Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Thành Nhân
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Thành Nhân
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
38 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Phần ruột bánh mì chuyển sang xanh như thí nghiệm trong hình do đã tiếp xúc với vài giọt dung dịch nào dưới đây?
Phần ruột bánh mì (là tinh bột) chuyển sang xanh như thí nghiệm trong hình do đã tiếp xúc với nước iot.
Số nguyên tử cacbon trong phân tử alanin là
Số nguyên tử cacbon trong phân tử alanin là 3
Trong mùa lạnh hoặc những dịp mất điện thường xuất hiện những trường hợp tử vong do dùng than để sưởi ấm, hoặc chạy máy phát điện trong phòng kín. Chất khí rất độc, gây chết người trong những trường hợp hợp nêu trên là
Trong mùa lạnh hoặc những dịp mất điện thường xuất hiện những trường hợp tử vong do dùng than để sưởi ấm, hoặc chạy máy phát điện trong phòng kín. Chất khí rất độc, gây chết người trong những trường hợp hợp nêu trên là CO, do nó làm hồng cầu mất chức năng vận chuyển oxi.
Kim loại nào dưới đây có khả năng tan hết trong dung dịch NaOH dư ở nhiệt độ thường?
Kim loại Al có khả năng tan hết trong dung dịch NaOH dư ở nhiệt độ thường.
Công thức của sắt (III) oxit là
Công thức của sắt (III) oxit là Fe2O3
Chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, sử dụng trong y khoa để bó bột, lấy khuôn răng . . . là
Chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, sử dụng trong y khoa để bó bột, lấy khuôn răng . . . là thạch cao nung.
Số nhóm hiđroxyl (-OH) trong công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ là
Số nhóm hiđroxyl (-OH) trong công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ là 5.
Dung dịch nào dưới đây có thể làm mềm được mọi loại nước cứng?
Dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm được mọi loại nước cứng.
Công thức phân tử của axit glutamic là
Công thức phân tử của axit glutamic là C5H9NO4
Sắt kim loại thể hiện số oxi hóa +2 khi phản ứng với
Sắt kim loại thể hiện số oxi hóa +2 khi phản ứng với dung dịch HCl.
Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm 4ml H2SO4 đặc, lắc đều. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình bên. Khí thu được trong thí nghiệm là:
Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm 4ml H2SO4 đặc, lắc đều. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình bên.
Khí thu được trong thí nghiệm là C2H4.
Trong phòng thí nghiệm, bạn Nương nhỏ từ từ đến dư dung dịch X vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng sau thí nghiệm. Dung dịch X là dung dịch nào dưới đây?
Trong phòng thí nghiệm, bạn Nương nhỏ từ từ đến dư dung dịch X vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng sau thí nghiệm. Dung dịch X là dung dịch NH3.
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chất béo?
Chất béo chưa no mới ở thể lỏng trong điều kiện thường.
Cho 50 ml dung dịch FeCl3 2M tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được bao nhiêu gam kết tủa sau phản ứng?
: Cho 50 ml dung dịch FeCl3 2M tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,7 gam kết tủa sau phản ứng.
Thủy phân không hoàn toàn tripeptit mạch hở Ala-Gly-Ala thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
Thủy phân không hoàn toàn tripeptit mạch hở Ala-Gly-Ala thu được tối đa 2 đipeptit là Ala-Gly và Gly-Ala.
Hỗn hợp nặng 10 gam gồm glixin, alanin và valin phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 4 gam HCl tạo dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
Hỗn hợp nặng 10 gam gồm glixin, alanin và valin phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 4 gam HCl tạo dung dịch chứa m gam muối. Bảo toàn khối lượng cho m = 10 + 4 = 14 (gam).
Thả một cây đinh sắt đã quấn xung quanh vài vòng dây đồng vào cốc nào dưới đây thì cây đinh sắt sẽ bị ăn mòn điện hóa?
Thả một cây đinh sắt đã quấn xung quanh vài vòng dây đồng vào cốc đựng dung dịch NaCl thì cây đinh sắt sẽ bị ăn mòn điện hóa, do đây là dung dịch điện li.
Peptit mạch hở Ala-Ala không phản ứng với
Peptit mạch hở Ala-Ala không phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Trong sự điện phân KOH nóng chảy thì
Trong sự điện phân KOH nóng chảy thì xảy ra sự oxi hóa ion OH- ở anot
Cho sơ đồ: Kim loại X (+ dd HCl) → Y (+ Cl2) → Z . Kim loại X là
Sơ đồ: Fe (+ dd HCl) → FeCl2 (+ Cl2) → FeCl3
Dung dịch NaAlO2 sẽ vẩn đục khi:
1. Nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl
2. Nhỏ vào vài giọt dung dịch KOH
3. Dẫn khí CO2 vào dung dịch
4. Dẫn khí NH3 vào dung dịch
Số trường hợp đúng là
Dung dịch NaAlO2 sẽ vẩn đục khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl hoặc sục CO2 vào dung dịch.
Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là cho Fe(NO3)2 vào H2SO4 loãng
Cho 3 chất: CH3NH2 (A); NH3 (B) và C6H5NH2 (anilin; C). Thứ tự tăng dần lực bazơ của 3 chất trên theo chiều từ trái sang phải là
Thứ tự tăng dần lực bazơ của 3 chất trên theo chiều từ trái sang phải là C < B < A.
Dãy các chất đều tác dụng được với H2SO4 loãng là
Dãy các chất đều tác dụng được với H2SO4 loãng là Fe(NO3)2; FeO; Fe(OH)2
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một mẫu C (có lẫn tạp chất S). Khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch X có chứa lượng chất tan nhiều hơn lượng chất tan ban đầu là x gam. Giá trị của x là
Xét 2 trường hợp sau
- Nếu 3 gam rắn chỉ là C
Khi đó n khí = nCO2 = nC = 3/12 = 0,25 mol, trong khi nNaOH = 0,75 mol nên chỉ tạo 0,25 mol Na2CO3 và giải phóng 0,25 mol H2O.
Vậy x = mCO2 - mH2O = 0,25.44 - 0,25.18 = 6,5 (gam).
- Nếu 3 gam rắn chỉ là S
Khi đó n khí = nSO2 = 3/12 = 0,09375 mol, trong khi nNaOH = 0,75 mol nên chỉ tạo 0,09375 mol Na2SO3 và giải phóng 0,09375 mol H2O.
Vậy x = mSO2 - mH2O = 0,09375.64 - 0,09375.18 = 4,3125 (gam).
Nhưng rắn đã cho là C có lẫn tạp chất S) nên 4,3125 < x < 6,5. Vậy chọn x = 6,15
Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào thể tích khí CO2 tham gia phản ứng (x lít) được biểu diễn như đồ thị:
Giá trị của m trên đồ thị là
Theo đồ thị, gọi 0,4x; x và 1,25x là số mol CO2 ứng với các thể tích 0,4V, V và 1,25V, ta có hệ
\(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{m}{{100}} = 0,4x\\
\frac{9}{{100}} = nO{H^ - } - x\\
\frac{5}{{100}} = nO{H^ - } - 1,25x
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
m = 6,4\\
x = 0,16\\
nO{H^ - } = 0,25
\end{array} \right.\)
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được H2O và 0,33 mol CO2. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3; 0,297 mol H2O và 0,303 mol CO2. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br2 trong dung dịch brom. Giá trị của x là
Gọi a là số mol triglixerit thì xà phòng hóa X cần 3a mol NaOH, thu được Y và a mol C3H5(OH)3.
Theo đề X chứa 0,33 mol C và nNa2CO3 = 1,5a nên bảo toàn C cho 0,33 = 3a + (0,303 + 1,5a) → a = 0,006.
Bảo toàn H cho: nH/X = nH/Y + nC/glixerol = nH/NaOH = (0,297.2 + 8.0,006) – 3.0,006 = 0,624 mol.
Vậy đốt 0,006 mol X được 0,33 mol CO2 và 0,624/2 = 0,312 mol H2O nên X có 1pi chưa no.
Do đó số mol Br2 cần tìm = 0,006 mol
Cho chất hữu cơ mạch hở, không phân nhánh X (C7H10O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được hỗn hợp gồm hai ancol có số cacbon gấp đôi nhau Y, Z (MY < MZ) và muối của axit cacboxylic T. Phát biểu nào sau đây sai?
Theo đề X là CH3OOC-CH=CH-COOCH2CH2OH.
Y, Z lần lượt là CH3OH và C2H4(OH)2.
T là HOOC-CH=CH-COOH.
Vậy X chỉ có duy nhất một công thức cấu tạo phù hợp như trên
Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm CH≡CH ; CH≡C-C≡CH và H2 (xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2). Sau khi các phản ứng ra hoàn toàn thu được 2,688 lít hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 24,75. Đốt cháy hoàn toàn Y được H2O và 0,42 mol CO2. Giá trị của a là
Đặt công thức trung bình của C2H2 và C4H2 là CnH2.
Chú ý Y có công thức trung bình là C3H5 nên ta có phản ứng hiđro hóa:
C3,5H2 + 2,75H2 → C3,5H7,5
0,12 mol 0,33mol 0,12,5 mol
Vậy a = 0,12 + 0,33 = 0,45 (mol).
Điện phân dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không thay đổi), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,5 gam so với khối lượng X. Cho 20 gam Fe vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z, hỗn hợp khí NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 8 (chỉ xảy ra một quá trình khử N+5) và 19,5 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a gần nhất với
Cho Fe vào dung dịch Y được NO và hỗn hợp kim loại nên Y phải chứa H+ và Cu2+, vậy ta có sơ đồ điện phân:
Catot:
Cu2+ + 2e → Cu
2c mol c mol
Anot:
2Cl → Cl2 + 2e
0,2 mol 0,1 mol
2H2O → O2 + 4e + 4H+
b 4b 4b mol
Theo đề dung dịch Y chứa H+ : 4b mol; Cu2+ : (a - c) và NO : 2a mol
Vì Fe còn dư nên 4b mol H+ đã phản ứng hết.
Theo đề nNO = nH2 nên phản ứng đã tạo 2b/3 mol NO và mol 2b/3 mol H2.
Gọi d là số mol Fe đã phản ứng, ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
64c + 7,1 + 32b = 17,5\\
56d - 64(a - c) = 0,5\\
2d = \frac{{3.2b}}{3} + \frac{{2.2b}}{3} + 2.(a - c)\\
0,2 + 4b = 2c
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = \frac{{91}}{{240}} \approx 0,38\\
b = 0,025\\
c = 0,15\\
d = \frac{{13}}{{48}} \approx 0,27
\end{array} \right.\)
Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este đa chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 100 gam A thu được 5,0875 mol CO2 và 3,075 mol H2O. Mặt khác cũng lượng A trên tác dụng vừa đủ với 1425 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan T gồm 2 muối và 19,35 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng este Y trong A là
Bảo toàn khối lượng cho nO2 = 5,6 mol nên bảo toàn oxi cho nO/A = (5,0875 + 3,075) – 5,6.2 = 2,05 mol, tức số mol COO = 1,025 mol < nNaOH = 1,425 mol chứng tỏ hỗn hợp có mặt este của phenol.
Vì Y, Z mạch hở nên X phải là este của phenol.
Theo đề X là este đơn chức của phenol nên nX = 1 425 – 1,025 = 0,4 mol.
Đặt công thức X là RCOOC6H4R’; công thức trung bình Y, Z là (RCOO)µCxHy
Ta có: mmuối = 1,025(R + 67) + 0,4(115 + R’) = 100 + 1,425.40 – 19,35 – 0,4.18 = 130,45
→ 41R + 16R’ = 631.
Chỉ có R = 15; R’ = 1 là phù hợp.
Như vậy A gồm CH3COOC6H5 (0,4 mol) và (RCOO)µCxHy (a mol) nên ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
a(n - 1) + 0,4.4 = 5,0875 - 3,075 = 2,0125\\
0,4 + an = 1,025\\
8.0,4 + 2an + ax = 5,0875
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
an = 0,625\\
ax = 0,6375\\
a = 0,2124
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,2125\\
n = 2,94\\
x = 3
\end{array} \right.\)
Vậy Y là (CH3COO)2C3H6 (b mol) và Z là (CH3COO)3C3H5 (c mol), do đó:
\(\left\{ \begin{array}{l}
b + c = 0,2125\\
2b + 3c + 0,4 = 1,025
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
b = 0,0125\\
c = 0,2
\end{array} \right.\)
\( \to \% Y = \frac{{160.0,0125}}{{100}} = 2\% \)
Tiến hành thí nghiệm thủy phân este trong môi trường kiềm:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu thực vật và 5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ trong khoảng 15 phút. Cần liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp khoảng 8 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Có thể thay dầu thực vật trong thí nghiệm bằng mỡ động vật, cũng như thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
2. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sau phản ứng là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
3. Phản ứng tiến hành trong thí nghiệm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
4. Phản ứng tiến hành là phản ứng thuận nghịch nên hiệu suất phản ứng không cao.
5. Để tăng hiệu suất phản ứng, cần thêm vào bước 1 ở trên vài giọt H2SO4 đặc làm xúc tác.
6. Ở bước 1, có thể dùng NaOH rắn thay cho dung dịch NaOH, khi đó ở bước 2 thỉnh thoảng thêm vài ml dầu thực vật thay vì thêm nước cất để hỗn hợp không bao giờ bị cạn khô.
Đáp án C
Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O2N2) là muối amoni của a-amino axit Y với amin Z và chất T (CmH2mO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic U với amin V (các amin Z, V đều bậc một, có dạng CkH2k+3N, số cacbon của amin này gấp 4 lần số cacbon của amin kia). Đốt cháy hoàn toàn 21,12 gam E bằng lượng O2 vừa đủ, nhận thấy dù 21,12 gam E được trộn theo bất kì tỉ lệ khối lượng nào giữa X và Y, kết quả luôn thu được 0,12 mol N2
Cho các phát biểu sau:
1. a-amino axit Y có thể có 5 công thức cấu tạo phù hợp.
2. Đốt cháy hoàn toàn muối natri của axit cacboxylic U chỉ thu được CO2 và Na2CO3.
3. Chất T chỉ có một công thức cấu tạo duy nhất.
4. Phân tử X, T hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon.
Số phát biểu đúng là
Đốt cháy hoàn toàn 21,12 gam E gồm chất X (CnH2n+4O2N2) và chất Y (CmH2mO4N2) bằng lượng O2 vừa đủ, nhận thấy dù 21,12 gam E được trộn theo bất kì tỉ lệ khối lượng nào giữa X và T, kết quả luôn thu được 0,12 mol N2, cho thấy X, T có cùng M. Gọi x, y lần lượt là số mol X, T đã đốt, ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
xM + tM = 21,12\\
x + t = 0,12\\
14n + 64 = 14m + 92 = M
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
M = 176\\
n = 8\\
m = 6
\end{array} \right.\)
Vậy X, T lần lượt có công thức phân tử là C8H20O2N2 và C6H12O4N2.
Theo đề X có công thức cấu tạo: NH2C3H6COONH3C4H9
T có công thức cấu tạo: NH3CH3OOC-C≡C-COONH3CH3
Như vậy a-amino axit Y là NH2C3H6COOH (2 CTCT) với amin bậc một Z là C4H9NH2 (4 CTCT); Axit cacboxylic U là HOOC-C≡C-COOH (1 CTCT duy nhất) với amin bậc một V là CH3NH2 (1 CTCT duy nhất).
Do đó các phát biểu đúng là 2; 3 và 4
Đốt cháy hoàn toàn 40,68 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X, Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 280) thu được CO2 và 1,12 mol H2O. Cũng lượng E trên cho tác dụng hết với 650 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Cho Z tác dụng với Na dư được 0,31 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,27 gam H2O. Phần trăm khối lượng este X trong E gần nhất với
Vì nH2 = 0,31 mol nên nOH = nNaOH phản ứng = 0,62 mol.
Như vậy T gồm muối và (0,65 – 0,,62) = 0,03 mol NaOH dư.
Đốt T được Na2CO3; CO2 và 0,015 mol H2O cho thấy muối không thể chứa H.
Vậy các muối không thể là muối của axit đơn chức.
Vì các muối không là muối của axit đơn chức, các este đều no, mạch hở nên các ancol phải đơn chức, no (ancol đa chức sẽ tạo este vòng)
Bảo toàn nhóm –OH cho nancol = nOH = nNaOH = 0,62 mol.
Bảo toàn H cho nH/E + nH/NaOH = nH/muối + nH/2 ancol → nH/2 ancol = 1,12.2 + 0,62 = 2,86 mol
Do đó số H trung bình của 2 ancol = 2,86 : 0,62 = 4,61 nên 2 ancol là CH3OH (0,43 mol) và C2H5OH (0,19 mol).
Muối tạo thành không chứa H nên có khả năng là NaOOC-COONa.
Như vậy X là CH3OOCCOOCH3 (0,215 mol) và Y là C2H5OOC-COOC2H5 (0,095 mol).
Tuy nhiên khi đó mE = 118.0,215 + 146.0,095 = 39,24 gam # 40,68 gam (loại).
Điều này chứng tỏ muối tạo thành không chỉ là NaOOC-COONa.
Theo đề, các muối phải no, nên ngoài NaOOC-COONa còn có thể có muối C(COONa)4.
Với số mol các ancol là CH3OH (0,43 mol), C2H5OH (0,19 mol) và mE = 40,68 gam, chỉ có các este C2H5OOC-COOCH3 (0,07 mol) và C2H5OOCC(COOCH3)3 (0,12 mol) là phù hợp.
Vậy %X = (132.0,07) : (40,68) = 22,71%