Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán - Trường THPT Lam Sơn

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 104 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 148828

Hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 5\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Ta có: \(y' = 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\end{array} \right.\)

Ta có BBT:

Từ BBT ta thấy hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\).

Chọn D.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 148829

Hàm số có đạo hàm bằng  \(2x + \dfrac{1}{{{x^2}}}\) là:

Xem đáp án

+) Đáp án A: \(y' = \left( {\dfrac{{2{x^2} - 2}}{{{x^3}}}} \right)' = \dfrac{{4x.{x^3} - 3{x^2}\left( {2{x^2} - 2} \right)}}{{{x^6}}} = \dfrac{{4{x^2} - 6{x^2} + 6}}{{{x^4}}} = \dfrac{{ - 2{x^2} + 6}}{{{x^4}}} \Rightarrow \) loại đáp án A.

+) Đáp án B: \(y' = \left( {\dfrac{{{x^3} + 1}}{x}} \right)' = \left( {{x^2} + \dfrac{1}{x}} \right)' = 2x - \dfrac{1}{{{x^2}}} \Rightarrow \) loại đáp án B.

+) Đáp án C: \(y' = \left( {\dfrac{{3{x^3} + 3x}}{x}} \right)' = \left( {3{x^2} + 3} \right)' = 6x \Rightarrow \) loại đáp án C.

+) Đáp án D: \(y' = \left( {\dfrac{{{x^3} + 5x - 1}}{x}} \right)' = \left( {{x^2} + 5 - \dfrac{1}{x}} \right)' = 2x + \dfrac{1}{{{x^2}}} \Rightarrow \) Chọn đáp án D.

Chọn D.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 148830

Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại \({x_0}\) thì phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)\) là:

Xem đáp án

Khi đó phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) có phương trình: \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0}\).

Chọn A.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 148831

Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {{x^2} + 2}  - 2}}{{x - 2}}\) bằng:

Xem đáp án

Chia cả tử và mẫu của biểu thức cho \(x > 0\) ta được:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {{x^2} + 2}  - 2}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {1 + \dfrac{2}{{{x^2}}}}  - \dfrac{2}{x}}}{{1 - \dfrac{2}{x}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{{\sqrt {1 + 0}  - 0}}{{1 - 0}} = 1\).

Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{2}{{{x^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \dfrac{2}{x} = 0\).

Chọn B.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 148832

Cho tập hợp S gồm 20 phần tử. Tìm số tập con gồm 3 phần tử của S.

Xem đáp án

Chọn bất kì 3 phần tử của tập hợp S có \(C_{20}^3\) cách chọn.

Như vậy ta có thể có  \(C_{20}^3\) tập con gồm 3 phần tử lấy từ tập S.

Chọn B.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 148833

Đường cong ở hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số ở dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số đồng biến trên R và đi qua điểm \(\left( {1;3} \right)\).

+) Đáp án A có: \(y' = 6{x^2} - 2x + 6 = {\left( {x - 1} \right)^2} + 5{x^2} + 6 > 0\) với mọi \(x \in R\) nên hàm số đồng biến trên R.

Thay \(x = 1\) vào hàm số ta được \(y\left( 1 \right) = 8 \ne 3\). Loại đáp án A.

+) Đáp án B có: \(y' = 6{x^2} - 12x + 6 = 6{\left( {x - 1} \right)^2} \ge 0\,\,\forall x \in R \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên R.

Thay \(x = 1\) vào hàm số ta được \(y\left( 1 \right) = 3\). Chọn đáp án B.

Chọn B.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 148834

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}}\) có các đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang lần lượt là:

Xem đáp án

TXĐ: \(D = R\backslash \left\{ 1 \right\}\)

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}} = 2 \Rightarrow y = 2\) là TCN của đồ thị hàm số.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}} = \infty  \Rightarrow x = 1\) là TCĐ của đồ thị hàm số.

Chọn A.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 148835

Giá trị của m làm cho phương trình \(\left( {m - 2} \right){x^2} - 2mx + m + 3 = 0\) có 2 nghiệm dương phân biệt là:

Xem đáp án

Cách 1 : Phương trình đã cho có 2 nghiệm dương phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  > 0\\ - \dfrac{b}{a} > 0\\\dfrac{c}{a} > 0\end{array} \right.\).

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 2 \ne 0\\{m^2} - \left( {m - 2} \right)\left( {m + 3} \right) > 0\\\dfrac{{2m}}{{m - 2}} > 0\\\dfrac{{3m}}{{m - 2}} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 2\\{m^2} - {m^2} - m + 6 > 0\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m <  - 3\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 2\\m < 6\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m <  - 3\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2 < m < 6\\m <  - 3\end{array} \right.\)

Cách 2 : Thử bằng máy tính với từng giá trị tương ứng của m ở mỗi đáp án sau đó chọn đáp án đúng.

+) Thử \(m = 8\)không thỏa mãn loại đáp án A.

+) Thử \(m = 1\) không thỏa mãn, loại B và D.

Chọn C.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 148836

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là khẳng định sai?       

Xem đáp án

Sử dụng các định lý của đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc.

+) Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.

+) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

+) Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng (không chứa đường thẳng đó) cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

Ta có Đáp án A sai vì: Hai mặt phẳng có thể cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba nhưng chúng không song song với nhau.

 

Chọn A.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 148837

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), AH là đường cao trong tam SAB. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là khẳng định sai?

Xem đáp án

Theo đề bài ta có: \(SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SA \bot BC \Rightarrow \) Đáp án C đúng.

Ta có: \(\Delta ABC\) vuông tại B \( \Rightarrow BC \bot BA\).

Lại có \(SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SA \bot BC\).

\( \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot AH \Rightarrow \) Đáp án B đúng.

Ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AC\,\,\left( {cmt} \right)\\AH \bot SB\end{array} \right. \Rightarrow AH \bot \left( {SBC} \right) \Rightarrow AH \bot SC \Rightarrow \) Đáp án D đúng.

 

Chọn A.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 148838

Cho hàm số \(y = \dfrac{{{x^3}}}{3} + 3x^2 - 2\) có đồ thị là \(\left( C \right)\). Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị \(\left( C \right)\)biết tiếp tuyến có hệ số góc \(k =  - 9?\)

Xem đáp án

Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là một điểm thuộc đồ thị \(\left( C \right)\).

Ta có \(y' = {x^2} + 6x\).

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại M có hệ số góc \(k =  - 9\) nên ta có:

\(f'\left( {{x_0}} \right) =  - 9 \Leftrightarrow x_0^2 + 6{x_0} =  - 9 \Leftrightarrow {\left( {{x_0} + 3} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow {x_0} =  - 3\)

\( \Rightarrow {y_0} = y\left( { - 3} \right) = 16 \Rightarrow M\left( { - 3;16} \right)\).

Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại \(M\left( { - 3;16} \right)\) là: \(y - 16 =  - 9\left( {x + 3} \right)\).

Chọn D.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 148839

Cho tứ diện S.ABC có các cạnh SA, SB, SC đôi một vuông góc với nhau. Biết \(SA = 3a;\,\,SB = 4a;\,\,SC = 5a\). Tính theo a thể tích V của khối tứ diện S.ABC.

Xem đáp án

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}SA \bot SB\\SA \bot SC\end{array} \right. \Rightarrow SA \bot \left( {SBC} \right)\)

\(SB \bot SC \Rightarrow \Delta SBC\) vuông tại S.

Khi đó ta có \({V_{SABC}} = \dfrac{1}{6}SA.SB.SC = \dfrac{1}{6}.3a.4a.5a = 10{a^3}\).

Chọn B.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 148840

Hàm số \(y = \dfrac{{2\sin x + 1}}{{1 - \cos x}}\) xác định khi:

Xem đáp án

Hàm số xác định \( \Leftrightarrow 1 - \cos x \ne 0 \Leftrightarrow \cos x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne k2\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)\).

Chọn C.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 148841

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {a;b} \right)\). Mệnh đề nào sau đây sai?

Xem đáp án

Ta có : Hàm số đồng biến trên \(\left( {a;b} \right) \Leftrightarrow f'\left( x \right) \ge 0\,\,\forall x \in \left( {a;b} \right)\) và bằng 0 tại hữu hạn điểm.

+) Đáp án B : \(y' =  - f'\left( x \right) \Rightarrow y' < 0\,\,\forall x \in \left( {a;b} \right) \Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\left( {a;b} \right)\). Đáp án B đúng.

+) Đáp án C : \(y' = f'\left( x \right) \Rightarrow y' \ge 0\,\,\forall x \in \left( {a;b} \right) \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left( {a;b} \right)\). Đáp án C đúng.

+) Đáp án D : \(y' =  - f'\left( x \right) \Rightarrow y' < 0\,\,\forall x \in \left( {a;b} \right) \Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\left( {a;b} \right)\). Đáp án D đúng.

Chọn A.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 148842

Đạo hàm của hàm số \(y = \sin \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 4x} \right)\) là:

Xem đáp án

Ta có :

\(\begin{array}{l}\left[ {\sin \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 4x} \right)} \right]' = \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 4x} \right)'\cos \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 4x} \right) =  - 4\cos \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 4x} \right)\\ =  - 4\cos \left( {\pi  + \dfrac{\pi }{2} - 4x} \right) =  - 4\left[ { - \cos \left( {\dfrac{\pi }{2} - 4x} \right)} \right] =  - 4\left( { - \sin 4x} \right) = 4\sin 4x\end{array}\)

Chọn C.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 148843

Phương trình \(\cos x - m = 0\) vô nghiệm khi m là:

Xem đáp án

Phương trình \(\cos x - m = 0 \Leftrightarrow \cos x = m\) vô nghiệm \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m <  - 1\\m > 1\end{array} \right.\).

Chọn D.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 148844

Cho hình chóp S.ABC có A’, B’ lần lượt là trung điểm của \(SA, SB\). Gọi \({V_1},\,\,{V_2}\) lần lượt là hể tích của khối chóp \(S.A’B’C\) và S.ABC. Tính tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\)?

Xem đáp án

Theo đề bài ta có : \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{V_{S.A'B'C}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SA'}}{{SA}}.\dfrac{{SB'}}{{SB}}.\dfrac{{SC}}{{SC}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}.1 = \dfrac{1}{4}\).

Chọn B.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 148845

Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC có \(A\left( {2;1} \right);\,\,B\left( { - 1;2} \right);\,\,C\left( {3;0} \right)\). Tứ giác ABCE ABCE  là hình bình hành khi tọa độ đỉnh E là cặp số nào dưới đây? 

Xem đáp án

Gọi \(E\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cần tìm.

\( \Rightarrow \overrightarrow {EC}  = \left( {3 - {x_0}; - {y_0}} \right);\,\,\overrightarrow {AB}  = \left( { - 3;1} \right)\).

Tứ giác ABCE là hình bình hành \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {EC} \).

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 - {x_0} =  - 3\\ - {y_0} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 6\\{y_0} =  - 1\end{array} \right. \Rightarrow E\left( {6; - 1} \right)\).

Chọn A.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 148846

Cho đường thẳng \(d:\,\,2x - y + 1 = 0\). Để phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \) biến đường thẳng d thành chính nó thi \(\overrightarrow v \) phải là véc tơ nào sau đây:

Xem đáp án

Ta có 1VTPT của d là \(\overrightarrow n  = \left( {2; - 1} \right)\) nên 1VTCP  là \(\overrightarrow u  = \left( {1;2} \right) = \left( { - 1; - 2} \right)\).

Vậy \(\overrightarrow v  = \overrightarrow u  = \left( {1;2} \right)\).

Chọn C.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 148847

Hàm số nào sau đây đạt cực tiểu tại \(x = 0\)?

Xem đáp án

+) Đáp án A : \(y' = 3{x^2} \ge 0\,\,\forall x \in R \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên R nên không có cực trị.

+) Đáp án B: \(y' = 2x = 0 \Leftrightarrow x = 0;\,\,y'' = 2 > 0 \Rightarrow x = 0\) là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số.

Chọn B.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 148848

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên R và có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left( { - 1;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {0;1} \right)\).

Chọn A.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 148849

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt đáy (ABCD) và \(SA = 2a\). Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC?

Xem đáp án

Ta có: \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABC}} = \dfrac{1}{3}.SA.\dfrac{1}{2}AB.BC = \dfrac{1}{3}.2a.\dfrac{1}{2}{a^2} = \dfrac{{{a^3}}}{3}\).

Chọn A.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 148850

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên R và có đồ thi \(y = f\left( x \right)\) như hình vẽ. Xét hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {{x^2} - 2} \right)\). Mệnh đề nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Xét trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) ta có :

\(x \in \left( {2; + \infty } \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\{x^2} - 2 \in \left( {2; + \infty } \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\f'\left( {{x^2} - 2} \right) > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow g'\left( x \right) >  - 0 \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right)\). Vậy đáp án B đúng.

Xét trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) ta có :

\(x \in \left( { - \infty ; - 2} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 0\\{x^2} - 2 \in \left( {2; + \infty } \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 0\\f'\left( {{x^2} - 2} \right) > 0\end{array} \right. \Rightarrow g'\left( x \right) < 0 \Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\). Vậy đáp án C đúng.

Xét trên khoảng \(\left( {-1;0} \right)\) ta có :

\(x \in \left( { - 1;0} \right) \Rightarrow \left\{ \matrix{x < 0 \hfill \cr
{x^2} - 2 \in \left( { - 2; - 1} \right) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow\left\{ \matrix{x < 0 \hfill \cr f'\left( {{x^2} - 2} \right) > 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow g'\left( x \right) < 0 \Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\left( {-1;0} \right)\). Vậy đáp án D đúng.

Chọn A.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 148851

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \dfrac{{mx + 1}}{{x + m}}\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\).

Xem đáp án

TXĐ : \(D = R\backslash \left\{ { - m} \right\}\)

Để hàm số đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y' > 0\\ - m \notin \left( {2; + \infty } \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{m^2} - 1}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}} > 0\\ - m \le 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 1\\m <  - 1\end{array} \right.\\m \ge  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2 \le m <  - 1\\m > 1\end{array} \right.\).

Chọn A.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 148852

Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có công bội  q và \({u_1} > 0\). Điều kiện của  q để  cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có ba số hạng liên tiếp là độ dài ba cạnh của một tam giác là: 

Xem đáp án

Gọi ba số hạng liên tiếp của CSN trên là \({u_1}{q^{n - 1}};\,\,{u_1}{q^n};\,\,\,{u_1}{q^{n + 1}}\).

Vì ba số hạng này là ba cạnh của 1 tam giác nên áp dụng BĐT tam giác ta có :

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{u_1}{q^{n - 1}} + {u_1}{q^n} > {u_1}{q^{n + 1}}\\{u_1}{q^{n - 1}} + {u_1}{q^{n + 1}} > {u_1}{q^n}\\{u_1}{q^n} + {u_1}{q^{n + 1}} > {u_1}{q^{n - 1}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 + q > {q^2}\\1 + {q^2} > q\\q + {q^2} > 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{q^2} - q - 1 < 0\\{q^2} - q + 1 > 0\,\,\left( {luon\,\,dung} \right)\\{q^2} + q - 1 > 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{1 - \sqrt 5 }}{2} < q < \dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\\\left[ \begin{array}{l}q > \dfrac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}\\q < \dfrac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \dfrac{{1 - \sqrt 5 }}{2} < q < \dfrac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\end{array}\)

Chọn D.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 148853

Cho tam giác ABC có \(A\left( {1; - 1} \right);\,\,B\left( {3; - 3} \right);\,\,C\left( {6;0} \right)\). Diện tích \(\Delta ABC\) là:

Xem đáp án

Phương trình đường thẳng \(BC:\,\,\dfrac{{x - 3}}{{6 - 3}} = \dfrac{{y + 3}}{{0 + 3}} \Leftrightarrow x - y - 6 = 0\).

\( \Rightarrow d\left( {A;BC} \right) = \dfrac{{\left| {1 + 1 - 6} \right|}}{{\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 \)

Ta có : \(BC = \sqrt {{3^2} + {3^2}}  = 3\sqrt 2 \).

Vậy \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}d\left( {A;BC} \right).BC = \dfrac{1}{2}.2\sqrt 2 .3\sqrt 2  = 6\).

Chọn A.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 148854

Tính tổng \(C_{2000}^0 + 2C_{2000}^1 + 3C_{2000}^2 + ... + 2001C_{2000}^{2000}\)?

Xem đáp án

Ta có :

\(\begin{array}{l}S = C_{2000}^0 + 2C_{2000}^1 + .... + 2001C_{2000}^{2000}\\S = \left( {C_{2000}^0 + C_{2000}^1 + .... + C_{2000}^{2000}} \right) + \left( {C_{2000}^1 + 2C_{2000}^2 + .... + 2000C_{2000}^{2000}} \right)\end{array}\)

Xét tổng \({\left( {1 + x} \right)^{2000}} = C_{2000}^0 + C_{2000}^1x + C_{2000}^2{x^2} + .... + C_{2000}^{2000}{x^{2000}}\)

Với \(x = 1\) ta có \({2^{2000}} = {\left( {1 + x} \right)^{2000}} = C_{2000}^0 + C_{2000}^1 + C_{2000}^2 + ... + C_{2000}^{2000}\)

Ta có :

\(\begin{array}{l}\left[ {{{\left( {1 + x} \right)}^{2000}}} \right]' = \left( {C_{2000}^0 + C_{2000}^1x + C_{2000}^2{x^2} + .... + C_{2000}^{2000}{x^{2000}}} \right)'\\ \Rightarrow 2000{\left( {1 + x} \right)^{1999}} = C_{2000}^1 + 2C_{2000}^2x + .... + 2000C_{2000}^{2000}{x^{1999}}\end{array}\)

Với \(x = 1 \Rightarrow {2000.2^{1999}} = C_{2000}^1 + 2C_{2000}^2 + 3C_{2000}^3 + .... + 2000C_{2000}^{2000}\)

\( \Rightarrow S = {2^{2000}} + {2000.2^{1999}} = {2^{1999}}\left( {2 + 2000} \right) = {2^{1999}}.2002 = {2^{2000}}.1001\)

Chọn D.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 148855

Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

Xem đáp án

Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y =  - \infty  \Rightarrow a < 0 \Rightarrow \) Loại A và D.

Ta có \(y' = 4a{x^3} + 2bx = 0 \Leftrightarrow 2x\left( {2a{x^2} + b} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} =  - \dfrac{b}{{2a}}\end{array} \right.\)

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số có 3 điểm cực trị \( \Rightarrow  - \dfrac{b}{{2a}} > 0\). Mà \(a < 0 \Rightarrow b > 0\). Loại B.

Chọn C.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 148856

Gọi S là tập các giá trị dương của tham số m sao cho hàm số \(y = {x^3} - 3m{x^2} + 27x + 3m - 2\) đạt cực trị tại \({x_1};{x_2}\) thỏa mãn \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right| \le 5\). Biết \(S = \left( {a;b} \right]\). Tính \(T = 2b - a\) ?

Xem đáp án

TXĐ : \(D = R\)

Ta có \(y' = 3{x^2} - 6mx + 27\)

Để hàm số có 2 điểm cực trị \({x_1};{x_2} \Rightarrow \) Phương trình \(y' = 0\) có 2 nghiệm phân biệt.

Ta có \(\Delta ' = 9{m^2} - 81 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 3\\m <  - 3\end{array} \right.\)

Áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}{x_2} = 9\end{array} \right.\).

Theo bài ta có :

\(\begin{array}{l}\left| {{x_1} - {x_2}} \right| \le 5 \Leftrightarrow {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2} \le 25 \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} \le 25\\ \Leftrightarrow 4{m^2} - 36 \le 25 \Leftrightarrow {m^2} \le \dfrac{{61}}{4} \Leftrightarrow  - \dfrac{{\sqrt {61} }}{2} \le m \le \dfrac{{\sqrt {61} }}{2}\end{array}\)

Kết hợp điều kiện ta có \(m \in \left( {3;\dfrac{{\sqrt {61} }}{2}} \right] \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b = \dfrac{{\sqrt {61} }}{2}\end{array} \right. \Rightarrow T = 2b - a = \sqrt {61}  - 3\).

Chọn C.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 148857

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có tất cả các mặt là hình vuông cạnh a. Các điểm M, N lần lượt nằm trên AD’, DB sao cho \(AM = DN = x\,\,\left( {0 < x < a\sqrt 2 } \right)\). Khi x thay đổi, đường thẳng MN luôn song song với mặt phẳng cố định nào sau đây?

Xem đáp án

Kẻ \(ME//AD\,\,\left( {E \in AA'} \right);\,\,NF//AD\,\,\left( {F \in AB} \right) \Rightarrow M,N,E,F\) đồng phẳng.

Áp dụng định lí Ta-lét ta có : \(\dfrac{{AM}}{{AD'}} = \dfrac{{AE}}{{AA'}};\,\,\dfrac{{DN}}{{BD}} = \dfrac{{AF}}{{AB}}\).

Mà \(AD' = BD = a\sqrt 2 \) (Do ABCD.A’B’C’D’ là hình lập phương cạnh a), \(AM = DN = x\,\,\left( {gt} \right)\).

\( \Rightarrow \dfrac{{AM}}{{AD'}} = \dfrac{{DN}}{{BD}} \Rightarrow \dfrac{{AE}}{{AA'}} = \dfrac{{AF}}{{AB}} \Rightarrow EF//A'B\) (Định lí Ta-lét đảo)

 

\( \Rightarrow \left( {MNEF} \right)//\left( {A'BC} \right) \Rightarrow MN//\left( {A'BC} \right)\).

Chọn B.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 148858

Cho đồ thị \(\left( C \right):\,\,y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) . Gọi M điểm bất kì thuộc đồ \(\left( C \right)\). Tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right)\) tại M cắt hai đường tiệm cận của \(\left( C \right)\) tại hai điểm P và Q. Gọi G là trọng tâm tam giác IPQ (với I là giao điểm hai đường tiệm cận của \(\left( C \right)\)). Diện tích tam giác GPQ là:

Xem đáp án

TXĐ: \(D = R\backslash \left\{ 1 \right\}\).

Đồ thị hàm số có TCN: \(y = 2\) và TCĐ: \(x = 1 \Rightarrow I\left( {1;2} \right)\).

Gọi \(M\left( {m;\dfrac{{2m + 1}}{{m - 1}}} \right) \in \left( C \right)\). Ta có \(y' =  - \dfrac{3}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} \Rightarrow y'\left( m \right) = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}\).

Phương trình tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại M là: \(y = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}\left( {x - m} \right) + \dfrac{{2m + 1}}{{m - 1}}\,\,\left( d \right)\).

Cho \(x = 1 \Rightarrow y = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}\left( {1 - m} \right) + \dfrac{{2m + 1}}{{m - 1}} = \dfrac{{3 + 2m + 1}}{{m - 1}} = \dfrac{{2m + 4}}{{m - 1}} \Rightarrow P\left( {1;\dfrac{{2m + 4}}{{m - 1}}} \right)\).

Cho \(y = 2 \Rightarrow 2 = \dfrac{{ - 3\left( {x - m} \right)}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} + \dfrac{{2m + 1}}{{m - 1}} = \dfrac{{ - 3x}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} + \dfrac{{2{m^2} + 2m - 1}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{{3x}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} = \dfrac{{2{m^2} + 2m - 1}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} - 2 = \dfrac{{6m - 3}}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} \Leftrightarrow x = 2m - 1 \Rightarrow Q\left( {2m - 1;2} \right)\).

Ta có \(IP \bot IQ\) nên tam giác IPQ vuông tại I, có \(IP = \left| {\dfrac{{2m + 4}}{{m - 1}} - 2} \right| = \dfrac{6}{{\left| {m - 1} \right|}};\,\,IQ = \left| {2m - 1 - 1} \right| = 2\left| {m - 1} \right|\)

\( \Rightarrow {S_{IPQ}} = \dfrac{1}{2}IP.IQ = \dfrac{1}{2}.\dfrac{6}{{\left| {m - 1} \right|}}.2\left| {m - 1} \right| = 6 \Rightarrow {S_{GPQ}} = \dfrac{1}{3}{S_{IPQ}} = 2\) (Với G là trọng tâm tam giác IPQ).

Chọn A.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 148859

Cho khối hộp \(ABCD.A’B’C’D’\) có thể tích bằng \(2018\). Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(AB\). Mặt phẳng \((MB'D')\) chia khối hộp \(ABCD.A’B’C’D’\) thành hai khối đa diện. Tính thể tích của phần khối đa diện chứa đỉnh \(A\).

Xem đáp án

Xét (MB’D’) và (ABCD) có:

M chung; \(B'D' \subset \left( {MB'D'} \right);\,\,BD \subset \left( {ABCD} \right);\,\,B'D'//BD\)

Do đó giao tuyến của (MB’D’) và (ABCD) là đường thẳng qua M và song song BD.

Trong (ABCD) kẻ MN // BD \(\left( {N \in AD} \right) \Rightarrow \left( {MB'D'} \right) \equiv \left( {MND'B'} \right)\) và mặt phẳng (MB’D’) chia ABCD.A’B’C’D’ thành 2 phần.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {MND'B'} \right) \cap \left( {ABB'A'} \right) = MB'\\\left( {MND'B'} \right) \cap \left( {ADD'A'} \right) = ND'\\\left( {ABB'A'} \right) \cap \left( {ADD'A'} \right) = AA'\end{array} \right. \Rightarrow AA';MB';ND'\) đồng quy tại I.

 

Gọi V và V1 lần lượt là thể tích của khối hộp ABCD.A’B’C’D’ và phần thể tích khối đa diện chứa điểm A. Áp dụng định lí Ta-lét ta có : \(\dfrac{{AM}}{{A'B'}} = \dfrac{{IA}}{{IA'}} = \dfrac{{IM}}{{IB'}} = \dfrac{{IN}}{{ID'}} = \dfrac{1}{2}\). Từ đó ta có :

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{V_{I.AMN}}}}{{{V_{I.A'B'D'}}}} = \dfrac{{IA}}{{IA'}}.\dfrac{{IM}}{{IB'}}.\dfrac{{IN}}{{IC'}} = \dfrac{1}{8} \Rightarrow {V_{I.AMN}} = \dfrac{1}{8}{V_{I.A'B'D'}} \Rightarrow {V_1} = \dfrac{7}{8}{V_{I.A'B'D'}}\\\dfrac{{{V_{I.A'B'D'}}}}{V} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{IA'.{S_{A'B'D}}}}{{IA.{S_{ABCD}}}} = \dfrac{1}{3}.2.\dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow {V_{I.A'B'D'}} = \dfrac{V}{3} \Rightarrow {V_1} = \dfrac{7}{8}.\dfrac{V}{3} = \dfrac{{7V}}{{24}} = \dfrac{{7063}}{{12}}\end{array}\)

Chọn D.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 148860

Cho lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Đặt \(AA' = a;\,\,AB = b,\,\,AC = c\). Gọi I là điểm thuộc đường thẳng CC’ sao cho \(\overrightarrow {C'I}  = \dfrac{1}{3}\overrightarrow {C'C} \), G là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GD}  = \overrightarrow 0 \) . Biểu diễn vectơ\(\overrightarrow {IG} \) qua các vectơ \(\overrightarrow a ;\,\,\overrightarrow b ;\,\,\overrightarrow c \). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là khẳng định đúng?

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GA'}  + \overrightarrow {GB'}  + \overrightarrow {GC'}  = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \overrightarrow {GI}  + \overrightarrow {IB}  + \overrightarrow {GI}  + \overrightarrow {IA'}  + \overrightarrow {GI}  + \overrightarrow {IB'}  + \overrightarrow {GI}  + \overrightarrow {IC'}  = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow 4\overrightarrow {GI}  + \left( {\overrightarrow {IB}  + \overrightarrow {IA'}  + \overrightarrow {IB'}  + \overrightarrow {IC'} } \right) = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \overrightarrow {IG}  = \dfrac{1}{4}\left( {\overrightarrow {IC}  + \overrightarrow {CA}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {IC'}  + \overrightarrow {C'A'}  + \overrightarrow {IC'}  + \overrightarrow {C'A'}  + \overrightarrow {A'B'}  + \overrightarrow {IC'} } \right)\\ \Leftrightarrow \overrightarrow {IG}  = \dfrac{1}{4}\left( {\overrightarrow {IC}  + 3\overrightarrow {IC'}  + 3\overrightarrow {CA}  + 2\overrightarrow {A'B'} } \right)\\ \Leftrightarrow \overrightarrow {IG}  = \dfrac{1}{4}\left( { - \dfrac{2}{3}\overrightarrow a  + \overrightarrow a  - 3\overrightarrow c  + 2\overrightarrow b } \right) = \dfrac{1}{4}\left( {\dfrac{1}{3}\overrightarrow a  + 2\overrightarrow b  - 3\overrightarrow c } \right)\end{array}\)

Chọn A.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 148861

Cho hình chóp S.ABC có \(SA = 1;\,\,SB = 2;\,\,SC = 3\) và \(\widehat {ASB} = {60^0};\,\,\widehat {BSC} = {120^0};\,\,\widehat {CSA} = {90^0}\). Tính thể tích khối chóp S.ABC.

Xem đáp án

Gọi \(B' \in SB\) ; \(C' \in SC\) sao cho \(SA = SB' = SC' = 1\).

Xét \(\Delta SAB'\) có \(\left\{ \begin{array}{l}SA = SB'\\\angle ASB' = {60^0}\end{array} \right. \Rightarrow \Delta SAB'\) đều \( \Rightarrow AB' = SA = 1\).

Xét \(\Delta SAC'\) có \(\widehat S = {90^0} \Rightarrow AC' = \sqrt {S{A^2} + SC{'^2}}  = \sqrt 2 \).

Xét \(\Delta SB'C'\) có : \(B'C' = \sqrt {{1^2} + {1^2} - 2.1.1\dfrac{{ - 1}}{2}}  = \sqrt 3 \) (Định lí Cosin)

Do đó theo định lí Pytago đảo ta có \(\Delta AB'C'\) vuông tại A.

Chóp S.AB’C’ có \(SA = SB' = SC'\) nên hình chiếu của S lên (AB’C’) trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta AB'C'\). Mà \(\Delta AB'C'\) vuông tại A nên tâm đường tròn ngoại tiếp là trung điểm H của B’C’ \( \Rightarrow SH \bot \left( {AB'C'} \right)\).

Xét \(\Delta SHB'\) vuông tại H : \(SH = SB'.\cos {60^0} = \dfrac{1}{2}\). Có \({S_{\Delta AB'C'}} = \dfrac{1}{2}AB'.AC' = \dfrac{1}{2}.1.\sqrt 2  = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\). Do đó \({V_{S.AB'C'}} = \dfrac{1}{3}SH.{S_{\Delta AB'C'}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{1}{2}.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{12}}\).

Ta có : \(\dfrac{{{V_{S.AB'C'}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SB'}}{{SB}}.\dfrac{{SC'}}{{SC}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{3} = \dfrac{1}{6} \Rightarrow {V_{S.ABC}} = 6{V_{S.AB'C'}} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\).

Chọn A.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 148862

Trong hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có phương trình đường thẳng \(BC:\,\,x + 7y - 13 = 0\). Các chân đường cao kẻ từ B, C lần lượt là \(E\left( {2;5} \right);\,\,F\left( {0;4} \right)\). Biết tọa độ đỉnh A là \(A\left( {a;b} \right)\). Khi đó:

Xem đáp án

Ta có \(\angle BFC = \angle BEC = {90^0} \Rightarrow \) Tứ giác BEFC nội tiếp đường tròn đường kính BC.

Gọi I là trung điểm của BC \( \Rightarrow IE = IF \Leftrightarrow I{E^2} = I{F^2}\).

Gọi \(I\left( {13 - 7t;t} \right) \in BC\) ta có:

\(\begin{array}{l}I{E^2} = I{F^2} \Leftrightarrow {\left( {11 - 7t} \right)^2} + {\left( {t - 5} \right)^2} = {\left( {13 - 7t} \right)^2} + {\left( {t - 4} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 121 - 154t - 10t + 25 = 169 - 182t - 8t + 16\\ \Leftrightarrow 26t = 39 \Leftrightarrow t = \dfrac{3}{2} \Rightarrow I\left( {\dfrac{5}{2};\dfrac{3}{2}} \right)\end{array}\)

Gọi \(B\left( {13 - 7m;m} \right) \in BC\). Vì I là trung điểm của BC \( \Rightarrow C\left( {7m - 8;3 - m} \right)\).

Ta có \(\overrightarrow {BE}  = \left( {7m - 11;5 - m} \right);\,\,\overrightarrow {CE}  = \left( {10 - 7m;2 + m} \right)\).

Ta có: \(\overrightarrow {BE} .\overrightarrow {CE}  = 0 \Leftrightarrow \left( {7m - 11} \right)\left( {10 - 7m} \right) + \left( {5 - m} \right)\left( {2 + m} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow  - 50{m^2} + 150m - 100 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.\)

TH1: \(m = 1 \Rightarrow B\left( {6;1} \right);\,\,C\left( { - 1;2} \right)\)

Khi đó ta có:

\(\overrightarrow {BE}  = \left( { - 4;4} \right)//\left( { - 1;1} \right) \Rightarrow \) Phương trình AC: \( - 1\left( {x - 2} \right) + 1\left( {y - 5} \right) = 0 \Leftrightarrow  - x + y - 3 = 0\).

\(\overrightarrow {CF}  = \left( {1;2} \right) \Rightarrow \) Phương trình AB: \(1\left( {x - 0} \right) + 2\left( {y - 4} \right) = 0 \Leftrightarrow x + 2y - 8 = 0\).

Vì \(A = AB \cap AC \Rightarrow A\left( {\dfrac{2}{3};\dfrac{{11}}{3}} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{2}{3}\\b = \dfrac{{11}}{3}\end{array} \right.\,\,\left( {ktm} \right)\).

TH2: \(m = 2 \Rightarrow B\left( { - 1;2} \right);\,\,\,C\left( {6;1} \right)\).

Khi đó ta có:

\(\overrightarrow {BE}  = \left( {3;3} \right)//\left( {1;1} \right) \Rightarrow \) Phương trình AC: \(1\left( {x - 2} \right) + 1\left( {y - 5} \right) = 0 \Leftrightarrow x + y - 7 = 0\).

\(\overrightarrow {CF}  = \left( { - 6;3} \right)//\left( { - 2;1} \right) \Rightarrow \) Phương trình AB: \( - 2\left( {x - 0} \right) + 1\left( {y - 4} \right) = 0 \Leftrightarrow  - 2x + y - 4 = 0\).

Vì \(A = AB \cap AC \Rightarrow A\left( {1;6} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 6\end{array} \right. \Rightarrow b - a = 6 - 1 = 5\).

Chọn D.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 148863

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho phương trình \(3\sqrt {x - 1}  + m\sqrt {x + 1}  = 2\sqrt[4]{{{x^2} - 1}}\) có hai nghiệm thực?

Xem đáp án

ĐKXĐ : \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\x + 1 \ge 0\\{x^2} - 1 \ge \end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 1\).

Ta có \(3\sqrt {x - 1}  + m\sqrt {x + 1}  = 2\sqrt[4]{{{x^2} - 1}} = 2\sqrt[4]{{x - 1}}.\sqrt[4]{{x + 1}}\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}\sqrt[4]{{x - 1}} = u\\\sqrt[4]{{x + 1}} = v\end{array} \right.\,\,\left( {u,v \ge 0} \right)\), ta có :

\(3{u^2} + m{v^2} = 2uv \Leftrightarrow 3{u^2} - 2uv + m{v^2} = 0 \Leftrightarrow 3{\left( {\dfrac{u}{v}} \right)^2} - 2\dfrac{u}{v} + m = 0\,\,\left( {\dfrac{u}{v} \ge 0} \right)\,\,\left( * \right)\,\,\left( {Do\,\,{v^2} \ne 0} \right)\)

Phương trình ban đầu có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (*) có 2 nghiệm không âm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' = 1 - 3m > 0\\S = \dfrac{2}{3} > 0\\P = \dfrac{m}{3} \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 \le m < \dfrac{1}{3}\).

Chọn D.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 148864

Nghiệm của phương trình \({\cos ^4}x + {\sin ^4}x + \cos \left( {x - \dfrac{\pi }{4}} \right)\sin \left( {3x - \dfrac{\pi }{4}} \right) - \dfrac{3}{2} = 0\) là:

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}{\sin ^4}x + {\cos ^4}x + \cos \left( {x - \dfrac{\pi }{4}} \right)\sin \left( {3x - \dfrac{\pi }{4}} \right) - \dfrac{3}{2} = 0\\ \Leftrightarrow \left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right) - 2{\sin ^2}x{\cos ^2}x + \dfrac{1}{2}\left[ {\sin \left( {3x - \dfrac{\pi }{4} + x - \dfrac{\pi }{4}} \right) + \sin \left( {3x - \dfrac{\pi }{4} - x + \dfrac{\pi }{4}} \right)} \right] - \dfrac{3}{2} = 0\\ \Leftrightarrow 1 - \dfrac{1}{2}{\sin ^2}2x + \dfrac{1}{2}\left[ {\sin \left( {4x - \dfrac{\pi }{2}} \right) + \sin 2x} \right] = 0\\ \Leftrightarrow  - \dfrac{1}{2}{\sin ^2}2x - \dfrac{1}{2}\cos 4x + \dfrac{1}{2}\sin 2x - \dfrac{1}{2} = 0 \Leftrightarrow  - {\sin ^2}2x - 1 + 2{\sin ^2}2x + \sin 2x - 1 = 0\\ \Leftrightarrow {\sin ^2}2x + \sin 2x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sin 2x = 1\\\sin 2x =  - 2\,\,\left( {loai} \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow 2x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi  \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)\end{array}\)

Chọn D.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 148865

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \({u_n} = \dfrac{1}{{{n^2}}} + \dfrac{3}{{{n^2}}} + ... + \dfrac{{2n - 1}}{{{n^2}}}\) với \(n \in N*\). Giá trị của \(\lim {u_n}\) bằng:

Xem đáp án

\({u_n} = \dfrac{1}{{{n^2}}} + \dfrac{3}{{{n^2}}} + ... + \dfrac{{2n - 1}}{{{n^2}}} = \dfrac{{1 + 3 + 5 + ... + 2n - 1}}{{{n^2}}} = \dfrac{{\left( {1 + 2n - 1} \right)n}}{{2{n^2}}} = 1 \Rightarrow \lim {u_n} = \lim 1 = 1\).

Chọn D.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 148866

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình thang vuông tại A và B, \(AB = BC = a;\,\,AD = 2a\). Biết SA vuông góc với đáy (ABCD), \(SA = a\). Gọi M, N lần lượt là trung điểm SB, CD. Tính sin góc giữa đường thẳng MN và mặt phẳng (SAC). 

Xem đáp án

Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của AB và SC ta có : MQ // NP // BC \( \Rightarrow M,N,P,Q\) đồng phẳng.

Gọi \(F = NP \cap AC \Rightarrow \left( {MNPQ} \right) \cap \left( {SAC} \right) = QF\),

\(I = QF \cap MN \Rightarrow I = MN \cap \left( {SAC} \right)\).

Gọi E là trung điểm của AD, ABCE là hình vuông nên CE = a.

Xét tam giác ACD có \(CE = \dfrac{1}{2}AD = a \Rightarrow \Delta ACD\) vuông tại C \( \Rightarrow CD \bot AC\).

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}CD \bot AC\\CD \bot SA\,\,\left( {SA \bot \left( {ABCD} \right)} \right)\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow NC \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow \)C là hình chiếu của N trên (SAC)

 

\( \Rightarrow \angle \left( {MN;\left( {SAC} \right)} \right) = \angle \left( {NI;CI} \right) = \angle NIC\).

Xét tam giác vuông CED có \(CD = \sqrt {C{E^2} + E{D^2}}  = a\sqrt 2  \Rightarrow CN = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

Có \(MO = \dfrac{1}{2}BC = \dfrac{a}{2};\,\,NP = \dfrac{{AD + BC}}{2} = \dfrac{{3a}}{2}\); \(\dfrac{{PF}}{{BC}} = \dfrac{{AP}}{{AB}} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow PF = \dfrac{a}{2} \Rightarrow FN = a\).

Áp dụng định lí Ta-lét ta có: \(\dfrac{{IN}}{{IM}} = \dfrac{{NF}}{{MQ}} = 2 \Rightarrow IN = 2IM \Rightarrow IN = \dfrac{2}{3}MN\).

Xét tam giác vuông MNP có \(MN = \sqrt {M{P^2} + N{P^2}}  = \sqrt {{{\left( {\dfrac{{SA}}{2}} \right)}^2} + N{P^2}}  = \dfrac{{a\sqrt {10} }}{2} \Rightarrow IN = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{a\sqrt {10} }}{2} = \dfrac{{a\sqrt {10} }}{3}\).

Xét tam giác vuông NIC : \(\sin \angle NIC = \dfrac{{CN}}{{NI}} = \dfrac{{\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}}}{{\dfrac{{a\sqrt {10} }}{3}}} = \dfrac{{3\sqrt 5 }}{{10}}\).

Chọn C.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 148867

Cho hai số thực x, y thay đổi thỏa mãn điều kiện \({x^2} + {y^2} = 2\). Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = 2\left( {{x^3} + {y^3}} \right) - 3xy\). Giá trị của \(M + m\) bằng:

Xem đáp án

\(P = 2\left( {{x^3} + {y^3}} \right) - 3xy = 2\left( {x + y} \right)\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right) - 3xy = 2\left( {x + y} \right)\left( {2 - xy} \right) - 3xy\)

Đặt \(t = x + y \Rightarrow {t^2} = {x^2} + {y^2} + 2xy = 2 + 2xy \Leftrightarrow xy = \dfrac{{{t^2} - 2}}{2}\).

Vì \({\left( {x + y} \right)^2} \ge 4xy \Leftrightarrow {t^2} \ge 2\left( {{t^2} - 2} \right) \Leftrightarrow {t^2} - 4 \le 0 \Leftrightarrow  - 2 \le t \le 2\).

Khi đó ta có:

\(\begin{array}{l}P = 2t\left( {2 - \dfrac{{{t^2} - 2}}{2}} \right) - 3\dfrac{{{t^2} - 2}}{2}\,\,\,\left( {t \in \left[ { - 2;2} \right]} \right)\\P = 4t - 4{t^3} - \dfrac{3}{2}{t^2} + 3\\P =  - {t^3} - \dfrac{3}{2}{t^2} + 6t + 3 = f\left( t \right)\,\,\left( {t \in \left[ { - 2;2} \right]} \right)\end{array}\)

Xét hàm số \(f\left( t \right) =  - {t^3} - \dfrac{3}{2}{t^2} + 6t + 3\) trên \(\left[ { - 2;2} \right]\) ta có \(f'\left( t \right) =  - 3{t^2} - 3t + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1 \in \left[ { - 2;2} \right]\\t =  - 2 \in \left[ { - 2;2} \right]\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( t \right) = \dfrac{{13}}{2} = \max P;\,\,\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( t \right) =  - 7 = \min P \Rightarrow M + m = \dfrac{{13}}{2} - 7 =  - \dfrac{1}{2}\).

Chọn B.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 148868

Đường dây điện 110KV kéo từ trạm phát (điểm A) trong đất liền ra đảo (điểm C). Biết khoảng cách ngắn nhất từ C đến B là 60km, khoảng cách từ A đến B là 100km, mỗi km dây điện dưới nước chi phí là 100 triệu đồng, chi phí mỗi km dây điện trên bờ là 60 triệu đồng. Hỏi điểm G cách A bao nhiêu km để mắc dây điện từ A đến G rồi từ G đến C chi phí thấp nhất? (Đoạn AB ở trên bờ, đoạn GC dưới nước).

Xem đáp án

Đặt \(AG = x\,\,\left( {0 < x < 100} \right) \Rightarrow BG = 100 - x\).

Áp dụng định lí Pytago ta có : \(GC = \sqrt {3600 + {{\left( {100 - x} \right)}^2}}  = \sqrt {{x^2} - 200x + 13600} \)

Vậy chi phí cần dùng là \(f\left( x \right) = 60x + 100\sqrt { - {x^2} + 200x - 6400} \)

Ta có :

\(\begin{array}{l}f'\left( x \right) = 60 + 100\dfrac{{x - 100}}{{\sqrt {{x^2} - 200x + 13600} }} = 0\\ \Leftrightarrow 100\dfrac{{100 - x}}{{\sqrt {{x^2} - 200x + 13600} }} = 60\\ \Leftrightarrow 5\left( {100 - x} \right) = 3\sqrt {{x^2} - 200x + 13600} \\ \Leftrightarrow 25{\left( {100 - x} \right)^2} = 9\left( {{x^2} - 200x + 13600} \right)\\ \Leftrightarrow 25{x^2} - 5000x + 250000 = 9{x^2} - 1800x + 122400 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 145\,\,\left( {ktm} \right)\\x = 55\end{array} \right.\end{array}\)

BBT:

 

Dựa vào BBT ta có \(\min f\left( x \right) = f\left( {55} \right) \Leftrightarrow x = 55 \Leftrightarrow AG = 55\).

Chọn C.

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 148869

Tập hợp các giá trị của tham số m để hàm số \(y =| 3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m - 1|\) có 7 điểm cực trị là:

Xem đáp án

Để hàm số \(y = \left| {3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m - 1} \right|\) có 7 điểm cực trị thì hàm số \(y = 3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m - 1\) cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt.

Xét hàm số \(y = 3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m - 1\) ta có : \(y' = 12{x^3} - 12{x^2} - 24x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x =  - 1\\x = 0\end{array} \right.\).

Để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 1 > 0\\m - 6 < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < m < 6\).

Chọn D.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 148870

Tính tổng tất cả các nghiệm của phương trình \(\cos 2x - {\tan ^2}x = \dfrac{{{{\cos }^2}x - {{\cos }^3}x - 1}}{{{{\cos }^2}x}}\) trên đoạn \(\left[ {1;70} \right]\).

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\cos 2x - {\tan ^2}x = \dfrac{{{{\cos }^2}x - {{\cos }^3}x - 1}}{{{{\cos }^2}x}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left( {2{{\cos }^2}x - 1} \right){{\cos }^2}x - {{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} = \dfrac{{{{\cos }^2}x - {{\cos }^3}x - 1}}{{{{\cos }^2}x}}\\ \Leftrightarrow \left( {2{{\cos }^2}x - 1} \right){\cos ^2}x - {\sin ^2}x = {\cos ^2}x - {\cos ^3}x - 1\\ \Leftrightarrow {\cos ^2}x\left( {2{{\cos }^2}x - 1 + \cos x} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 2{\cos ^2}x - 1 + \cos x = 0\,\,\left( {Do\,\,\cos x \ne 0} \right)\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos x =  - 1\\\cos x = \dfrac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \pi  + k2\pi \\x = \dfrac{\pi }{3} + m2\pi \\x =  - \dfrac{\pi }{3} + n2\pi \end{array} \right.\,\,\left( {k,m,n \in Z} \right)\end{array}\)

\(\begin{array}{l}\pi  + k2\pi  \in \left[ {1;70} \right] \Leftrightarrow 1 \le \pi  + k2\pi  \le 70\,\,\left( {k \in Z} \right) \Leftrightarrow \dfrac{{1 - \pi }}{{2\pi }} \le k \le \dfrac{{70 - \pi }}{{2\pi }}\,\,\left( {k \in Z} \right) \Leftrightarrow k \in \left\{ {0;1;2;...;10} \right\}\\\dfrac{\pi }{3} + m2\pi  \in \left[ {1;70} \right] \Leftrightarrow 1 \le \dfrac{\pi }{3} + m2\pi  \le 70\,\,\left( {m \in Z} \right) \Leftrightarrow \dfrac{{1 - \dfrac{\pi }{3}}}{{2\pi }} \le m \le \dfrac{{70 - \dfrac{\pi }{3}}}{{2\pi }}\,\,\left( {m \in Z} \right) \Leftrightarrow m \in \left\{ {0;1;2;...;10} \right\}\\ - \dfrac{\pi }{3} + n2\pi  \in \left[ {1;70} \right] \Leftrightarrow 1 \le  - \dfrac{\pi }{3} + n2\pi  \le 70\,\,\left( {n \in Z} \right) \Leftrightarrow \dfrac{{1 + \dfrac{\pi }{3}}}{{2\pi }} \le n \le \dfrac{{70 + \dfrac{\pi }{3}}}{{2\pi }}\,\,\left( {n \in Z} \right) \Leftrightarrow n \in \left\{ {1;2;...;11} \right\}\end{array}\)

Vậy tổng các nghiệm thuộc \(\left[ {1;70} \right]\) của phương trình trên là :

\(\begin{array}{l}S = \left( {\pi  + \pi  + 2\pi  + \pi  + 4\pi  + ... + \pi  + 20\pi } \right) + \left( {\dfrac{\pi }{3} + \dfrac{\pi }{3} + 2\pi  + \dfrac{\pi }{3} + 4\pi  + ... + \dfrac{\pi }{3} + 20\pi } \right)\\\,\,\,\,\,\, + \left( { - \dfrac{\pi }{3} + 2\pi  - \dfrac{\pi }{3} + 4\pi  + .... - \dfrac{\pi }{3} + 22\pi } \right)\\S = 11\pi  + \pi \left( {2 + 4 + ... + 20} \right) + \dfrac{{11\pi }}{3} + \left( {2 + 4 + ... + 20} \right)\pi  - \dfrac{{11}}{3}\pi  + \left( {2 + 4 + ... + 22} \right)\pi \\S = 11\pi  + 110\pi  + \dfrac{{11}}{3}\pi  + 110\pi  - \dfrac{{11}}{3}\pi  + 132\pi \\S = 363\pi \end{array}\)

Chọn C.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 148871

Cho hàm số \(y = {x^3} - {x^2} + 2x + 5\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Trong các tiếp tuyến của \(\left( C \right)\), tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất, thì hệ số góc của tiếp tuyến đó là

Xem đáp án

Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là

\(f'\left( {{x_0}} \right) = 3x_0^2 - 2{x_0} + 2 = 3\left( {x_0^2 - \dfrac{2}{3}{x_0} + \dfrac{1}{9}} \right) + \dfrac{5}{3} = 2{\left( {{x_0} - \dfrac{1}{2}} \right)^2} + \dfrac{5}{3} \ge \dfrac{5}{3}\).

