Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán - Trường THPT Phan Bội Châu

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 81 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 149678

Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) biết \({u_1} = 3,{u_2} =  - 1\). Tìm \({u_3}\).

Xem đáp án

\(d = {u_2} - {u_1} =  - 1 - 3 =  - 4 \Rightarrow {u_3} = {u_2} + d =  - 1 + \left( { - 4} \right) =  - 5\)

Chọn C.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 149679

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị hàm số nào dưới đây?

Xem đáp án

Từ hình vẽ ta thấy đồ thị nhận đường thẳng \(y = 2\) là đường tiệm cận ngang và đường thẳng \(x =  - 1\) làm tiệm cận đứng. Và đồ thị hàm số đi qua điểm có tọa độ \(\left( {0; - 1} \right)\).

+ Đáp án A: Đồ thị \(y = \frac{{1 - 2x}}{{x + 1}}\)  nhận \(y =  - 2\) làm TCN và \(x =  - 1\) làm TCĐ nên loại A.

+ Đáp án B: Đồ thị \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)  nhận \(y = 2\) làm TCN và \(x =  - 1\) làm TCĐ và điểm có tọa độ \(\left( {0; - 1} \right)\) thuộc đồ thị nên chọn B.

+ Đáp án C: Đồ thị \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\)  nhận \(y = 2\) làm TCN và \(x = 1\) làm TCĐ nên loại C.

+ Đáp án D: Đồ thị \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)  nhận \(y = 2\) làm TCN và \(x =  - 1\) làm TCĐ nhưng điểm có tọa độ \(\left( {0; - 1} \right)\) không thuộc đồ thị nên loại D.

Chọn  B.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 149680

Tìm đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2 - 2x}}{{x + 1}}\).

Xem đáp án

Ta có : \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{2 - 2x}}{{x + 1}} =  - 2 \Rightarrow y =  - 2\) là TCN của đồ thị hàm số.

Chọn D.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 149681

Cắt một khối trụ bởi một mặt phẳng qua trục của nó, ta được thiết diện là một hình vuông có cạnh bằng \(a\). Tính diện tích xung quanh \(S\) của khối trụ đó.

Xem đáp án

Do thiết diện là hình vuông cạnh \(a\) nên bán kính đáy bằng \(\frac{a}{2}\) và chiều cao \(h = a\).

Diện tích xunh quanh: \(S = 2\pi .\frac{a}{2}.a = \pi {a^2}\).

Chọn  C.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 149682

Một mặt cầu có đường kính bằng \(a\) có diện tích \(S\) bằng bao nhiêu? 

Xem đáp án

Vì đường kính mặt cầu bằng \(a\) nên bán kính mặt cầu là \(r = \frac{a}{2}.\)

Diện tích mặt cầu là \(S = 4\pi {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = \pi {a^2}.\)

Chọn  C.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 149683

Tìm nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {3x - 2} \right) = 3\).

Xem đáp án

Điều kiện:\(3x - 2 > 0 \Leftrightarrow x > \frac{2}{3}.\)

Ta có: \({\log _2}\left( {3x - 2} \right) = 3 \Leftrightarrow 3x - 2 = {2^3} \Leftrightarrow 3x = 10 \Leftrightarrow x = \frac{{10}}{3}\,\,\left( {tm} \right)\).

Chọn B.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 149684

Cho biểu thức \(P = {2^x}{.2^y}\left( {x;y \in \mathbb{R}} \right)\). Khẳng định nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Ta có \(P = {2^x}{.2^y} = {2^{x + y}}.\)

Chọn  D.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 149685

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(D'.ABCD\). 

Xem đáp án

Diện tích đáy \(ABCD\) là \({S_{ABCD}} = {a^2}\), chiều cao \(D'D = a\).

Do đó \({V_{D'.ABCD}} = \frac{1}{3}{S_{ABCD}}.D'D = \frac{1}{3}{a^2}.a = \frac{{{a^3}}}{3}\).

Chọn C.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 149686

Trong khai triển nhị thức \({\left( {2x - 1} \right)^{10}}.\) Tìm hệ số của số hạng chứa \({x^8}.\) 

Xem đáp án

Ta có \({\left( {2x - 1} \right)^{10}} = \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k{{\left( {2x} \right)}^{10 - k}}.{{\left( { - 1} \right)}^k} = } \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k.{x^{10 - k}}{{.2}^{10 - k}}.{{\left( { - 1} \right)}^k}} \)

Số hạng chứa \({x^8}\) trong khai triển ứng với \(10 - k = 8 \Leftrightarrow k = 2\)

Nên hệ số của số hạng chứa \({x^8}\) là \(C_{10}^2{.2^{10 - 2}}.{\left( { - 1} \right)^2} = 11520.\)

Chọn B.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 149687

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với đáy \(ABC\). Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(B\) và \(SA = a\sqrt 2 ,SB = a\sqrt 5 \). Tính góc giữa \(SC\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\). 

Xem đáp án

Vì \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) nên góc \(\angle \left( {SC,\left( {ABC} \right)} \right) = \angle \left( {SC,AC} \right) = \angle SCA\) (vì \(\angle SCA < \angle A = {90^0}\))

Tam giác \(SAB\) vuông tại \(A\) có \(SA = a\sqrt 2 ,SB = a\sqrt 5  \Rightarrow AB = \sqrt {S{B^2} - S{A^2}}  = a\sqrt 3  \Rightarrow BC = a\sqrt 3 \).

Do đó \(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}}  = \sqrt {3{a^2} + 3{a^2}}  = a\sqrt 6 \).

Tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) có \(\tan \angle SCA = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{{a\sqrt 2 }}{{a\sqrt 6 }} = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow \angle SCA = {30^0}\).

Chọn B.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 149688

Phương trình \({\sin ^2}x + \sqrt 3 \sin x\cos x = 1\)có bao nhiêu nghiệm thuộc \(\left[ {0;2\pi } \right]?\) 

Xem đáp án

Ta có : \({\sin ^2}x + \sqrt 3 \sin x\cos x = 1 \Leftrightarrow \frac{{1 - \cos 2x}}{2} + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x = 1\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x - \frac{1}{2}\cos 2x = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \frac{1}{2}\cos 2x - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x = \frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{3}.\cos 2x - \sin \frac{\pi }{3}\sin 2x = \frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow \cos \left( {2x + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \frac{\pi }{3} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\2x + \frac{\pi }{3} =  - \frac{\pi }{3} + m2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x =  - \frac{\pi }{3} + m\pi \end{array} \right.\left( {k,\,m \in \mathbb{Z}} \right)\end{array}\)

Vì \(x \in \left[ {0;2\pi } \right]\) nên ta có

+ \(0 \le k\pi  \le 2\pi  \Leftrightarrow 0 \le k \le 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}k = 0 \Rightarrow x = 0\\k = 1 \Rightarrow x = \pi \\k = 2 \Rightarrow x = 2\pi \end{array} \right.\) 

+ \(0 \le  - \frac{\pi }{3} + m2\pi  \le 2\pi  \Leftrightarrow \frac{1}{6} \le m \le \frac{7}{6} \Leftrightarrow m = 1 \Rightarrow x = \frac{{2\pi }}{3}.\)

Vậy có bốn nghiệm thuộc \(\left[ {0;2\pi } \right]\)

Chọn  D.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 149689

Gọi \(M,m\) lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = x + \sqrt {4 - {x^2}} \). Tính \(M - m\). 

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \left[ { - 2;2} \right]\).

\(y' = 1 - \frac{x}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow \sqrt {4 - {x^2}}  = x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\4 - {x^2} = {x^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \sqrt 2 \).

 Ta có: \(y\left( { - 2} \right) =  - 2,\,\,y\left( 2 \right) = 2,\,\,y\left( {\sqrt 2 } \right) = 2\sqrt 2 \).

Vậy \(M = 2\sqrt 2 ,m =  - 2 \Rightarrow M - m = 2\sqrt 2  + 2\).

Chọn B.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 149690

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\sqrt 2 .\) Biết \(SA\) vuông góc với đáy và \(SC = a\sqrt 5 .\) Tính thể tích \(V\) của khối chóp đã cho. 

Xem đáp án

Vì \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot AC\)

Vì \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\sqrt 2 \) nên \(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}}  = \sqrt {2{a^2} + 2{a^2}}  = 2a.\)

Tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) có \(SA = \sqrt {S{C^2} - A{C^2}}  = \sqrt {{{\left( {a\sqrt 5 } \right)}^2} - {{\left( {2a} \right)}^2}}  = a\)

Thể tích \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SA.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}a.{\left( {a\sqrt 2 } \right)^2} = \frac{{2{a^3}}}{3}.\)

Chọn A.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 149691

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Tìm khoảng đồng biến của hàm số.

Xem đáp án

Quan sát đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số có hướng đi lên từ trái qua phải trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Hay hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Chọn C.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 149692

Cho hai số thực \(a,b\) với \(a > 0,a \ne 1,b \ne 0\). Khẳng định nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Dễ thấy các đáp án A, B, C đều đúng theo tính chất logarit. Đáp án D sai vì chưa biết \(b > 0\) hay \(b < 0\) nên không phá được dấu giá trị tuyệt đối trong đáp án D.

Chọn D.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 149693

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^2}{\left( {x + 1} \right)^3}\left( {x + 2} \right)\). Hàm số \(f\left( x \right)\) có mấy điểm cực trị? 

Xem đáp án

Do \(f'\left( x \right) = {x^2}{\left( {x + 1} \right)^3}\left( {x + 2} \right)\) có các nghiệm \(x = 0\) (bội \(2\)) nên loại.

Ngoài ra \(f'\left( x \right) = 0\) có hai nghiệm bội lẻ, đó là \({x_1} =  - 1,{x_2} =  - 2\).

Vậy hàm số có có \(2\) điểm cực trị.

Chọn B.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 149694

Cho \({\log _a}b = 2;{\log _a}c = 3.\) Tính giá trị của biểu thức \(P = {\log _a}\left( {a{b^3}{c^5}} \right)\) 

Xem đáp án

Ta có \(P = {\log _a}\left( {a{b^3}{c^5}} \right) = {\log _a}a + {\log _a}{b^3} + {\log _a}{c^5} = 1 + 3{\log _a}b + 5{\log _a}c = 1 + 3.2 + 5.3 = 22.\)

Chọn  C.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 149695

Hàm số nào sau đây nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

Xem đáp án

Đáp án A sai vì hàm bậc bốn trùng phương không nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) (nó luôn có cực trị).

Đáp án B sai vì hàm \(y = \sin x\) nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right)\).

Đáp án C sai và hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\) nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Đáp án D đúng vì hàm số \(y =  - {x^3} - 2x\) có \(y' =  - 3{x^2} - 2 < 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

Chọn D.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 149696

Gọi \(M,m\) lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = x + \frac{1}{x}\) trên \(\left[ {\frac{1}{3};3} \right]\). Tính \(3M + 2m\). 

Xem đáp án

Ta có: \(y' = 1 - \frac{1}{{{x^2}}} = \frac{{{x^2} - 1}}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 \in \left[ {\frac{1}{3};3} \right]\\x =  - 1 \notin \left[ {\frac{1}{3};3} \right]\end{array} \right.\)

Lại có \(y\left( {\frac{1}{3}} \right) = \frac{{10}}{3},\,\,y\left( 1 \right) = 2,\,\,y\left( 3 \right) = \frac{{10}}{3}\).

Vậy \(M = \frac{{10}}{3},m = 2\) suy ra \(3M + 2m = 3.\frac{{10}}{3} + 2.2 = 14\).

Chọn  C.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 149697

Gọi \({x_1},{x_2}\) là nghiệm của phương trình \({7^{{x^2} - 5x + 9}} = 343\). Tính \({x_1} + {x_2}\). 

Xem đáp án

Ta có: \({7^{{x^2} - 5x + 9}} = 343 \Leftrightarrow {7^{{x^2} - 5x + 9}} = {7^3} \Leftrightarrow {x^2} - 5x + 9 = 3 \Leftrightarrow {x^2} - 5x + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 3\end{array} \right.\)

Do đó tổng hai nghiệm \({x_1} + {x_2} = 2 + 3 = 5\).

Chọn C.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 149698

Thiết diện qua trục của hình nón tròn xoay là một tam giác đều cạnh \(2a.\) Tính thể tích \(V\) của khối nón đó. 

Xem đáp án

Cắt hình nón bằng mặt phẳng qua trục ta dược thiết diện là tam giác đều \(SAB\) có cạnh \(AB = 2r = 2a \Rightarrow R = a\) và  trung tuyến \(SO = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\)

Thể tích khối nón là \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {a^2}.a\sqrt 3  = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{3}\) .

Chọn B.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 149699

Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Quan sát dáng đồ thị hàm số ta thấy \(a < 0\), loại B và D.

Đồ thị cắt trục \(Oy\) tại \(\left( {0; - 3} \right)\) nên \(c =  - 3 < 0\).

Hàm số có ba điểm cực trị nên phương trình \(y' = 4a{x^3} + 2bx = 2x\left( {2a{x^2} + b} \right) = 0\) có ba nghiệm phân biệt

\( \Leftrightarrow  - \frac{b}{{2a}} > 0 \Leftrightarrow \frac{b}{{2a}} < 0 \Leftrightarrow b > 0\,\,\,\left( {do\,\,a < 0} \right).\)

Vậy \(a < 0,\,\,b > 0,\,\,c < 0\).

Chọn C.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 149700

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có tất cả các cạnh đều bằng \(2a.\) Tính bán kính \(R\) của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho. 

Xem đáp án

Gọi \(O\) là tâm hình vuông \(ABCD\) và \(E\) là trung điểm \(SB.\)

Vì \(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(SO \bot \left( {ABCD} \right)\)

Trong \(\left( {SBO} \right)\) kẻ đường trung trực của \(SB\) cắt \(SO\) tại \(I\), khi đó \(IA = IB = IC = ID = IS\)  nên \(I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABCD\) và bán kính mặt cầu là \(R = IS.\)

Ta có \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(2a \Rightarrow BD = \sqrt {B{C^2} + C{D^2}}  = 2a\sqrt 2  \Rightarrow BO = \frac{{BD}}{2} = a\sqrt 2 .\)

Ta có \(SA = SB = SC = SD = 2a\) (vì \(S.ABCD\) là hình chóp đều) nên \(SE = EB = \frac{{2a}}{2} = a\)

Xét tam giác \(SBO\) vuông tại \(O\) (vì \(SO \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SO \bot OB\)) có \(SO = \sqrt {S{B^2} - O{B^2}}  = \sqrt {4{a^2} - 2{a^2}}  = a\sqrt 2 .\)

Ta có \(\Delta SEI\) đồng dạng với tam giác \(SOB\left( {g - g} \right) \Rightarrow \frac{{SI}}{{SB}} = \frac{{SE}}{{SO}} \Leftrightarrow IS = \frac{{SB.SE}}{{SO}} = \frac{{2a.a}}{{a\sqrt 2 }} = \sqrt 2 a.\)

Vậy bán kính \(R = a\sqrt 2 .\)

Chọn C.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 149701

Cho lăng trụ tam giác đều, có độ dài tất cả các cạnh bằng \(2\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đó. 

Xem đáp án

Diện tích đáy tam giác đều cạnh \(2\) là \(S = \frac{{{2^2}\sqrt 3 }}{4} = \sqrt 3 \).

Thể tích lăng trụ: \(V = Sh = \sqrt 3 .2 = 2\sqrt 3 \).

Chọn A.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 149702

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\) biết nó song song với đường thẳng \(y = 9x + 6.\) 

Xem đáp án

Ta có \(y' = 3{x^2} - 6x\)

Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là tiếp điểm của tiếp tuyến \(\left( d \right)\) và đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1.\)

Khi đó hệ số góc của \(\left( d \right)\) là \(k = f'\left( {{x_0}} \right) = 3x_0^2 - 6{x_0}\)

Mà \(\left( d \right)\) song song với \(y = 9x + 6 \Rightarrow f'\left( {{x_0}} \right) = 9 \Leftrightarrow 3x_0^2 - 6{x_0} = 9 \Leftrightarrow 3x_0^2 - 6{x_0} - 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_0} =  - 1 \Rightarrow {y_0} =  - 3\\{x_0} = 3 \Rightarrow {y_0} = 1\end{array} \right.\)

+ Với \(M\left( { - 1; - 3} \right) \Rightarrow \left( d \right):y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0} = 9\left( {x + 1} \right) - 3 = 9x + 6\) (loại vì trùng với đường thẳng \(y = 9x + 6\))

+ Với \(M\left( {3;1} \right) \Rightarrow \left( d \right):y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0} = 9\left( {x - 3} \right) + 1 = 9x - 26\) (thỏa mãn)

Chọn B.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 149703

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác vuông tại \(A\), \(AB = a,AC = a\sqrt 2 \). Biết góc giữa mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) bằng \({60^0}\) và hình chiếu vuông góc của \(A'\) trên \(\left( {ABC} \right)\) là trung điểm \(H\) của \(AB\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đó. 

Xem đáp án

Gọi \(D,E\) lần lượt là hình chiếu của \(H,A\) lên \(BC\).

Ta thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}HD \bot BC\\A'H \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow \left( {A'HD} \right) \bot BC \Rightarrow A'D \bot BC\).

Khi đó \(\left( {A'BC} \right)\) và \(\left( {ABC} \right)\) chính là góc giữa hai đường thẳng \(A'D\) và \(HD\) hay \(\angle A'DH = {60^0}\).

Xét tam giác vuông \(ABC\) có \(AB \bot AC \Rightarrow BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}}  = \sqrt {{a^2} + 2{a^2}}  = a\sqrt 3 \).

Nên \(AE = \frac{{AB.AC}}{{BC}} = \frac{{a.a\sqrt 2 }}{{a\sqrt 3 }} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\) suy ra \(HD = \frac{1}{2}AE = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 6 }}{3} = \frac{{a\sqrt 6 }}{6}\).

Từ đó \(A'H = HD.\tan {60^0} = \frac{{a\sqrt 6 }}{6}.\sqrt 3  = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = {S_{ABC}}.A'H = \frac{1}{2}AB.AC.A'H = \frac{1}{2}a.a\sqrt 2 .\frac{{a\sqrt 2 }}{2} = \frac{{{a^3}}}{2}\).

Chọn B.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 149704

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a,\widehat {ABC} = 60^\circ ,SA = SB = SC = a\sqrt 2 .\) Tính thể tích \(V\) của khối chóp đã cho. 

Xem đáp án

Vì \(ABCD\) là hình thoi nên \(AB = BC\) mà \(\angle ABC = 60^\circ \) nên \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(a.\)

Gọi \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\), \(O\) là giao điểm hai đường chéo hình thoi.

Vì \(SA = SB = SC\) nên \(S\) thuộc trục đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) hay chân đường cao hạ từ \(S\) xuống \(\left( {ABC} \right)\) trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp \(H\) của tam giác \(ABC.\) Hay \(SH \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SH \bot \left( {ABCD} \right)\)

+ Vì \(ABC\) đều cạnh \(a\) tâm \(H\) nên \(AC = a;\,BO = \frac{{a\sqrt 3 }}{2};\,BH = \frac{2}{3}BO = \frac{2}{3}\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

+ Vì \(SH \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SH \bot BD\)

+ Xét tam giác \(BHD\) vuông tại \(H\) có \(SH = \sqrt {S{B^2} - B{H^2}}  = \sqrt {{{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2} - {{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}}  = \frac{{a\sqrt 5 }}{{\sqrt 3 }}\)

+ Diện tích hình thoi \(ABCD\) là \(\frac{1}{2}AC.BD = \frac{1}{2}AC.2BO = \frac{1}{2}a.2.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)

Thể tích \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 5 }}{{\sqrt 3 }}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2} = \frac{{{a^3}\sqrt 5 }}{6}.\)

Chọn A.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 149705

Có bao nhiêu số nguyên dương \(m\) sao cho đường thẳng \(y = x + m\) cắt đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\) tại hai điểm phân biệt \(A,B\) và \(AB \le 4\)? 

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}.\)

Xét phương trình hoành độ giao điểm:

\(\frac{{2x - 1}}{{x + 1}} = x + m \Leftrightarrow 2x - 1 = \left( {x + 1} \right)\left( {x + m} \right) \Leftrightarrow {x^2} + \left( {m - 1} \right)x + m + 1 = 0\,\,\,\left( 1 \right)\).

Đường thẳng \(y = x + m\) cắt đồ thị hàm số tại \(2\) điểm phân biệt \( \Leftrightarrow \) phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm phân biệt khác \( - 1\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  = {\left( {m - 1} \right)^2} - 4\left( {m + 1} \right) = {m^2} - 6m - 3 > 0\\{\left( { - 1} \right)^2} + \left( {m - 1} \right).\left( { - 1} \right) + m + 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m > 3 + 2\sqrt 3 \\m < 3 - 2\sqrt 3 \end{array} \right.\\3 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 3 + 2\sqrt 3 \\m < 3 - 2\sqrt 3 \end{array} \right.\).

Gọi tọa độ giao điểm \(A\left( {{x_1};{x_1} + m} \right),B\left( {{x_2};{x_2} + m} \right)\) với \({x_1},{x_2}\) là nghiệm của \(\left( 1 \right)\).

Khi đó \(A{B^2} = 2{\left( {{x_2} - {x_1}} \right)^2} \Rightarrow AB \le 4 \Leftrightarrow A{B^2} \le 16 \Leftrightarrow 2{\left( {{x_2} - {x_1}} \right)^2} \le 16\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left( {{x_2} - {x_1}} \right)^2} \le 8 \Leftrightarrow {\left( {{x_2} + {x_1}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} \le 8\\ \Leftrightarrow {\left( {1 - m} \right)^2} - 4\left( {m + 1} \right) \le 8 \Leftrightarrow {m^2} - 6m - 3 - 8 \le 0\\ \Leftrightarrow {m^2} - 6m - 11 \le 0 \Leftrightarrow 3 - 2\sqrt 5  \le m \le 3 + 2\sqrt 5 \end{array}\)

Kết hợp với \(\left[ \begin{array}{l}m > 3 + 2\sqrt 3 \\m < 3 - 2\sqrt 3 \end{array} \right.\) ta được \(\left[ \begin{array}{l}3 + 2\sqrt 3  < m \le 3 + 2\sqrt 5 \\3 - 2\sqrt 5  \le m < 3 - 2\sqrt 3 \end{array} \right.\).

Mà \(m\) nguyên dương nên \(m = 7\).

Vậy chỉ có duy nhất \(1\) giá trị của \(m\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Chọn A.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 149706

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác cân tại \(A,\) biết \(AB = a;SA = SB = a\) và mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\). Tính \(SC\) biết bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABC\) bằng \(a.\)

Xem đáp án

Lấy \(H\) là trung điểm \(BC\) suy ra \(AH \bot BC\) (do tam giác \(ABC\) cân tại \(A\))

Lại có \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SBC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\\\left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC\end{array} \right.\)  nên \(AH \bot \left( {SBC} \right)\) tại \(H.\)

Từ đề bài ta có \(AS = AB = AC\) nên \(A\) thuộc trục đường tròn ngoại tiếp tam giác \(SBC\) , lại có \(AH \bot \left( {SBC} \right)\) tại \(H\) nên \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(SBC \Rightarrow HB = HS = HC\) hay \(HS = \frac{1}{2}BC\) nên tam giác \(SBC\) vuông tại \(S.\)

Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB,\) kẻ đường trung trực của \(AB\) cắt \(AH\) tại \(O.\)

Khi đó ta có \(OA = OB = OC = OS\) hay \(O\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp \(S.ABC \Rightarrow OA = R = a.\)

+ Ta có \(\Delta OMA\) đồng dạng với \(\Delta BHA\left( {g - g} \right) \Rightarrow \frac{{OA}}{{AB}} = \frac{{MA}}{{HA}} \Leftrightarrow \frac{a}{a} = \frac{{\frac{a}{2}}}{{HA}} \Rightarrow HA = \frac{a}{2}\) .

+ Xét tam giác vuông \(AHC\) có \(HC = \sqrt {A{C^2} - A{H^2}}  = \sqrt {{a^2} - \frac{{{a^2}}}{4}}  = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow BC = 2HC = a\sqrt 3 \)

+ Xét tam giác \(SBC\) vuông tại \(S\left( {cmt} \right)\) có \(SC = \sqrt {B{C^2} - S{B^2}}  = \sqrt {3{a^2} - {a^2}}  = a\sqrt 2 .\)

Chọn B.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 149707

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - \left( {2m - 1} \right){x^2} + \left( {2 - m} \right)x + 2.\) Tìm tất cá các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) có 5 cực trị. 

Xem đáp án

Nhận thấy rằng nếu \({x_0}\) là điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) thì \( - {x_0}\) cũng là điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) (1)

Lại thấy vì đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) nhận trục \(Oy\) làm trục đối xứng mà \(f\left( x \right)\) là hàm đa thứ bậc ba nên \(x = 0\) luôn là một điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra để hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) có 5 điểm cực trị thì hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - \left( {2m - 1} \right){x^2} + \left( {2 - m} \right)x + 2\) có hai điểm cực trị dương phân biệt.

Hay phương trình \(f'\left( x \right) = 3{x^2} - 2\left( {2m - 1} \right)x + 2 - m = 0\) có hai nghiệm phân biệt dương.

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\Delta ' > 0}\\
{S > 0}\\
{P > 0}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{{\left( {2m - 1} \right)}^2} - 3\left( {2 - m} \right) > 0}\\
{\frac{{2m - 1}}{3} > 0}\\
{2 - m > 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{4{m^2} - m - 5 > 0}\\
{m > \frac{1}{2}}\\
{m < 2}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m < - 1}\\
{m > \frac{5}{4}}
\end{array}} \right.}\\
{m > \frac{1}{2}}\\
{m < 2}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \frac{5}{4} < m < 2.
\end{array}\)

Chọn D.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 149708

Cho hình trụ có bán kính đáy bằng \(a\sqrt 2 \). Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng, song song với trụ của hình trụ và cách trục của hình trụ một khoảng bằng \(\frac{a}{2}\) ta được thiết diện là một hình vuông. Tính thể tích \(V\) của khối trụ đã cho. 

Xem đáp án

Gọi \(O,O'\) lần lượt là tâm các đáy, khi đó thiết diện là hình vuông \(DGEF\) và \(d\left( {OO',\left( {DGEF} \right)} \right) = OH = \frac{a}{2}\).

Tam giác \(OEH\) vuông tại \(H\) nên \(HE = \sqrt {O{E^2} - O{H^2}}  = \sqrt {2{a^2} - \frac{{{a^2}}}{4}}  = \frac{{a\sqrt 7 }}{2}\)

\( \Rightarrow OO' = GD = GE = 2HE = a\sqrt 7 \).

Vậy thể tích \(V = \pi {R^2}h = \pi .{\left( {a\sqrt 2 } \right)^2}.a\sqrt 7  = 2\pi {a^3}\sqrt 7 \)

Chọn C.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 149709

Cho tập hợp \(X\) gồm các số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau có dạng \(\overline {abcdef} \) . Từ tập \(X\) lấy ngẫu nhiên một số. Tính xác suất để số lấy ra là số lẻ và thõa mãn \(a < b < c < d < e < f.\) 

Xem đáp án

+ Số có 6 chữ số khác nhau là \(\overline {abcdef} \) với \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,d,\,\,e,\,\,f \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,9} \right\}\)

Nên \(a\) có 9 cách chọn, \(b\) có 9 cách chọn, \(c\) có 8 cách chọn, \(d\)  có 7 cách chọn, \(e\) có 6 cách chọn và \(f\) có 5 cách chọn.Suy ra số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right) = 9.9.8.7.6.5 = 136080\)

+ Gọi A là biến cố  ‘’\(\overline {abcdef} \) là số lẻ và \(a < b < c < d < e < f.\)”

Suy ra không thể có chữ số \(0\) trong số \(\overline {abcdef} \) và \(f \in \left\{ {7;\,\,9} \right\}.\) 

+ Nếu \(f = 7 \Rightarrow a,b,c,d,e \in \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\) mà với mỗi bộ \(5\) số được lấy ra ta chỉ ó duy nhất 1 cách sắp xếp theo thứ tự tăng dần nên có thể lập được \(C_6^5 = 6\) số thỏa mãn.

+ Nếu \(f = 9 \Rightarrow a,\,b,\,\,c,\,\,d,\,\,e \in \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8} \right\}\) mà với mỗi bộ \(5\) số được lấy ra ta chỉ ó duy nhất 1 cách sắp xếp theo thứ tự tăng dần nên có thể lập được \(C_8^5 = 56\) số thỏa mãn.

Suy ra \(n\left( A \right) = 6 + 56 = 62\) nên xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{62}}{{136080}} = \frac{{31}}{{68040}}\)

Chọn C.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 149710

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông tâm \(O\) cạnh \(a\). \(SO\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(SO = a\sqrt 2 \). Tính khoảng cách \(d\) giữa \(SC\) và \(AB\). 

Xem đáp án

Gọi \(M,E\) là trung điểm của \(AB,CD\) và \(F,G\) là hình chiếu của \(O,M\) lên \(SE\).

Ta thấy: \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}AB//CD \subset \left( {SCD} \right)\\SC \subset \left( {SCD} \right)\end{array} \right. \Rightarrow d\left( {AB,SC} \right) = d\left( {AB,\left( {SCD} \right)} \right)\\ = d\left( {M,\left( {SCD} \right)} \right) = 2d\left( {O,\left( {SCD} \right)} \right)\end{array}\) 

Dễ thấy \(CD \bot \left( {SME} \right) \Rightarrow CD \bot OF\). Mà \(OF \bot SE \Rightarrow OF \bot \left( {SCD} \right) \Rightarrow d\left( {O,\left( {SCD} \right)} \right) = OF\).

Xét tam giác \(SOE\) vuông tại \(O\) có

\(OF = \frac{{SO.OE}}{{SE}} = \frac{{SO.OE}}{{\sqrt {S{O^2} + O{E^2}} }} = \frac{{a\sqrt 2 .\frac{a}{2}}}{{\sqrt {2{a^2} + \frac{{{a^2}}}{4}} }} = \frac{{a\sqrt 2 }}{3}\)

Vậy \(d\left( {M,\left( {SCD} \right)} \right) = 2d\left( {O,\left( {SCD} \right)} \right) = 2OF = \frac{{2a\sqrt 2 }}{3}\).

Chọn D.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 149711

Tìm tất cả các giá trị khác nhau của tham số \(m\) để hàm số \(y = \frac{{{5^{ - x}} + 2}}{{{5^{ - x}} - m}}\) đồng biến trên \(\left( { - \infty ;0} \right)\). 

Xem đáp án

ĐK : \({5^{ - x}} \ne m.\)

Ta có : \(y = \frac{{{5^{ - x}} + 2}}{{{5^{ - x}} - m}} = \frac{{\frac{1}{{{5^x}}} + 2}}{{\frac{1}{{{5^x}}} - m}} = \frac{{{{2.5}^x} + 1}}{{ - m{{.5}^x} + 1}}\)

Đặt \({5^x} = t\left( {t > 0} \right) \Rightarrow y = \frac{{2t + 1}}{{ - mt + 1}}\,\left( {t \ne \frac{1}{m}} \right)\) . Với \(x \in \left( { - \infty ;0} \right) \Rightarrow t \in \left( {0;1} \right)\)

Để hàm số \(y = \frac{{{5^{ - x}} + 2}}{{{5^{ - x}} - m}}\)  đồng biến trên \(\left( { - \infty ;0} \right)\) thì hàm số \(y = \frac{{2t + 1}}{{ - mt + 1}}\) đồng biến trên \(\left( {0;1} \right).\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y' = \frac{{2 + m}}{{{{\left( { - mt + 1} \right)}^2}}} > 0\\\frac{1}{m} \notin \left( {0;1} \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 + m > 0\\\left[ \begin{array}{l}\frac{1}{m} \le 0\\\frac{1}{m} \ge 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m >  - 2\\\left\{ \begin{array}{l}m \le 0\\\frac{{1 - m}}{m} \ge 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m >  - 2\\\left\{ \begin{array}{l}m \le 0\\0 \le m \le 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2 < m \le 0\\0 \le m \le 1\end{array} \right. \Rightarrow  - 2 < m \le 1\)  

Chọn C.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 149712

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \(\left( {m + 3} \right){9^x} + \left( {2m - 1} \right){3^x} + m + 1 = 0\) có hai nghiệm trái dấu.

Xem đáp án

Đặt \(t = {3^x} > 0\) ta được: \(\left( {m + 3} \right){t^2} + \left( {2m - 1} \right)t + m + 1 = 0\,\,\left( 1 \right)\).

Phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu (giả sử \({x_1} < 0 < {x_2}\)) \( \Leftrightarrow \) \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm dương phân biệt thỏa mãn \(0 < {t_1} = {3^{{x_1}}} < 1 < {3^{{x_2}}} = {t_2}\), nghĩa là \(0 < {t_1} < 1 < {t_2}\)

Áp dụng định lý Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} + {t_2} =  - \frac{{2m - 1}}{{m + 3}}\\{t_1}{t_2} = \frac{{m + 1}}{{m + 3}}\end{array} \right..\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m + 3 \ne 0}\\{\Delta  = {{\left( {2m - 1} \right)}^2} - 4\left( {m + 3} \right)\left( {m + 1} \right) > 0}\\{\left( {{t_1} - 1} \right)\left( {{t_2} - 1} \right) < 0}\\{{t_1}{t_2} > 0}\\{{t_1} + {t_2} > 0}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \ne  - 3}\\{ - 20m - 11 > 0}\\{{t_1}{t_2} - \left( {{t_1} + {t_2}} \right) + 1 < 0}\\{{t_1}{t_2} > 0}\\{{t_1} + {t_2} > 0}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \ne  - 3}\\{m <  - \dfrac{{11}}{{20}}}\\{\dfrac{{m + 1}}{{m + 3}} + \dfrac{{2m - 1}}{{m + 3}} + 1 < 0}\\{\dfrac{{m + 1}}{{m + 3}} > 0}\\{ - \dfrac{{2m - 1}}{{m + 3}} > 0}\end{array}} \right.\)  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne  - 3\\m <  - \dfrac{{11}}{{20}}\\\dfrac{{4m + 3}}{{m + 3}} < 0\\\dfrac{{m + 1}}{{m + 3}} > 0\\ - \dfrac{{2m - 1}}{{m + 3}} > 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne  - 3\\m <  - \dfrac{{11}}{{20}}\\ - 3 < m <  - \dfrac{3}{4}\\\left[ \begin{array}{l}m <  - 3\\m >  - 1\end{array} \right.\\ - 3 < m < \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow  - 1 < m <  - \dfrac{3}{4}\)

Chọn C.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 149713

Tìm tất cá các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2m{x^2} + 4x - 5\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). 

Xem đáp án

Ta có: \(y' = {x^2} - 4mx + 4\)

Để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R} \Leftrightarrow y' \ge 0;\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1 > 0\\\Delta ' = {\left( { - 2m} \right)^2} - 4 \le 0\end{array} \right. \Leftrightarrow  - 1 \le m \le 1\)

Chọn B.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 149714

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \({x^3} - 3{x^2} + 2 - m = 0\) có ba nghiệm phân biệt. 

Xem đáp án

Ta có: \({x^3} - 3{x^2} + 2 - m = 0 \Leftrightarrow m = {x^3} - 3{x^2} + 2\).

Xét hàm \(f\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} + 2\) có \(f'\left( x \right) = 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\end{array} \right.\).

Phương trình đã cho có \(3\) nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \) đường thẳng \(y = m\) cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại ba điểm phân biệt.

Bảng biến thiên:

Quan sát bảng biến thiên ta thấy, với \( - 2 < m < 2\) thì đường thẳng \(y = m\) cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại ba điểm phân biệt hay phương trình đã cho có ba nghiệm phân biệt.

Vậy \( - 2 < m < 2\) là các giá trị cần tìm.

Chọn D.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 149715

Đặt \(a = {\log _7}11,b = {\log _2}7.\) Hãy biểu diễn \({\log _{\sqrt[3]{7}}}\frac{{121}}{8}\) theo \(a\) và \(b.\) 

Xem đáp án

Ta có :

 \(\begin{array}{l}\,\,\,{\log _{\sqrt[3]{7}}}\frac{{121}}{8} = {\log _{\sqrt[3]{7}}}121 - {\log _{\sqrt[3]{7}}}8 = {\log _{{7^{\frac{1}{3}}}}}{11^2} - {\log _{{7^{\frac{1}{3}}}}}{2^3}\\ = 6{\log _7}11 - 9{\log _7}2 = 6{\log _7}11 - 9.\frac{1}{{{{\log }_2}7}} = 6a - \frac{9}{b}.\end{array}\)

Chọn B.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 149716

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \(\log _2^2x + {\log _2}x - m = 0\) có nghiệm \(x \in \left( {0;1} \right)\). 

Xem đáp án

Đặt \(t = {\log _2}x\), vì \(0 < x < 1\) nên \(t < 0\) hay \(t \in \left( { - \infty ;0} \right)\).

Phương trình trở thành \({t^2} + t - m = 0 \Leftrightarrow m = {t^2} + t\).

Xét hàm \(f\left( t \right) = {t^2} + t\)  trên \(\left( { - \infty ;0} \right)\).

Đồ thị hàm số \(y = f\left( t \right)\) là parabol có hoành độ đỉnh \(t =  - \frac{1}{2} \in \left( { - \infty ;0} \right)\).

Bảng biến thiên:

Quan sát bảng biến thiên ta thấy, khi \(m \ge  - \frac{1}{4}\) thì đường thẳng \(y = m\) cắt đồ thị hàm số đã cho tại ít nhất \(1\) điểm thuộc \(\left( { - \infty ;0} \right)\).

Do đó phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc \(\left( {0;1} \right)\).

Vậy \(m \ge  - \frac{1}{4}\) là giá trị cần tìm.

Chọn B.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 149717

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau:

Hàm số \(y = 3f\left( {x + 3} \right) - {x^3} + 12x\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Ta có: \(y' = 3f'\left( {x + 3} \right) - 3{x^2} + 12\)

Đặt \(t = x + 3 \Rightarrow x = t - 3\) ta có \(y' = 3f'\left( t \right) - 3{\left( {t - 3} \right)^2} + 12 = 3f'\left( t \right) - 3{t^2} + 18t - 15\)

Để hàm số nghịch biến thì \(y' < 0 \Leftrightarrow 3f'\left( t \right) - 3{t^2} + 18t - 15 < 0 \Leftrightarrow f'\left( t \right) < {t^2} - 6t + 5\)

Ta chọn \(t\) sao cho \(\left\{ \begin{array}{l}f'\left( t \right) < 0\\{t^2} - 6t + 5 > 0\end{array} \right.\)

Từ bảng xét dấu hàm \(f'\left( x \right)\) ta thấy \(f'\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 1 < x < 1\\x > 5\end{array} \right.\)  nên  \(f'\left( t \right) < 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 1 < t < 1\\t > 5\end{array} \right.\)

Khi đó: \(\left\{ \begin{array}{l}f'\left( t \right) < 0\\{t^2} - 6t + 5 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l} - 1 < t < 1\\t > 5\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}t > 5\\t < 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 1 < t < 1\\t > 5\end{array} \right.\)

Mà \(t = x + 3\) nên \(\left[ \begin{array}{l} - 1 < t < 1\\t > 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 1 < x + 3 < 1\\x + 3 > 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 4 < x <  - 2\\x > 2\end{array} \right.\)

Vậy hàm số \(y = 3f\left( {x + 3} \right) - {x^3} + 12x\) nghich biến trên \(\left( { - 4;2} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\).

Chọn D.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 149718

Giả sử hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm là hàm số \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị được cho như hình vẽ dưới đây và \(f\left( 0 \right) + f\left( 1 \right) - 2f\left( 2 \right) = f\left( 4 \right) - f\left( 3 \right)\). Tìm giá trị nhỏ nhất \(m\) của hàm số \(y = f\left( x \right)\) trên \(\left[ {0;4} \right]\).

Xem đáp án

Quan sát đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) ta thấy:

+) Trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\) thì \(f'\left( x \right) > 0\).

+) Trên khoảng \(\left( {2;4} \right)\) thì \(f'\left( x \right) < 0\).

Ta có bảng biến thiên:

Từ bảng biến thiên ta thấy GTNN của hàm số đạt được bằng \(f\left( 0 \right)\) hoặc \(f\left( 4 \right)\).

Ta sẽ so sánh \(f\left( 0 \right)\) và \(f\left( 4 \right)\) như sau:

\(\begin{array}{l}f\left( 0 \right) + f\left( 1 \right) - 2f\left( 2 \right) = f\left( 4 \right) - f\left( 3 \right) \Leftrightarrow f\left( 0 \right) - f\left( 4 \right) = 2f\left( 2 \right) - f\left( 1 \right) - f\left( 3 \right)\\ = \left[ {f\left( 2 \right) - f\left( 1 \right)} \right] + \left[ {f\left( 2 \right) - f\left( 3 \right)} \right] > 0\,\,\,\left( {do\,\,f\left( 2 \right) > f\left( 1 \right),f\left( 2 \right) > f\left( 3 \right)} \right).\end{array}\)  

Do đó \(f\left( 0 \right) - f\left( 4 \right) > 0 \Leftrightarrow f\left( 0 \right) > f\left( 4 \right)\).

Vậy \(m = f\left( 4 \right)\).

Chọn A.

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 149719

Cho hai vị trí A, B cách nhau \(615m\) , cùng nằm về một phía bờ song như hình vẽ. Khoảng cách từ A và từ B đến bờ song lần lượt là \(118m\) và \(487m\). Một người đi từ A đến bờ song lấy nước mang về B. Tính đoạn đường ngắn nhất mà người ấy có thể đi.

Xem đáp án

Gọi \(H,K\) là hình chiếu của \(A,B\) trên bờ sông, lấy \(A'\) đối xứng với \(A\) qua bờ \(HK.\) Nối \(A'B\) cắt bờ \(HK\) tại \(M.\)

Suy ra \(AM = A'M.\) 

Ta có \(AM + MB = A'M + MB \ge A'B\)  nên quãng đường ngắn nhất người đó đi là \(AM + MB = \)\(A'B\).

Kẻ \(AC \bot BK\) tại \(C \Rightarrow AHKC\) là hình chữ nhật có

\(CK = AH = 118m \Rightarrow CB = BK - CK = 487 - 118 = 369m\)

Tam giác \(CAB\) vuông tại \(C \Rightarrow AC = \sqrt {A{B^2} - B{C^2}}  = \sqrt {{{615}^2} - {{369}^2}}  = 492\) \( \Rightarrow HK = AC = 492m\)

Ta có \(HA'//BK \Rightarrow \frac{{HM}}{{MK}} = \frac{{A'M}}{{MB}} = \frac{{A'H}}{{BK}} = \frac{{118}}{{487}}\) 

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{HM}}{{MK}} = \frac{{118}}{{487}} \Rightarrow \frac{{HM}}{{HM + MK}} = \frac{{118}}{{118 + 487}} = \frac{{118}}{{605}} \Leftrightarrow \frac{{HM}}{{HK}} = \frac{{118}}{{605}}\\ \Leftrightarrow \frac{{HM}}{{492}} = \frac{{118}}{{605}} \Rightarrow HM = \frac{{58056}}{{605}}\end{array}\) 

Xét tam giác \(HMA'\) có \(MA' = \sqrt {H{M^2} + H{{A'}^2}}  = \sqrt {{{\left( {\frac{{58056}}{{605}}} \right)}^2} + {{118}^2}}  \approx 152,093\)

Từ đó : \(\frac{{A'M}}{{MB}} = \frac{{118}}{{487}} \Rightarrow \frac{{A'M}}{{A'M + MB}} = \frac{{118}}{{118 + 487}} \Leftrightarrow \frac{{A'M}}{{A'B}} = \frac{{118}}{{605}} \Leftrightarrow A'B = \frac{{A'M.605}}{{118}} \approx 779,8m\)

Chọn A.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 149720

Xét các số thực dương \(x,y\) thỏa mãn \({\log _{\sqrt 3 }}\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} = x\left( {x - 3} \right) + y\left( {y - 3} \right) + xy\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \frac{{3x + 2y + 1}}{{x + y + 6}}\) . 

Xem đáp án

Điều kiện : \(\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} > 0.\)

\(\begin{array}{l}{\log _{\sqrt 3 }}\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} = x\left( {x - 3} \right) + y\left( {y - 3} \right) + xy\\ \Leftrightarrow {\log _{\sqrt 3 }}\left( {x + y} \right) - {\log _{\sqrt 3 }}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) = {x^2} + {y^2} + xy - 3\left( {x + y} \right)\\ \Leftrightarrow {\log _{\sqrt 3 }}\left( {x + y} \right) + 3\left( {x + y} \right) = {\log _{\sqrt 3 }}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) + {x^2} + {y^2} + xy\\ \Leftrightarrow {\log _{\sqrt 3 }}\left( {x + y} \right) + 3\left( {x + y} \right) + 2 = {\log _{\sqrt 3 }}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) + \left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right)\\ \Leftrightarrow {\log _{\sqrt 3 }}\left[ {3\left( {x + y} \right)} \right] + 3\left( {x + y} \right) = {\log _{\sqrt 3 }}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) + {x^2} + {y^2} + xy + 2\end{array}\)

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {\log _{\sqrt 3 }}t + t,\,\,t > 0\) có \(f'\left( t \right) = \frac{1}{{t\ln \sqrt 3 }} + 1 > 0,\,\,\forall t > 0\)

Vậy hàm số \(f\left( t \right)\) luôn đồng biến và liên tục trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\)

Do đó: \(f\left( {3\left( {x + y} \right)} \right) = f\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) \Leftrightarrow 3\left( {x + y} \right) = {x^2} + {y^2} + xy + 2\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)    

        \( \Leftrightarrow xy = {\left( {x + y} \right)^2} - 3\left( {x + y} \right) + 2\)

Ta có: \(x = x + xy - xy = x\left( {y + 1} \right) - xy \le {\left( {\frac{{x + y + 1}}{2}} \right)^2} - xy\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(x = y + 1\).

Do đó từ \(\left( 1 \right)\), suy ra: \(x \le \frac{{{{\left( {x + y + 1} \right)}^2}}}{4} - {\left( {x + y} \right)^2} + 3\left( {x + y} \right) - 2\).

Đặt \(t = x + y,\,\,t > 0\)

Suy ra: \(P = \frac{{2\left( {x + y} \right) + 1 + x}}{{x + y + 6}} \le \frac{{2t + 1 + \frac{{{{\left( {t + 1} \right)}^2}}}{4} - {t^2} + 3t - 2}}{{t + 6}} = \frac{{ - 3{t^2} + 22t - 3}}{{4\left( {t + 6} \right)}} = f\left( t \right)\).

Ta có: \(f'\left( t \right) = \frac{{ - 3{t^2} - 36t + 135}}{{4{{\left( {t + 6} \right)}^2}}} = 0 \Leftrightarrow t = 3\) (tm)

Bảng biến thiên:

Dựa vào BBT, ta có \(\max P = \mathop {\max }\limits_{\left( {0; + \infty } \right)} f\left( t \right) = f\left( 3 \right) = 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = y + 1\\x + y = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 1\end{array} \right..\)

Chọn A.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 149721

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có thể tích bằng \(2.\) Gọi \(M,N\) lần lượt là hai điểm nằm trên cạnh \(AA',BB'\) sao cho \(M\) là trung điểm của \(AA'\) và \(BN = \frac{1}{2}NB'.\) Đường thẳng \(CM\) cắt đường thẳng \(C'A'\) tại \(P,\) đường thẳng \(CN\) cắt đường thẳng \(C'B'\) tại \(Q.\) Tính thể tích \(V\) của khối đa diện \(A'MPB'NQ.\)

Xem đáp án

Ta có \({V_{C.A'B'C'}} = \frac{1}{3}d\left( {C,\left( {A'B'C'} \right)} \right).{S_{A'B'C'}} = \frac{1}{3}{V_{ABC.A'B'C'}} = \frac{2}{3}\)

Suy ra \({V_{C.ABB'A'}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - {V_{C.A'B'C'}} = 2 - \frac{2}{3} = \frac{4}{3}\)

Ta thấy \(ABNM\) là hình thang nên

\(\begin{array}{l}{S_{ABNM}} = \frac{{\left( {AM + BN} \right)d\left( {BN;AM} \right)}}{2} = \frac{{\left( {\frac{{AA'}}{2} + \frac{{BB'}}{3}} \right).d\left( {BB',AA'} \right)}}{2}\\ = \frac{{\left( {\frac{{AA'}}{2} + \frac{{AA'}}{3}} \right).d\left( {BB',AA'} \right)}}{2} = \frac{5}{{12}}AA'.d\left( {BB',AA'} \right)\end{array}\)

Mà \({S_{ABB'A'}} = AA'.d\left( {AA',BB'} \right) \Rightarrow {S_{ABNM}} = \frac{5}{{12}}.{S_{ABB'A'}}\)

 \(\begin{array}{l} \Rightarrow {V_{C.ABNM}} = \frac{1}{3}d\left( {C,\left( {ABNM} \right)} \right).{S_{ABNM}} = \frac{1}{3}d\left( {C,\left( {ABB'A'} \right)} \right).\frac{5}{{12}}.{S_{ABB'A'}}\\ = \frac{5}{{12}}.\frac{1}{3}d\left( {C,\left( {ABB'A'} \right)} \right).{S_{ABB'A'}} = \frac{5}{{12}}.{V_{CABB'A'}}.\end{array}\)

Mà \({V_{C.ABB'A'}} = \frac{4}{3}\left( {cmt} \right) \Rightarrow {V_{C.ABNM}} = \frac{5}{{12}}.\frac{4}{3} = \frac{5}{9}.\)

Suy ra \({V_{CC'B'NMA'}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - {V_{C.ABNM}} = 2 - \frac{5}{9} = \frac{{13}}{9}.\)

Ta có \(A'M//CC' \Rightarrow \frac{{PA'}}{{PC'}} = \frac{{A'M}}{{CC'}} = \frac{1}{2} \Rightarrow PA' = \frac{1}{2}PC' = A'C' \Rightarrow PC' = 2A'C'\)

Và \(B'N//CC' \Rightarrow \frac{{B'N}}{{CC'}} = \frac{{QB'}}{{QC'}} = \frac{2}{3} \Rightarrow QC' = 3B'C'\)

Mà \({S_{A'B'C'}} = \frac{1}{2}C'A'.C'B'\sin C'\) 

\( \Rightarrow {S_{C'PQ}} = \frac{1}{2}C'P.C'Q.\sin C' = \frac{1}{2}.2.A'C'.3B'C'\sin C = 6.\left( {\frac{1}{2}A'C'.B'C'\sin C} \right) = 6{S_{A'B'C'}}\)

Ta có: \({V_{C.C'PQ}} = \frac{1}{3}d\left( {C;\left( {A'B'C'} \right)} \right).{S_{C'PQ}} = \frac{1}{3}d\left( {C;\left( {A'B'C'} \right)} \right).6{S_{C'A'B'}} = 6.{V_{C.A'B'C'}} = 6.\frac{2}{3} = 4.\)

Từ đó \({V_{A'MPB'NQ}} = {V_{C.C'PQ}} - {V_{CC'B'NMA'}} = 4 - \frac{{13}}{9} = \frac{{23}}{9}\).

Chọn B.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 149722

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng\(\left( {ABC} \right)\)và \(AB = 2,AC = 4,SA = \sqrt 5 \). Mặt cầu đi qua các đỉnh của hình chóp \(S.ABC\) có bán kính là 

Xem đáp án

Xét tam giác vuông \(ABC\) ta có \(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}}  = \sqrt {{2^2} + {4^2}}  = 2\sqrt 5 \).

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) nên nội tiếp đường tròn đường kính \(BC\).

Gọi \({R_{day}}\) là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC \Rightarrow {R_{day}} = \dfrac{{BC}}{2} = \sqrt 5 \).

Sử dụng công thức tính nhanh bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp \(S.ABC\) có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) :

\(R = \sqrt {\dfrac{{S{A^2}}}{4} + S_{day}^2}  = \sqrt {\dfrac{5}{4} + 5}  = \dfrac{5}{2}\).

Chọn A.

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 149723

Cho khối nón có bán kính đáy \(r = \sqrt 3 \) và chiều cao \(h = 4\). Tính thể tích \(V\) của khối nón đã cho. 

Xem đáp án

Thể tích khối nón là \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {\left( {\sqrt 3 } \right)^2}.4 = 4\pi \).

Chọn B.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 149724

Tìm tập xác định \(D\) của hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 3x - 4} \right)^{\sqrt {2 - \sqrt 3 } }}\). 

Xem đáp án

Vì \(\sqrt {2 - \sqrt 3 }  \notin \mathbb{Z} \Rightarrow \) Hàm số xác định \( \Leftrightarrow {x^2} - 3x - 4 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 4\\x <  - 1\end{array} \right.\).

Vậy TXĐ của hàm số là \(D = \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\).

Chọn C.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 149725

Cho \(a\) là số thực dương khác \(5\). Tính \(I = {\log _{\frac{a}{5}}}\left( {\dfrac{{{a^3}}}{{125}}} \right)\). 

Xem đáp án

Ta có:\(I = {\log _{\frac{a}{5}}}\left( {\dfrac{{{a^3}}}{{125}}} \right) = {\log _{\frac{a}{5}}}{\left( {\dfrac{a}{5}} \right)^3} = 3{\log _{\frac{a}{5}}}\left( {\dfrac{a}{5}} \right) = 3\).

Chọn D.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 149726

Cho \(a > 0\), \(b > 0\), giá trị của biểu thức \(T = 2{\left( {a + b} \right)^{ - 1}}.{\left( {ab} \right)^{\frac{1}{2}}}.{\left[ {1 + \dfrac{1}{4}{{\left( {\sqrt {\dfrac{a}{b}}  - \sqrt {\dfrac{b}{a}} } \right)}^2}} \right]^{\frac{1}{2}}}\) bằng 

Xem đáp án

Ta có: \(T = 2{\left( {a + b} \right)^{ - 1}}.{\left( {ab} \right)^{\frac{1}{2}}}{\left[ {1 + \dfrac{1}{4}{{\left( {\sqrt {\dfrac{a}{b}}  - \sqrt {\dfrac{b}{a}} } \right)}^2}} \right]^{\frac{1}{2}}}\)

\( = \dfrac{2}{{a + b}}.\sqrt {ab} {\left[ {1 + \dfrac{1}{4}.{{\left( {\dfrac{{a - b}}{{\sqrt {ab} }}} \right)}^2}} \right]^{\frac{1}{2}}} = \dfrac{{2\sqrt {ab} }}{{a + b}}.\sqrt {1 + \dfrac{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{4ab}}}  = \dfrac{{2\sqrt {ab} }}{{a + b}}.\sqrt {\dfrac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{4ab}}}  = 1\)

Chọn A.

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 149727

Cho \(a\), \(b\), \(c\) dương và khác \(1\). Các hàm số \(y = {\log _a}x\), \(y = {\log _b}x\), \(y = {\log _c}x\) có đồ thị như hình vẽ

Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Kẻ đường thẳng \(y = m > 0\) như hình vẽ ta có:

\({\log _a}{x_1} = m \Leftrightarrow {x_1} = {a^m},{\log _b}{x_2} = m \Leftrightarrow {x_2} = {b^m},{\log _c}{x_3} = m \Leftrightarrow {x_3} = {c^m}\)

Quan sát hình vẽ ta thấy \({x_2} < {x_3} < {x_1} \Leftrightarrow {b^m} < {c^m} < {a^m}\).

Mà \(m > 0\) nên \(b < c < a\) hay \(a > c > b\).

Chọn C.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »