Bài 1 luyện tập trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
(389) 1297 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống “tôn sư trọng đạo” – một nét đẹp của văn hoá Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.

Trả lời bài 1 luyện tập trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 luyện tập trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt:

+ Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học

+ Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức

Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện

+ Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họ

Cách trả lời 2

Hướng dẫn:

– Giải thích nghĩa của thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”.

– Những biểu hiện của truyền thống này trong thời đại xưa và nay?

– Những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.

+ Đã và đang được phát huy một cách tốt đẹp.

+ Có những hiện tượng lợi dụng, lạm dụng cần lên án và xóa bỏ.

Cách trả lời 3

HS chọn một trong ba đề để viết bài luận. Ở mỗi đề đều cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

- Giải thích vấn đề (VD: thế nào là tôn sư trọng đạo? Tết Nguyên đán là gì? Hủ tục là gì?).

- Bày tỏ quan điểm cá nhân, bàn bạc, đánh giá, mở rộng về vấn đề:

+ Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đến nay còn tồn tại không? Truyền thống ấy có vai trò gì trong nhà trường và xã hội hiện nay? Cần nhìn nhận như thế nào về hàng loạt những vụ việc sai phạm và đau lòng trong giáo dục thời gian gần đây?

+ Lựa chọn một nét văn hóa anh/chị ấn tượng nhất trong dịp Tết. Lí giải vì sao chọn nét văn hóa ấy, so sánh với các nét văn hóa khác hoặc ở các quốc gia khác.

+ Lựa chọn một hủ tục anh/chị cảm thấy nhức nhối nhất trong lễ, Tết nước ta và phân tích các khía cạnh của hủ tục (tác hại, nguyên nhân…).

- Rút ra bài học nhận thức và hành động, đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề.

Cách trả lời 4

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam. Chính vì thế mà trong ca dao tục ngữ xưa luôn đề cao thầy "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" . Tuy nhiên, ngày nay truyền thống này có nhiều vấn đề khiến chúng ta cần xem xét lại. Nó đã bị biến tướng trong nhà trường và xã hội.

Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy trong nhà trường và xã hội. Nghề giáo vẫn là nghề cao quý và được trọng vọng. Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người.Nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, có nhiều chính sách ưu tiên cho sinh viên sư phạm- những người thầy trong tương lai. Trong nhà trường, học trò tôn trọng, nghe lời thầy cô, học điều hay lẽ phải.Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề còn gây khó khăn cho người thầy như tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề dạy học . còn có những người nhận thức nông cạn hành xử thô lỗ với thầy (chỉ vì ảnh hưởng những trào lưu văn hóa lai căng, nhiều phụ huynh vì bênh con thái quá khi con bị thầy cô khiển trách, nhắc nhở đã gây khó dễ, áp lực cho thầy cô, không có sự tôn trọng thầy cô.

Như vậy, trước những biến đổi của xã hội, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp quan tâm, những chính sách định hướng để truyền thống tôn sư trọng đạo ngày càng được phát huy.

-/-

Với các cách trả lời bài 1 luyện tập trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2 mà HocOn247 đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tốt hơn trước trong khi soạn văn 12.


(389) 1297 04/08/2022