Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Hướng dẫn soạn bài trang 112 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.
(386) 1287 04/08/2022

I. Luyện viết phần mở bài

Câu 1: Tìm hiểu các phần mở bài cho trước (SGK - trang 112) và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích vắn tắt lí do lựa chọn của anh (chị).

Đề bài:

"Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân".

Trả lời:

- Phần mở bài (1): Xét về mặt kết cấu thì chấp nhận được nhưng đưa những thông tin về lai lịch tác giả là không cần thiết.

- Phần mở bài (2): Câu đầu tiên đưa thông tin không chính xác. Giới thiệu được đề tài và định hướng được nội dung bài làm.

- Phần mở bài (3): Tương đối tốt, cần học hỏi.

Câu 2: Đọc các phần mở bài sau (SGK) và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:

Trả lời:

- Phần mở bài (1):

+ Vấn đề được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta năm 1945.

+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

- Phần mở bài (2):

+ Vấn đề được triển khai sẽ là nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm).

+ Người viết sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu luận đề (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành với Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu).

- Phần mở bài (3):

+ Vấn đề được triển khai của văn bản là những điểm độc đáo trong giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu những thành tựu trước Nam Cao để đặt ra thử thách xem nhà văn đã vượt qua thế nào trong tác phẩm Chí Phèo.

Câu 3. Theo anh/chị, phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?

Trả lời:

-  Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài.

-   Hướng người đọc (người nghe) vào đề một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

II. Luyện viết phần kết bài

Câu 1. Tìm hiểu các kết bài (SGK) sau đây và cho biết phần kết bài nào phù hợp với vấn đề nghị luận. Giải thích vắn tắt lí do lựa chọn của anh (chị).

Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Trả lời:

-  Phần kết bài (1) nội dung tổng hợp một cách chung chung, chưa khái quát nổi bật hình tượng ông lái đò cũng như nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn. Thiếu phương tiện liên kết với phần thân bài.

-  Phần kết bài (2) phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề bài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc.

Câu 2: Những kết bài sau đây (SGK - trang 115) đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?

Trả lời:

-   Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.

-   Kết bài 2: Ấn tượng đẹp đẽ không bao giờ phai nhòa về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

-   Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.

Câu 3. Từ các nội dung đã tìm hiểu ở các câu 1 và 2, theo anh (chị) phần kết bài cần đáp ứng được yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?

Trả lời:

Yêu cầu của phần kết bài: Đáp án C. Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

LUYỆN TẬP

Câu 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai phần mở bài (trang 116) trong bài nghị luận về tác phẩm Ông già và biển cả.

Trả lời:

-  Giống nhau: đều là những mở bài, nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần bàn luận.

-  Khác nhau:

+ Mở bài 1: trực tiếp, ngắn gọn hơn, tuy nhiên ít cảm xúc hơn (cũng có nhược điểm là câu văn thiên về hướng tổng kết hơn là hướng mở).

+ Mở bài 2: gián tiếp, giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.

Câu 2. Tại sao phần mở và phần kết bài (câu 2, trang 117) lại chưa đạt yêu cầu? Hãy viết lại để những phần này hay hơn, phù hợp hơn.

Trả lời:

* Mở bài chưa đạt yêu cầu vì đưa nhiều thông tin về tác giả là không cần thiết. Giới thiệu luận điểm: bi kịch của Mị quá tỉ mỉ, còn luận điểm về vẻ đẹp phẩm chất của Mị thì chỉ giới thiệu một luận cứ cơ bản: sức sống tiềm tàng.

=> Viết lại phần này, học sinh nên rút gọn phần giới thiệu về Tô Hoài và các tác phẩm của ông.

* Kết bài chưa đạt yêu cầu vì khái quát chưa đúng trọng tâm, cần nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật Mị, chứ không phải là phân tích nhân vật Mị (mặc dù hai vấn đề có liên quan mật thiết). Ngoài ra cần đánh giá, mở rộng sâu sắc hơn.

-  Viết lại kết bài cần lưu ý: Khái quát nhân vật Mị là người thế nào? Điển hình cho tầng lớp nào? Đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị với vị trí của nhân vật trong chùm đề tài miền núi, đề tài người phụ nữ và trong nền văn xuôi Việt Nam hiện tại...

Câu 3. Hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn, theo một trong những đề bài trong SGK (Ngữ văn 12, tập 2, tr117).

Học sinh tự rèn luyện bằng cách: với mỗi đề văn, viết 2 mở bài theo lối trực tiếp và gián tiếp, viết 1-2 kết bài theo các ý tống kết và đánh giá.

Trước khi viết, cần nghiên cứu kĩ mục ghi nhớ trong SGK và một số cách mở bài, kết bài trong sách tham khảo.


TẢI VỀ

(386) 1287 04/08/2022