{2}EF.DC = \dfrac{1}{2}AD.AC = \dfrac{1}{2}2\sqrt 5 .4\sqrt 5  = 20 \Rightarrow EF = 4\)

+ Xét tam giác vuông \(SEC\) (do \(SE \bot \left( {ABCD} \right)\) ) có \(SE = \sqrt {S{C^2} - E{C^2}}  = \sqrt {{7^2} - {{\left( {\dfrac{{DC}}{2}} \right)}^2}}  = 2\sqrt 6 \)

+ Xét tam giác vuông \(SEF\) có \(EH\) là đương cao nên \(\dfrac{1}{{E{H^2}}} = \dfrac{1}{{S{E^2}}} + \dfrac{1}{{E{F^2}}} = \dfrac{1}{{{{\left( {2\sqrt 6 } \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{4^2}}} = \dfrac{5}{{48}} \Rightarrow EH = \dfrac{{4\sqrt {15} }}{5}.\)

Vậy \(d\left( {SA;CD} \right) = \dfrac{{4\sqrt {15} }}{5}\) .

Chọn A.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 149020

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y = \dfrac{x}{2} - \sqrt {{x^2} - x + m} \) đồng biến trên \(\left( { - \infty ;2} \right)\). 

Xem đáp án

Điều kiện:

\({x^2} - x + m \ge 0,\forall x \in \left( { - \infty ;2} \right) \Leftrightarrow m \ge  - {x^2} + x,\forall x < 2\)

Xét hàm \(f\left( x \right) =  - {x^2} + x\) trong \(\left( { - \infty ;2} \right)\) có \(f'\left( x \right) =  - 2x + 1 = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2}\)

\(f\left( x \right) \le f\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{1}{4}\) nên \(m \ge  - {x^2} + x,\forall x < 2 \Leftrightarrow m \ge \dfrac{1}{4}\).

Ta có: \(y' = \dfrac{1}{2} - \dfrac{{2x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} - x + m} }} = \dfrac{{\sqrt {{x^2} - x + m}  - 2x + 1}}{{2\sqrt {{x^2} - x + m} }}\)

Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;2} \right)\) \( \Leftrightarrow y' \ge 0,\forall x < 2\) \( \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} - x + m}  \ge 2x - 1,\forall x \in \left( { - \infty ;2} \right)\,\,\,\left( * \right)\)

Dễ thấy với \(x \le \dfrac{1}{2}\) thì \(\left( * \right)\) luôn đúng.

Do đó \(\left( * \right) \Leftrightarrow {x^2} - x + m \ge {\left( {2x - 1} \right)^2},\forall x \in \left( {\dfrac{1}{2};2} \right)\)

\( \Leftrightarrow {x^2} - x + m \ge 4{x^2} - 4x + 1 \Leftrightarrow 3{x^2} - 3x + 1 - m \le 0\) \( \Leftrightarrow m \ge 3{x^2} - 3x + 1,\forall x \in \left( { - \infty ;2} \right)\)

Xét \(g\left( x \right) = 3{x^2} - 3x + 1\) có \(g'\left( x \right) = 6x - 3 > 0,\forall x \in \left( {\dfrac{1}{2};2} \right)\) nên hàm số \(y = g\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left( {\dfrac{1}{2};2} \right)\) hay \(g\left( {\dfrac{1}{2}} \right) < g\left( x \right) < g\left( 2 \right)\).

Suy ra \(m \ge 3{x^2} - 3x + 1,\forall x \in \left( { - \infty ;2} \right) \Leftrightarrow m \ge g\left( 2 \right) = 7\).

Kết hợp với \(m \ge \dfrac{1}{4}\) ta được \(m \ge 7\).

Chọn A.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 149021

Gọi \(M;m\) lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{x + a}}{{{x^2} + 1 + 2a}}\), với \(a\) là tham số dương. Tìm tất cả các giá trị của \(a\) để \(3M + 7m = 0.\) 

Xem đáp án

Ta có \(y = \dfrac{{x + a}}{{{x^2} + 1 + 2a}}\)\( \Rightarrow y\left( {{x^2} + 1 + 2a} \right) = x + a \Leftrightarrow {x^2}.y - x + y + 2ay - a = 0\) (*)

Ta có \(\Delta  = {\left( { - 1} \right)^2} - 4y\left( {y + 2ay - a} \right) =  - 4{y^2} - 8a{y^2} + 4ay + 1\)

\( =  - 4\left( {2a + 1} \right){y^2} + 4ay + 1\)

Để phương trình (*) có nghiệm thì

\(\begin{array}{l}\Delta  \ge 0 \Leftrightarrow  - 4\left( {2a + 1} \right){y^2} + 4ay + 1 \ge 0\\ \Leftrightarrow  - \left( {8a + 4} \right){y^2} - 2y + \left( {4a + 2} \right)y + 1 \ge 0\\ \Leftrightarrow  - 2y\left( {\left( {4a + 2} \right)y + 1} \right) + \left( {4a + 2} \right)y + 1 \ge 0 \Leftrightarrow \left[ {\left( {4a + 2} \right)y + 1} \right]\left( {1 - 2y} \right) \ge 0\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{{ - 1}}{{4a + 2}} \le y \le \dfrac{1}{2}\)  (với \(a > 0\))

Suy ra  giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y\) lần lượt là \(M = \dfrac{1}{2};m = \dfrac{{ - 1}}{{4a + 2}}\)

Từ gỉa thiết suy ra \(3M + 7m = 0 \Leftrightarrow 3.\dfrac{1}{2} + 7.\left( {\dfrac{{ - 1}}{{4a + 2}}} \right) = 0 \Rightarrow  - 7 + 3\left( {2a + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow a = \dfrac{2}{3}\left( {TM} \right)\)

Chọn A.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 149022

Cho \({\log _2}3 = a,{\log _3}5 = b\), giá trị của biểu thức \(P = {\log _{20}}36 - {\log _{75}}12\) tính theo \(a,b\) là 

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}P = {\log _{20}}36 - {\log _{75}}12 = \dfrac{{{{\log }_2}36}}{{{{\log }_2}20}} - \dfrac{{{{\log }_2}12}}{{{{\log }_2}75}} = \dfrac{{{{\log }_2}\left( {{2^2}{{.3}^2}} \right)}}{{{{\log }_2}\left( {{2^2}.5} \right)}} - \dfrac{{{{\log }_2}\left( {{2^2}.3} \right)}}{{{{\log }_2}\left( {{{3.5}^2}} \right)}}\\ = \dfrac{{{{\log }_2}{2^2} + {{\log }_2}{3^2}}}{{{{\log }_2}{2^2} + {{\log }_2}5}} - \dfrac{{{{\log }_2}{2^2} + {{\log }_2}3}}{{{{\log }_2}3 + {{\log }_2}{5^2}}} = \dfrac{{2 + 2{{\log }_2}3}}{{2 + {{\log }_2}5}} - \dfrac{{2 + {{\log }_2}3}}{{{{\log }_2}3 + 2{{\log }_2}5}}\end{array}\)

Mà \({\log _2}5 = {\log _2}3.{\log _3}5 = ab\) nên

\(P = \dfrac{{2 + 2a}}{{2 + ab}} - \dfrac{{2 + a}}{{a + 2ab}} = \dfrac{{\left( {2 + 2a} \right)\left( {a + 2ab} \right) - \left( {2 + a} \right)\left( {2 + ab} \right)}}{{\left( {2 + ab} \right)\left( {a + 2ab} \right)}} = \dfrac{{3{a^2}b + 2{a^2} + 2ab - 4}}{{2{a^2}{b^2} + {a^2}b + 4ab + 2a}}\)

Chọn C.

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 149023

Cho tứ diện \(ABCD\), có \(AB = CD = 5\), khoảng cách giữa \(AB\) và \(CD\) bằng \(12\), góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) bằng \({30^0}\). Tính thể tích khối tứ diện \(ABCD\) .

Xem đáp án

Dựng hình lăng trụ \(AEF.BCD\).

Khi đó, \({V_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}{V_{AEF.BCD}} \Rightarrow {V_{A.CDFE}} = \dfrac{2}{3}{V_{AEF.BCD}} \Rightarrow {V_{ABCD}} = \dfrac{1}{2}{V_{A.CDFE}}\)

Ta có: \(d\left( {AB,CD} \right) = d\left( {AB,\left( {CDFE} \right)} \right) = d\left( {A,\left( {CDFE} \right)} \right)\)

\( \Rightarrow d\left( {A,\left( {CDFE} \right)} \right) = 12\)

Lại có \(CE = AB = CD = 5\) và \(\widehat {\left( {AB,CD} \right)} = \widehat {\left( {CE,CD} \right)} = \widehat {ECD} = {30^0}\)

Nên \({S_{CDFE}} = CE.CD.\sin {30^0} = 5.5.\dfrac{1}{2} = \dfrac{{25}}{2}\)

Do đó \({V_{A.CDFE}} = \dfrac{1}{3}d\left( {A,\left( {CDFE} \right)} \right).{S_{CDFE}} = \dfrac{1}{3}.12.\dfrac{{25}}{2} = 50\)

Vậy \({V_{ABCD}} = \dfrac{1}{2}{V_{A.CDFE}} = \dfrac{1}{2}.50 = 25\).

Chọn C.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 149024

Phương trình \({\sin ^2}x + \sin x\sin 2x = m\cos x + 2m{\cos ^2}x\) (với \(m\) là tham số) có ít nhất bao nhiêu nghiệm trong khoảng \(\left( { - \pi ;\dfrac{{3\pi }}{2}} \right)\)? 

Xem đáp án

\({\sin ^2}x + \sin x.\sin 2x = m\cos x + 2m{\cos ^2}x\) \( \Leftrightarrow {\sin ^2}x\left( {1 + 2\cos x} \right) = m\cos x\left( {1 + 2\cos x} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left( {1 + 2\cos x} \right)\left( {{{\sin }^2}x - m\cos x} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}1 + 2\cos x = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\{\sin ^2}x - m\cos x = 0\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

\(\left( 1 \right) \Leftrightarrow \cos x =  - \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow x =  \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \)

Do \(x \in \left( { - \pi ;\dfrac{{3\pi }}{2}} \right)\) nên \(x \in \left\{ { - \dfrac{{2\pi }}{3};\dfrac{{2\pi }}{3};\dfrac{{4\pi }}{3}} \right\}\).

Trong khoảng \(\left( { - \pi ;\dfrac{{3\pi }}{2}} \right)\), phương trình đã chắc chắn có \(3\) nghiệm như trên.

Vậy phương trình đã cho có ít nhất \(3\) nghiệm trong khoảng \(\left( { - \pi ;\dfrac{{3\pi }}{2}} \right)\).

Chọn B.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 149025

Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số \(y = \cos 2x + mx\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\) 

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y' =  - 2\sin 2x + m\).

Để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R} \Leftrightarrow y' \ge 0\,\,\forall x \in \mathbb{R} \Rightarrow  - 2\sin 2x + m \ge 0\,\,\forall x \in \mathbb{R}\)

\( \Leftrightarrow m \ge 2\sin 2x\,\,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow m \ge 2\).

Chọn D.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 149026

Cho \(a;b\) là các số thực thỏa mãn \(a > 0\) và \(a \ne 1\) biết phương trình \({a^x} - \frac{1}{{{a^x}}} = 2\cos \left( {bx} \right)\) có 7 nghiệm thực phân biệt. Tìm số nghiệm thực phân biệt của phương trình \({a^{2x}} - 2{a^x}\left( {{\mathop{\rm cosbx}\nolimits}  + 2} \right) + 1 = 0\)      

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}{a^{2x}} - 2{a^x}\left( {{\mathop{\cos bx}\nolimits}  + 2} \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow {a^x} + \frac{1}{{{a^x}}} = 2\left( {\cos bx + 2} \right)\\ \Leftrightarrow {\left( {{a^{\frac{x}{2}}}} \right)^2} + \frac{1}{{{{\left( {{a^{\frac{x}{2}}}} \right)}^2}}} - 2 = 2\left( {\cos bx + 1} \right) \Leftrightarrow {\left( {{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}}} \right)^2} = 2.2{\cos ^2}\frac{{bx}}{2}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}} = 2\cos \frac{{bx}}{2}\\{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}} =  - 2\cos \frac{{bx}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{a^{\frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{\frac{x}{2}}}}} = 2\cos \frac{{bx}}{2}\,\,\,\left( 1 \right)\\{a^{ - \frac{x}{2}}} - \frac{1}{{{a^{ - \frac{x}{2}}}}} = 2\cos \left( {\frac{{b\left( { - x} \right)}}{2}} \right)\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Theo bài ra ta có phương trình (1) có 7 nghiệm phân biệt.

Ta thấy nếu \({x_0}\) là nghiệm của (1) \( \Rightarrow \left( 2 \right)\) có nghiệm \( - {x_0}\).

Xét \(f\left( 0 \right) = 1 - 2.1\left( {1 + 2} \right) + 1 =  - 4 \ne 0 \Rightarrow x = 0\) không là nghiệm của (1) \( \Rightarrow {x_0} \ne 0 \Rightarrow  - {x_0} \ne {x_0}\,\,\forall {x_0}\).

Vậy phương trình đề bài có tất cả 14 nghiệm.

Chọn A.

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 149027

Tìm hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) . 

Xem đáp án

Xét hàm số \(y = {3^x}\) có TXĐ \(D = \mathbb{R}\) và \(a = 3 > 1 \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

Chọn A.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »