Đồng và hợp chất của đồng

Lý thuyết về đồng và hợp chất của đồng môn hóa lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(369) 1230 23/09/2022

A. ĐỒNG

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

- Cấu hình e của Cu (Z = 29) :  1s22s22p63s23p63d104s1  

- Cu thuộc ô số 29, chu kì 4, nhóm IB

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Kim loại đồng có màu đỏ, dễ kéo sợi, dát mỏng. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt (chỉ kém bạc)

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Đồng có tính khử yếu: Cu → Cu2+ + 2e

1. Tác dụng với phi kim

Ví dụ:  2Cu + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO

            Cu + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuCl2

2. Tác dụng với axit

- Cu chỉ tác dụng với HCl và H2SO4 loãng khi có mặt oxi:

2Cu + 4H+ + O2 → 2Cu2+ + 2H2O

- Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

B. HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

1. Đồng (I) oxit: Cu2O

- là chất rắn, màu đỏ gạch

Cu2O + 2HCl → 2CuCl ↓ + H2O

Cu2O + H2SO4 loãng → Cu + CuSO4 + H2O

2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

2. Đồng (II) oxit: CuO

- CuO là chất rắn màu đen

- là oxit bazơ: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

- có tính oxi hóa

CuO + CO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + CO2

3CuO + 2NH3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3Cu + N2 + 3H2O

3. Đồng (II) hiđroxit : Cu(OH)2

- Cu(OH)2 là chất rắn, màu xanh.

- Có tính bazơ: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

- Dễ bị nhiệt phân tạo oxit: Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuO + H2O

- Cu(OH)2 tan trong dung dịch amoniac tạo phức màu xanh:

   Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

- Có tính oxi hóa: 2Cu(OH)2 + R-CHO → R-COOH + Cu2O + 2H2O

4. Đồng (II) sunfat: CuSO4

- CuSO4 khan có màu trắng, dễ hấp thụ nước thành CuSO4.5H2O có màu xanh dùng để phát hiện vết nước trong chất lỏng.

(369) 1230 23/09/2022