Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GDĐT Hải Phòng lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GDĐT Hải Phòng lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
52 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Thạch cao nung có công thức hóa học là
Thạch cao nung có công thức hóa học là CaSO4.H2O.
Đáp án B
Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là
Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là 3
Đáp án D
Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?
Al không phải là chất lưỡng tính
Đáp án C
Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là
Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là K
Đáp án B
Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
CH3NHCH3 là amin bậc hai
Đáp án A
Khi làm lạnh đột ngột chất X được “Nước đá khô”. Công thức của X là
Khi làm lạnh đột ngột chất X được “Nước đá khô”. Công thức của X là CO2.
Đáp án B
Kim loại sắt khi tác dụng với chất nào (lấy dư) sau đây tạo muối sắt (III)?
Kim loại sắt khi tác dụng với Cl2 (lấy dư) sau đây tạo muối sắt (III)
Đáp án D
Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây?
Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố cacbon
Đáp án B
Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
Công thức hóa học của sắt (III) oxit là Fe2O3.
Đáp án A
X là chất rắn, dạng sợi màu trắng, không tan trong nước. Tên gọi của X là
X là chất rắn, dạng sợi màu trắng, không tan trong nước. Tên gọi của X là xenlulozơ.
Đáp án C
Một vật làm bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi vật này tiếp xúc với không khí ẩm thì
Một vật làm bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi vật này tiếp xúc với không khí ẩm thì Fe bị oxi hóa.
Đáp án A
Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
Etyl axetat có công thức phân tử là C4H8O2
Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:
Bông trộn CuSO4 khan chuyển sang màu
C6H12O6 + 12CuO ⟶ 12Cu + 6CO2 + 6H2O
(trắng) (xanh)
Đáp án D
Trong các chất sau, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
Đáp án C
NH2CH2COOH.
(amino axit điều kiện thường chúng là chất rắn).
Phát biểu nào sau đây sai?
Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là màu tím.
Đáp án A
Cho các kim loại Fe, Cu, Ag và Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch Fe(NO3)3 dư là
Chất tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 là Fe, Cu, Zn.
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử?
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Dung dịch X gồm Fe2+, Fe3+, H+, SO42-.
Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Khi NaOH phản ứng với Fe2+, Fe3+ và H+ đều là phản ứng trao đổi (không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố)
Đáp án cần chọn là B
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6-6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
Chọn đáp án D
Tơ tằm là tơ tự nhiên.
Tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ enang là tơ tổng hợp.
Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo.
Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là
m = 0,1 × 146 + 0,3 × 56 – 0,1 × 18 = 29,6 gam.
Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
nFe = nH2 = 0,045 mol.
Bảo toàn nguyên tố Fe:
nFe3O4 = 0,015 mol
[O] + H2 → H2O.
nH2O = nO = 0,06 mol ⇒ m = 1,08(g)
Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
Dung dịch X sau phản ứng gồm NaAlO2 (a mol) và NaOH dư (a mol).
A. Sai, Dung dịch X có pH lớn hơn 7.
B. Đúng, Sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được Al(OH)3: a mol.
C. Sai, Thể tích khí H2 thu được là 33,6a lít.
D. Sai, NaOH tác dụng được với CuSO4.
Cho các chất sau đây: CuO, O2, dung dịch Ca(OH)2, FeO. Số chất tác dụng được với khí CO (đun nóng) là
Chất tác dụng được với khí CO (đun nóng) là CuO, FeO, O2.
Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 50%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
m = 0,15 ÷ 2 ÷ 0,5 × 180 = 27 gam.
Chất X (C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO, thu được axeton. Công thức cấu tạo của X là
Dựa vào 4 đáp án ta thấy X là este: Este + NaOH → muối và ancol
Z bị oxi hóa tạo axeton (CH3COCH3) → Z là ancol bậc 2 (CH3CH2(OH)CH3 )
→ este phải có công thức là: HCOOCH(CH3)2
Đáp án cần chọn là: C
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2, thu được CO2 và 1 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64 gam muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của a là
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: 6nX + 1,54.2 = 2nCO2 +1 (1)
Bảo toàn khối lượng: m + 49,28 = 44nCO2 + 18 (2) và m + 3nX.56 = 18,64 + 92nX (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ nX = 0,02 mol; nCO2 = 1,1 mol ; m = 17,12 gam
⇒ k = 6 ( có 3pi gốc H.C)
Khi cho X tác dụng với H2 thì a = 0,02 mol
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X (C8H14O4 ) + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
nX5 + nX3 → poli(hexametylen ađipamit) + 2nH2O
2X2 + X3 → X6 + 2H2O
Phân tử khối của X6 là
nX5 + nX3 → poli(hexametylen adipamit) + 2nH2O
→ X5, X3 là: H2N-[CH2]6-NH2 ; HOOC-[CH2]4-COOH
Vì X không chứa N → X1, X2 không chứa N → X3 không chứa N
→ X3 là HOOC-[CH2]4-COOH ; X5 là H2N-[CH2]6-NH2
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
→ X1 là NaOOC-[CH2]4-COONa
X(C8H14O4) + 2NaOH X1 + X2 + H2O
Sản phẩm có H2O → X còn 1 gốc axit
→ X là: HOOC-[CH2]4-COOC2H5
→ X2 là C2H5OH
2X2 + X3 → X6 + 2H2O
→ X6 là: C2H5OOC-[CH2]4-COOC2H5
→ MX6 = 202 g/mol
Đáp án cần chọn là C
Các hiđroxit: Ba(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:
T tạo kết tủa với Na2SO4 nên T là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Na2SO4 → 2NaOH + BaSO4↓.
Trong dãy có 2 hiđroxit tan trong nước là NaOH và Ba(OH)2
Mà đã biết T là Ba(OH)2 rồi nên ⇒ X là NaOH.
Fe(OH)3 không phản ứng với NaOH, còn Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
Theo đó tương ứng Y là Fe(OH)3 và Z là Al(OH)3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông.
(c) Glucozơ có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh do xảy ra phản ứng lên men rượu.
(d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.
(e) Nicotin là một amin độc, có trong thuốc lá.
(f) Sau khi lưu hóa cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn.
Số phát biểu đúng là
(c) Sai, Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hòa tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,25 mol Al2O3 và 0,4 mol BaO vào nước dư, thu được dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl k (M) vào E, số mol kết tủa (y mol) thu được phụ thuộc vào số mol HCl phản ứng (x mol) được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của k là
Dung dịch E chứa AlO2– (0,5 mol), Ba2+ (0,4 mol), OH– (BTĐT: 0,3 mol)
Tại nHCl = 0,56k → nH+ = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3 ⇒ 0,56k = 0,3+ 2 - 9a (3)
Tại nHCl = 0,68k → nH+ = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3 ⇒ 0,68k = 0,3 + 2 - 6a (4)
Từ (3), (4) suy ra: k = 2,5 và a = 0,1.
Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng dung dịch nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là
Đặt CTTQ của X là CnH2n + 2 – 2k (a mol).
Khi cho X tác dụng Br2 thì: (14n + 2 – 2k).a = 6,32 (1) và ka = 0,12 (2)
Khi đốt cháy X thì: nX : nCO2 = 0,1 : 0,22 → n = 2,2 .
Thay vào n vào (1), (2) suy ra: a = 0,2 và k = 0,6
Trong 0,1 mol X có: nO2 = 3,5.0,1 = 0,35 mol → V = 7,84 (l)
Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
Tránh sai lầm, tốt nhất các bạn nên đồng nhất số liệu toàn bài.
Nghĩa là gấp đôi số liệu 100ml lên là 200ml và tương ứng gấp đôi các giả thiết đi cùng.
Cho 200ml X + Ba(OH)2 dư thu được 0,4 mol BaCO3↓ → ∑nC trong X = 0,4 mol.
mà Ctrong X gồm 0,2 mol Ctrong CO2 rồi nên rõ y = Ctrong K2CO3 = 0,2 mol.
Cho từ từ 200ml X + 0,3 mol HCl → 0,24 mol CO2. Về nguyên tắc, ta phải xét 2 TH dung dịch X có gì?
TH1: X gồm KHCO3 và K2CO3. Gọi lượng phản ứng với HCl lần lượt là x, y mol.
→ có x + 2y = 0,3 mol và x + y = nCO2↑ = 0,24 mol → x = 0,18 mol và y = 0,06 mol.
Tỉ lệ x ÷ y = 3 ÷ 1 → 200ml X gồm 0,3 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 (theo bảo toàn ∑nC trong X = 0,4 mol).
→ theo bảo toàn nguyên tố K có ngay giá trị x = 0,1 mol.
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxi dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy phân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là:
(a) Sai, Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01-2% khối lượng cacbon.
Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
Gọi k là số liên kết π trong X → nCO2 – nH2O = (k – 1).nX
→ nπ(X) – nX = nCO2 – nH2O
Đặt x là số mol gốc COO có trong X → nO(X) = 2x mol và nπ (COO) = x mol
- Khi đốt cháy X: Bảo toàn Oxi: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ 2x + 2.1,27 = 2nCO2 + 0,8
→ nCO2 = (0,87 + x) mol
→ nπ (X) = nCO2 – nH2O + nX = (0,87 + x) – 0,8 + 0,33 = 0,4 + x
Vì chỉ có liên kết π ngoài COO mới phản ứng được với Br2
→ nπ (gốc hidrocacbon) = nπ (X) – nπ (COO) = (0,4 + x) – x = 0,4 mol
→ nBr2 = 0,4 mol
Đáp án cần chọn là: A
Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có ba loại nhóm chức.
(b) Chất X làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
(c) Số mol NaOH đã tham gia phran ứng là 4 mol.
(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) hoặc Na đều thu được 1 mol khí.
(e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl.
(g) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam.
Số phát biểu đúng là
Theo các dữ kiện đề bài suy ra X là HO-C6H4-COO-C6H4-COOH
Các phát biểu trên đều đúng.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân. Cho 9,5 gam Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 1,12 lít khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và còn lại 5,7 gam hỗn hợp rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với
5,7 gam là hỗn hợp nên phản ứng của Fe với dung dịch sau điện phân được thể hiện:
\(\underbrace {{\rm{ Fe }}}_{9,5{\rm{ gam}}}{\rm{ + }}\left\{ \begin{array}{l}\overbrace {{\rm{Cu}}{{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)}_2}}^{x{\rm{ mol}}}\\{\rm{ }}\underbrace {{\rm{HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}_{ \to 0,2{\rm{ mol}}}\end{array} \right\} \to \underbrace {{\rm{Fe}}{{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)}_{\rm{2}}}}_{\left( {x + 0,075} \right){\rm{ mol}}}{\rm{ + }}\underbrace {{\rm{NO}}}_{0,05{\rm{ mol}}}{\rm{ + }}\underbrace {{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}_{ \to 0,1{\rm{ mol}}}{\rm{ + }}\underbrace {\left\{ \begin{array}{l}{\rm{Fe}}\\{\rm{Cu}}\end{array} \right\}}_{5,7{\rm{ gam}}}.\)
BTKL kim loại có: 9,5 + 64x = 56 × (x = 0,075) + 5,7 → x = 0,05 mol.
→ đọc ngược dung dịch ra 0,1 mol CuO (từ 0,2 mol H+) và y mol CuCl2.
→ dung dịch đem điện phân là 2y mol NaCl và 4y mol Cu(NO3)2
→ bảo toàn số mol Cu có: 4y = 0,1 + y + x
→ y = 0,05 mol.
Vậy giá trị của m = mdung dịch giảm = 0,1 × 180 + 0,05 × 135 = 14,75 gam.
Chọn đáp án D.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Cho các phát biểu sau:
(a) Bình (1) để hấp thụ khí HCl, bình (2) để hấp thụ hơi nước.
(b) Có thể đổi vị trí bình (1) và bình (2) cho nhau.
(c) Sử dụng bông tẩm kiềm để tránh khí Cl2 thoát ra môi trường.
(d) Chất lỏng sử dụng trong bình (1) lúc đầu là nước cất.
(e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.
(f) Bình (2) đựng trong dung dịch H2SO4 đặc, có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).
Số phát biểu không đúng là
Khí clo đi ra có lẫn khí hidroclorua và hơi nước nên lần lượt dẫn qua:
Bình (1) đựng dung dịch NaCl để hấp thụ khí HCl.
Bình 2 đựng dung dịch H2SO4 đặc để hấp thu hơi nước làm khô khí.
Bình (3) để đứng thu khí Cl2 khô vì khí clo nặng hơn không khí, khí này rất độc phá hủy niêm mạc đường hô hấp. Miệng bình có bông tẩm xút để xử lí Cl2 thừa không cho thoát ra môi trường vì clo phản ứng được với NaOH.
Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.
Không đổi bình (1), (2) vì khí Cl2 thu được sẽ có lẫn tạp chất (lưu ý bước làm khô luôn là cuối cùng).
Không thay thế H2SO4 đặc bằng CaO vì nó sẽ hấp thụ khí Cl2.
Vậy các ý sai là (b), (d), (f).
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là
Ta có nCO2 = 0,25 mol, nH2O = 0,18 mol và nAg = 0,12 mol.
+ Vì E có pứ trắng bạc
⇒ E chứa \(\left\{ \begin{array}{l}(X)HCOOH:x\\(Y){C_m}{H_{2m - 2k}}{O_2}:y\\(Z){C_n}{H_{2n - 2k - 2}}{O_4}:z\end{array} \right.\) với k = ∑π/Gốc hidrocacbon
+ PT theo nAg là: x + z = 0,06 mol (1)
+ Theo BTKL ta có: mE = mC + mH + mO ⇒ mO = 3,52 gam ⇒ nO = 0,22 mol.
⇒ PT bảo toàn oxi ta có:2x + 2y + 4z = 0,22 mol (2)
+ Từ (1) và (2) ⇒ y + z = 0,05 mol.
+ Vì nCO2 – nH2O = 0,07 ⇒ ky + z = 0,07
⇒ 0,05k + z = 0,07 ⇒ k = 1 và z = 0,02 mol.
⇒ x = 0,04 mol và y = 0,03 mol.
⇒∑nCO2 = 0,04×1 + 0,03×m + 0,02×n = 0,25 mol.
⇒ 3m + 2n = 21.
Giải pt nghiệm nghuyên ⇒ n = 3 và m = 6.
⇒ Y là CH2=CH–COOH và T là HCOO–CH2–CH2–OOC–CH=CH2.
⇒ Chất rắn thu được gồm có:
\(\left\{ \begin{array}{l}HCOOK:0,06\\C{H_2} = CH - COOK:0,05\\KO{H_d}_u:0,04\end{array} \right.\)
⇒ mRắn = 0,06×84 + 0,05×110 + 0,04×56 = 12,78 gam ⇒ Chọn C
Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 7,99% về khối lượng) vào nước dư. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y gồm NaOH, KOH và Ba(OH)2 có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 7 và 0,784 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dich gồm 0,02 mol Al2(SO4)3; 0,01 mol H2SO4 và 0,04 mol KHSO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Quy X về Na, K, Ba và O với số mol 3x, 2x, 7x và y
⇒ BTe: 3x + 2x + 7x × 2 = 2y + 0,035 × 2
%mO = \(\dfrac{{16y}}{{1106x + 16y}}\) = 0,0799.
⇒ giải hệ cho: x = 0,01 mol; y = 0,06 mol ⇒ ↓ gồm: BaSO4 (0,07 mol).
và Al(OH)3 [4 × 0,04 – (0,19 – 0,06) = 0,03 mol
⇒ m = 18,65 gam.
Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là
X là CH3COOH3NCH2COOC2H5 và Y là (COOCH3)2.
⇒ muối khan gồm CH3COONa (0,15 mol), H2NCH2COONa (0,15 mol) và (COONa)2 (0,2 mol)
⇒ a = 53,65 gam
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và thấy 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 0,336 lít khí NO, biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
HCl + Y → sinh NO ⇒ ban đầu H+ hết ⇒ nH+ = 4nNO + 2nO.
⇒ nO = 0,3 mol ⇒ nFe3O4 = 0,075 mol
Bảo toàn electron cả quá trình:
2nCu + nFe3O4 = ∑nNO ⇒ nCu = 0,06 mol ⇒ m = 21,24(g)