Vậy tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất thì hệ số góc đó là \(\dfrac{5}{3}\).

Chọn B.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 148872

Cho hàm số \(y = \dfrac{{x - 1}}{{m{x^2} - 2x + 3}}\). Có tất cả bao nhiêu giá trị của m để đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận

Xem đáp án

TH1: \(m = 0 \Rightarrow y = \dfrac{{x - 1}}{{ - 2x + 3}}\) có TCN \(y = \dfrac{{ - 1}}{2}\) và TCĐ \(x = \dfrac{3}{2} \Rightarrow m = 0\) thỏa mãn.

TH2: \(m \ne 0\), đồ thị hàm số luôn có TCN \(y = 0\).

Để đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận \( \Rightarrow \) Đồ thị hàm số có 1 TCĐ.

\( \Rightarrow \) Phương trình \(m{x^2} - 2x + 3 = 0\) hoặc có 1 nghiệm duy nhất, hoặc có 2 nghiệm phân biệt trong đó có một nghiệm \(x = 1\).

+) Ta có \(\Delta  = 1 - 3m = 0 \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{3} \Rightarrow \) Phương trình trở thành \(\dfrac{1}{3}{x^2} - 2x + 3 = 0 \Leftrightarrow x = 3\).

+) \(\left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\m - 2 + 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < \dfrac{1}{3}\\m =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m =  - 1\).

Vậy \(m \in \left\{ {0; - 1;\dfrac{1}{3}} \right\}\).

Chọn B.

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 148873

Cho hàm số \(y = \dfrac{{{x^2}}}{{1 - x}}\). Đạo hàm cấp 2018 của hàm số \(f\left( x \right)\) là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}f\left( x \right) = \dfrac{{{x^2}}}{{1 - x}} = \dfrac{{{x^2} - 1 + 1}}{{1 - x}} =  - x - 1 + \dfrac{1}{{1 - x}}\\ \Rightarrow f'\left( x \right) =  - 1 + \dfrac{1}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\\\,\,\,\,\,\,f''\left( x \right) = \dfrac{{ - 2\left( {x - 1} \right)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^4}}} = \dfrac{{ - 2}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^3}}}\\\,\,\,\,\,f'''\left( x \right) = \dfrac{{2.3{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^6}}} = \dfrac{{2.3}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^4}}}\\.......\\ \Rightarrow {f^{\left( {2018} \right)}}\left( x \right) = \dfrac{{ - 2.3...2018}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^{2019}}}} =  - \dfrac{{2018!}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^{2019}}}} = \dfrac{{2018!}}{{{{\left( {1 - x} \right)}^{2019}}}}\end{array}\)

Chọn B.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 148874

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của \(m \ge  - 10\) sao cho đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{{x^2} + \sqrt {x - 1} }}{{{x^2} + \left( {m - 1} \right)x + 1}}\) có đúng một tiệm cận đứng?

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 1\\{x^2} + \left( {m - 1} \right)x + 1 \ne 0\end{array} \right.\)

Ta thấy \({x^2} + \sqrt {x - 1}  > 0\;\;\forall x \ge 1.\)

\( \Rightarrow \) đồ thị hàm số có đúng một TCĐ \( \Leftrightarrow pt\;\;{x^2} + \left( {m - 1} \right)x + 1 = 0\;\;\left( * \right)\) có đúng một nghiệm \(x \ge 1.\)

TH1: Phương trình \(\left( * \right)\) có nghiệm kép \(x \ge 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  = 0\\ - \dfrac{b}{{2a}} \ge 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} - 4 = 0\\ - \dfrac{{m - 1}}{2} \ge 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m - 1 = 2\\m - 1 =  - 2\end{array} \right.\\m - 1 \le  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m = 3\\m =  - 1\end{array} \right.\\m \le  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m =  - 1.\)

TH2: Phương trình \(\left( * \right)\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1} < 1 \le {x_2}\)

\( \Leftrightarrow a.f\left( 1 \right) > 0 \Leftrightarrow 1.\left( {1 + m - 1 + 1} \right) > 0 \Leftrightarrow m >  - 1\)

Kết hợp các TH và điều kiện bài cho \(m \ge  - 10\) ta có: \( - 10 \le m \le  - 1\) thỏa mãn điều kiện bài toán.

Chọn B.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 148875

Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_5} =  - 15\); \({u_{20}} = 60\). Tổng 20 số hạng đầu tiên của cấp số cộng là:

Xem đáp án

Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{u_5} =  - 15\\{u_{20}} = 60\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} + 4d =  - 15\\{u_1} + 19d = 60\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} =  - 35\\d = 5\end{array} \right..\)

Vậy tổng của 20 số hạng đầu tiên của CSC đã cho là: \({S_{20}} = \dfrac{{20\left( {2.\left( { - 35} \right) + 19.5} \right)}}{2} = 250.\)

Chọn  A.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 148876

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}\) trên đoạn \(\left[ {0;3} \right]\) là: 

Xem đáp án

Điều kiện: \(x \ne  - 1.\)

Vì \( - 1 \notin \left[ {0;\;3} \right]\) nên với bài toán này ta có thể chọn cách bấm máy tính để làm nhanh hơn.

Cách 1: Ta sử dụng máy tính để bấm máy:

+) Bước 1: Nhập hàm số \(y = \dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}\) vào máy tính

+) Bước 2: Start = 0, End = 3, Step \( = \dfrac{{3 - 0}}{{19}}.\)

Khi đó ta được: 

Ta thấy giá trị của hàm số luôn tăng từ -1 đến 0,5.

Vậy \(\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {0;\;3} \right]} y =  - 1\) khi \(x = 0.\)

Chọn C.

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 148877

Trong không gian với hệ tọa độ \({\rm{Ox}}yz\)cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):2x + my - z + 1 = 0\) và \(\left( Q \right):x + 3y + \left( {2m + 3} \right)z - 2 = 0\). Giá trị của \(m\) để \(\left( P \right) \bot \left( Q \right)\) là:

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow {{n_P}}  = \left( {2;\;m; - 1} \right),\;\;\overrightarrow {{n_Q}}  = \left( {1;\;3;\;2m + 3} \right)\)

\(\left( P \right) \bot \left( Q \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_Q}}  = 0 \Leftrightarrow 2.1 + m.3 - 1\left( {2m + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2 + 3m - 2m - 3 = 0 \Leftrightarrow m = 1.\)

Chọn  B.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »