Bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Giải câu hỏi bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận
(371) 1238 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 136 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tìm hiểu các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

Đề tài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.

(1) Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: “Ngâm thơ ta vốn không ham…”. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.

(2) Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi – được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:

“Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?”

Nhưng những vần thơ vang lên trong cảnh tù đày, “tê tái gông cùm” lại là những “vần thơ thép” “mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Bởi lẽ, với người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy, chỉ có “thân thể ở trong lao”, còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi,… là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.

Yêu cầu:

a) Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.

b) Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo anh (chị), có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?

c) Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

Trả lời bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

a) Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào?

Ở đoạn 1: dùng câu chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về trong đoạn hai vẫn ý này nhưng diễn đạt kiểu khác là chúng ta không thể không nhắc tới. Ở đoạn một dùng trong lúc nhàn rỗi rãi trong khi đó đoạn hai dùng trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ. Ở đoạn 1 dùng bác vốn chẳng thích làm thơ ở đoạn hai lại dùng thơ không phải là mục đích cao nhất người chiến sĩ cách mạng. Đoạn một là vẻ đẹp lung linh đoạn hai lại diến tả là những vần thơ vang lên của nhà tù...

Như vậy qua việc so sánh cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ khác nhau trong đoạn 1 dùng nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận, ở đoạn văn hai dùng nhiều từ ngữ hợp với văn nghị luận hơn.

b) Các từ ngữ không phù hợp trong ví dụ trên:  Dùng từ ngữ không chính xác, không phù hợp đối tượng nghị luận: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh, vượt thoát qua chấn song.

Sửa lại: nhàn rỗi  nên đổi thành  thư thái;  Bác vốn chẳng thích làm thơ  thành  Bác chưa bao giờ tự cho mình là một nhà thơ; vẻ đẹp lung linh  thành vẻ đẹp cao quý;  vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù  thành ở ngoài lao.

c) Viết lại đoạn văn có nội dung tương tự

Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã có những góp cho văn học Việt Nam những tuyệt tác. Một trong số đó là tập thơ Nhật ký trong tù, đó là tập thơ Người viết trong thời gian bị bọn Tưởng giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc. Thơ không phải là mục đích cao nhất của  người chiến sĩ cách mạng như Người nhưng Người đã tự bộc bạch rằng trong tù biết làm gì ngoài làm thơ . Với tinh thần lạc quan "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" vượt qua xiềng xích nhà tù Người đã cho ra đời những tuyệt tác vô tiền khoáng hậu như Chiều tối; giải đi sớm; mới ra tù; tập leo núi.

Cách trả lời 2

Nội dung hai đoạn văn 1 và đoạn văn 2 giống nhau

- Cách dùng từ ngữ trong hai đoạn khác nhau. Học sinh có thể tham khảo qua bảng so sánh sau:

Đoạn mộtĐoạn hai
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về...... chúng ta không thể không nhắc tới...
Trong lúc nhàn rỗi rãi...... Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ...
Bác vốn chẳng thích làm thơ...Thơ không phải mục đích cao nhất của...
...vẻ đẹp lung linh... Những vần thơ vang lên... của nhà tù.
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong những bài thơ...... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.

Đoạn 1: nhiều nhược điếm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận: "hẳn ai cũng nghe nói", "Trong lúc nhàn rỗi".

Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận hơn.

c. Đoạn văn tham khảo:

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây

Đó là tâm niệm của Bác trong những ngày tháng bị đày trong chốn lao tù. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta nói tới sự nghiệp văn học của Bác mà không nhắc đến Nhật kí trong tù - tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Tập thơ khắc họa chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh với vẻ đẹp của một chiến sĩ - thi sĩ, với chất "thép" rắn rỏi, chất tình bát ngát, mênh mông. Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn là những bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.

Cách trả lời 3

Cách dùng từ ngữ hai đoạn văn khác nhau:

Đoạn 1Đoạn 2
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về...... chúng ta không thể không nhắc tới...
Trong lúc nhàn rỗi rãi...... Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ...
Bác vốn chẳng thích làm thơ...Thơ không phải mục đích cao nhất của...
...vẻ đẹp lung linh... Những vần thơ vang lên... của nhà tù.
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong những bài thơ...... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.

Đoạn văn (1)Đoạn văn (2)
Ưu điểmNgắn gọn, đi nhanh vào vấn đề cần nghị luận.Cách diễn đạt uyển chuyển linh hoạt, đoạn văn trở nên sinh động, có sức hấp dẫn.
Nhược điểmTừ ngữ dùng ngôn ngữ hàng ngày, từ ngữ dùng còn thô vụngViệc dùng từ ngữ còn chưa chính xác, cách vào vấn đề còn khá dài.

b. Những từ ngữ không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên: hẳn ai cũng nghe nói, nhàn rỗi, (tâm hồn đẹp) lung linh, khổ sở, những bài được làm, tập thơ được viết…

Những từ ngữ này chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc không có sự liên kết chặt chẽ nên không phù hợp với đối tượng là văn nghị luận.

Sửa:

+ Hẳn ai cũng nghe nói → Không thể không biết đến (hẳn ai cũng biết đến).

+ Nhàn rỗi → nhàn rỗi bất đắc dĩ.

+ Lung linh → trong sáng .

+ Khổ sở → khó khăn.

+ Những bài được làm → những tác phẩm.

+ Tập thơ được viết→ tập thơ ra đời,…

c.

Nói đến sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh chúng ta không thể không biết đến tập thơ “Nhật kí trong tù”. Tập thơ được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943). “Nhật kí trong tù” là bức chân dung tự họa con người tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kiên cường bất khuất vừa mang vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ. Vẻ đẹp và tinh thần ấy được thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi….

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.


(371) 1238 04/08/2022