Chất giặt rửa

Lý thuyết về chất giặt rửa môn hóa lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(384) 1280 23/09/2022

I. Xà phòng

1. Khái niệm và đặc điểm

- Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối của sodium (Na) hoặc muối của potassium (K) của acid béo, có thêm một số chất phụ gia.

- Thành phần chính: muối Na+ (hoặc K+) của panmitric acid hoặc stearic acid.

- Xà phòng bị mất tác dụng khi gặp nước cứng nhưng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật trong tự nhiên.

2. Phương pháp sản xuất

- Đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao:

${(RCOO)_3}{C_3}{H_5}\, + \,3NaOH\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,3RC{\text{OONa}}\,{\text{ + }}\,{{\text{C}}_3}{H_5}{(OH)_3}$

- Sau đó thêm muối ăn vào hỗn hợp để tách muối của acid béo sinh ra; các muối này được lấy ra rồi trộn với phụ gia ép thành bánh. Phần dung dịch còn lại đem tách với glycerol dùng trong nhiều lĩnh vực khác.

- Ngày nay, xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau:

Sơ đồ sản xuất xà phòng

II. Chất giặt rửa tổng hợp

1. Khái niệm, đặc điểm

- Những chất không phải là muối sodium (Na) của carboxylic acid nhưng có tính năng giặt rửa gọi là chất giặt rửa tổng hợp.

- Thành phần chính: muối Na+ (hoặc K+) của dodecylbenzenesulfonic acid.

- Chất giặt rửa tổng hợp không tạo kết tủa với ion Ca2+, Mg2+ nhưng khó bị phân hủy bởi các sinh vật trong tự nhiên nên làm ô nhiễm môi trường.

2. Phương pháp sản xuất

Chất giặt rửa tổng hợp được tổng hợp từ các chất chất lấy từ dầu mỏ.

Chất giặt rửa tổng hợp

Ví dụ, muối sodium dodecylbenzenesulfonate (C₁₂H₂₅C₆H₄SO₃Na) là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp được điều chế theo sơ đồ:

Sản xuất chất giặt rửa

$C{H_3}{{\text{[}}C{H_2}{\text{]}}_{11}} - {C_6}{H_4}S{O_3}H\,\xrightarrow{{N{a_2}C{O_3}}}\,C{H_3}{{\text{[}}C{H_2}{\text{]}}_{11}} - {C_6}{H_4}S{O_3}Na$

III. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Muối sodium trong xà phòng hay chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn bám trên vải, da… Khi ta giặt rửa, chất bẩn phân chia thành nhiều phần nhỏ và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.

Quá trình làm sạch vết bẩn của xà phòng

Các muối của kim loại hóa trị II với panmitic acid hay stearic acid thường khó tan, làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng. Vì vậy:

- Không nên dùng nước cứng (có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+) để giặt rửa với xà phòng.

- Các muối của chất giặt rửa tổng hợp lại tan được trong nước cứng, nên chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm hơn xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng.

(384) 1280 23/09/2022