Lí thuyết về peptit
I – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1. Khái niệm
- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit
Ví dụ đipeptit tạo bởi 2 phân tử glyxin :
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit
2. Phân loại
Các peptit được phân thành hai loại:
a) Oligopeptit: có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
b) Polipeptit: có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.
II – CẤU TẠO, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
1. Cấu tạo và đồng phân
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH. Thay đổi trật tự đó sẽ tạo ra các đồng phân.
Ví dụ: Gly-Ala và Ala-Gly là 2 đồng phân của nhau
- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!
- Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân là $\frac{n!}{{{2}^{i}}}$
2. Danh pháp
Tên peptit = tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N và kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).
Ví dụ:
III – TÍNH CHẤT
1. Tính chất vật lí
- thường ở thể rắn
- nhiệt độ nóng chảy cao
- dễ tan trong nước
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng màu biure: dung dịch peptit + Cu(OH)2→ phức chất màu tím đặc trưng
Lưu ý: Đipeptit không có phản ứng này
b) Phản ứng thủy phân:
+ xúc tác: axit, bazơ hoặc enzim
+ sản phẩm: các α-amino axit
* Cách viết CTPT của peptit
Giả sử peptit tạo bởi các α-amino axit có CTTQ CnH2n+1O2N
- tạo đipeptit : 2CnH2n+1O2N → C2nH4nO3N2 + H2O
- tạo tripeptit : 3CnH2n+1O2N → C3nH6n-1O4N3 + 2H2O
Tổng quát: aCnH2n+1O2N → CanH2an-a+2Oa+1Na + (a – 1)H2O
* Cách tính nhanh phân tử khối của peptit:
Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X được tính nhanh là:
MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)
Ví dụ: MGly-Gly-Gly-Gly = 4.75 – 3.18 = 246 (đvC)
MAla-Ala-Ala-Ala-Ala = 5.89 – 4.18 = 373 (đvC)