Ôn tập chương 4

Lý thuyết về ôn tập chương 4 môn hóa lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(403) 1343 23/09/2022

I. ĐẠI CƯƠNG POLIME

1. Khái niệm: Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Ví dụ:     (–CH2-CH2–)n   ,   (–NH[CH2]5–CO–)n

                 Polietilen                       Nilon-6

Với: + n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.   

         + Các phân tử CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH, ... phản ứng với nhau tạo nên polime thì gọi là monome.

         + Tên của polime = poli + tên của monome.

2. Phân loại:

   - Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, cao su, ...

   - Polime tổng hợp (được trùng hợp, trùng ngưng): polietilen, cao su buna, 6,6, ...

   - Polime bán tổng hợp: tơ visco, tơ axetat, ...

3. Đặc điểm cấu trúc: Polime là những chất phân tử khối cao

   - Mạch không nhánh: PE, PVC, xenlulozơ, amilozơ.

   - Mạch có nhánh: amilopectin, glicogen, …

   - Mạch mạng không gian: CS lưu hóa, nhựa bakelit.

4. Tính chất vật lý: Không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy cố định, khó hòa tan, cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi, …

5. Tính chất hóa học: (đọc thêm)

       Polime có những pứ phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch cacbon.

6. Phương pháp điều chế:

a. Phản ứng trùng hợp: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (momome) giống nhau hay tương tự nhau thành ptử lớn (polime).

    * Điều kiện: Cấu tạo monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.

b. Phản ứng trùng ngưng: là quá trình kết hợp nhiều ptử nhỏ (momome) giống nhau hay tương tự nhau thành ptử lớn (polime) đồng thời giải phóng những ptử nhỏ khác (H2O, HCl, ...).

    * Điều kiện: Cấu tạo monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng pứ.

Ví dụ: HOOC-C6H4-COOH; OH-CH2-CH2–OH

II. VẬT LIỆU POLIME

1. Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo (PE, PVC, thủy tinh hữu cơ, PPF)

a) Polietilen. (PE): (-CH2 - CH2-)n

            nCH2=CH2 $\xrightarrow{xt}$ ( CH2 - CH2 )n.

b) Polivinyl clorua. (PVC): (-CH2 – CHCl-)n

c) Poli(metyl metacrylat): thủy tinh hữu cơ plexiglas

d) Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)

2. Tơ: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, bền, có mạch không phân nhánh.

Phân loại:       

- Tơ thiên nhiên: bông, sợi, len, lông cừu, tơ tằm, …

- Tơ hóa học:

+ Tơ tổng hợp: nilon-6,6, capron, nitron hay olon, ...

   * Nilon-6: tơ capron

* Nilon-6,6:  

NH2-[CH2]6-NH2 + HOOC-[CH2]4-COOH → (-NH-[CH2]6-NH-OC-[CH2]4-CO-)n + 2nH2O

Hexametylenđiamin       axit ađipic                             (thuộc loại tơ poliamit)

* Nilon-7: tơ enang. NH2-[CH2]6-COOH → (-NH-[CH2]6 –CO-)n + H2O

* Tơ nitron hay tơ olon:                     

nCH2=CHCN $\xrightarrow{ROOR,\,\,{{t}^{0}}}$ ( CH2 - CHCN )n

   acrilonitrin                       poli(acrilonitrin)

+ Tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo): visco, xenlulozơ axetat, ...

3. Cao su: Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.

Phân loại:

- Cao su thiên nhiên: (C5H8)n có tên poliisopren

- Cao su tổng hợp: Cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N

4. Vật liệu compozit: là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

5. Keo dán tổng hợp (đọc thêm): Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính mà không làm biến đổi bản chất hóa học. Vd: Nhựa vá săm, keo dán epoxi, keo dán ure-fomanđehit.

(403) 1343 23/09/2022