Bài 3 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 197 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2
(396) 1320 04/08/2022

   HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 197 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Trả lời bài 3 trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 197 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo xây dựng lên tình huống truyện nhận thức, các nhân vật đi từ ngộ nhận đến chỗ hiểu biết và giác ngộ chân lí đời sống.

   - Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hành chài ở tòa án huyện nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu đều ngộ nhận về hạnh phúc con người vì cả hai chỉ nhìn cuộc đời thật đơn giản, bề ngoài.

   - Trong khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu dần dần có sự thay đổi thái độ từ giận dỗi đến nhẹ nhàng, cảm thông chia sẻ.

   - Sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài, cả hai đều nhận ra chân lí cuộc sống, chân lí cuộc đời. Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn truyền đến mọi người thông điệp có tính thời sự lúc bấy giờ từ nghệ thuật đến chính trị, pháp luật đều phải gắn liền với thực tiễn đời sống.

Cách trả lời 2

Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo xây dựng lên tình huống truyện nhận thức, các nhân vật đi từ ngộ nhận đến chỗ hiểu biết và giác ngộ chân lí đời sống.

   - Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hành chài ở tòa án huyện nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu đều ngộ nhận về hạnh phúc con người vì cả hai chỉ nhìn cuộc đời thật đơn giản, bề ngoài.

   - Trong khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu dần dần có sự thay đổi thái độ từ giận dỗi đến nhẹ nhàng, cảm thông chia sẻ.

   - Sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài, cả hai đều nhận ra chân lí cuộc sống, chân lí cuộc đời. Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn truyền đến mọi người thông điệp có tính thời sự lúc bấy giờ từ nghệ thuật đến chính trị, pháp luật đều phải gắn liền với thực tiễn đời sống.Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo: Đó là tình huống nghịch lí tạo bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật

– Cảnh đẹp trời cho >

– Thằng Phác bênh mẹ, đánh bố.

– Người đàn bà từ chối li hôn với người chồng vũ phu ⇒ nghịch lí.

⇒ Cốt truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống, góp phần bộc lộ tính cách con người.

– Tư tưởng nghệ thuật:

    + Bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều.

    + Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật.

    + Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người.

Cách trả lời 3

a) Định nghĩa tình huống truyện

b) Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện

– Ở ngoài bãi biển

+ Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho. Nhưng đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời.

– Trong toà án huyện là nghịch lí: người đàn bà hàng chài van xin để toà cho chị được sống cùng người chồng vũ phu.

c) Ý nghĩa tình huống truyện:

– Không nên tách rời nghệ thuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật; nghệ sĩ không được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, và biết trăn trở về con người.

d) Kết luận

– Tình huống truyện là một thành công lớn của truyện ngắn nói chung và của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng.

– Với tình huống truyện độc đáo sẽ tạo ra tài năng của tác giả.

Cách trả lời 4

* Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: tình huống nhận thức.

Phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:

- “Cảnh đắt trời cho”:

+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trằng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.

-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.

- Cảm nhận của người nghệ sĩ:

+ Thấy rung động.

+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.

+ Thấy hạnh phúc.

Phát hiện thứ hai – về hiện thực cuộc sống:

-  Sự thật kinh ngạc:

+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…

+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…

-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”…

* Ý nghĩa của tình huống: Mang đến cho Phùng hững nhận thức về cuộc sống:

- Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.

- Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.

Cách trả lời 5

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

- Nguyễn Minh Châu là người mở đường tài hoa và tinh anh nhất thời hậu chiến. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố đời thường và tầm triết luận sâu sắc. Những sáng tác của ông luôn cho người đọc thấy một cuộc đấu tranh, suy tư trăn trở về cuộc đời và con người.

- Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983 nhưng bốn năm sau mới ra mắt, in trong tập truyện cùng tên (1987), mang tới cho người đọc nhiều triết luận đúng đắn về cuộc sống và con người

- Tình huống truyện: độc đáo, đầy bất ngờ'

Thân bài

a) Tình huống truyện 

Khái niệm: Những sự kiện diên ra trong khoảnh khắc để từ đó nhân vật xuất hiện và bộc lộ cá tính, phẩm chất và quá trình nhận thức của mình.

Có 3 loại tình huống truyện:

- Tình huống hành động

- Tình huống tâm trạng

- Tình huống nhận thức

=> Tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ của tác giả trong tác phẩm.

b) Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 

Tình huống trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức. Tức là những tình huống được xây dựng để giúp nhân vật (con người) nhận thức ra một triết lí, một sự thực nào đó trong cuộc sống. Qua hai tình huống truyện ấy, không chỉ Phùng, Đẩu mà cả người đọc dường như cũng ngộ ra được những chân lí, những vẻ đẹp vốn dĩ tiềm ẩn đằng sau những hình ảnh chân thực mà chúng ta được nhìn thấy, được chứng kiến.

Tình huống thứ nhất - phát hiện vê nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng: 

Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bộ ảnh về biển cho bộ lịch năm mới. Anh đã tới vùng biển từng là chiến trường cũ của mình, để thăm người bạn, để canh chụp cảnh biển. Sau gần một tuần lễ tìm kiếm, Phùng đã tìm được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh của con thuyền ở ngoài xa. 

Phùng cảm giác mình đã tìm được vẻ đẹp hoàn hảo của tự nhiên, là cái đẹp đã đạt tới chân thiện mĩ trong tâm hồn con người. Phùng đã nháy máy lia lịa để ghi lại cảnh của con thuyền ở ngoài xa ấy.

Tình huống thứ hai - Nhận thức về cảnh đời éo le

Khi con thuyền tiến lại gần, Phùng đã chứng kiến cảnh tượng bạo lực gia đình, của chính những người trên con thuyền tuyệt đẹp mà Phùng vừa chụp kia. Cảnh tượng ấy khiến anh thấy ngỡ ngàng, bất ngờ đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn.

Trong câu chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, Phùng và cả Đẩu đều có được những bài học quý giá về con người và cuộc đời: Người đàn bà xấu xí, thô kệch, rỗ mặt ấy cương quyết không chịu bỏ chồng chính vì cuộc sống éo le, bất hạnh. Và cũng chính từ câu chuyện ấy, Phùng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong những con người với vẻ ngoài xấu xí.

=> Cả hai tình huống đều là tình huống nhận thức vì:

Tình huống thứ nhất, Phùng đã nhận ra được vẻ đẹp chân thiện mĩ của sự hoàn thiện, khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Tức là Phùng đã nhận ra được những giá trị đích thực mà nghệ thuật mang tới cho con người. Giá trị ấy lớn hơn tất cả những gì mà vật chất có thể mang lại.

Tình huống thức hai,

Phùng nhận ra được sự đa diện của cuộc đời và con người. Không thể chỉ nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt màu hồng xa rời thực tế, mà phải nhìn thật sâu, thấu hiểu được cảnh đời, số phận của họ. Con thuyền khi ở ngoài xa thì thật đẹp nhưng khi tiến lại gần thì là cuộc đời bất hạnh của một người đàn bà. Người đàn bà xấu xí, thô kệch ấy lại ẩn giấu bên trong là một người phụ nữ thấu hiểu, trải đời, giàu đức hi sinh. 

Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm quan niệm, triết lí của mình về cuộc đời và con người: Cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng và quan niệm của tác giả về cuộc sống và con người.

Tham khảo: Phân tích tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 3 trang 197 SGK ngữ văn 12 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 2 tốt hơn trước khi đến lớp.


(396) 1320 04/08/2022