Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Võ Thị Sáu lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Võ Thị Sáu lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 72 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 166974

Diện tích mặt cầu (S) tâm I đường kính bằng a là

Xem đáp án

Bán kính mặt cầu \(\left( S \right)\) là \(R=\frac{a}{2}\)

Diện tích mặt cầu \(\left( S \right)\) là \(S=4\pi {{R}^{2}}=4\pi {{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}=\pi {{a}^{2}}\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 166975

Nghiệm của phương trình \({{2}^{2x+1}}=32\) bằng

Xem đáp án

Ta có \({{2}^{2x+1}}=32\Leftrightarrow {{2}^{2x+1}}={{2}^{5}}\Leftrightarrow 2x+1=5\Leftrightarrow x=2\).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 166978

Cho tập hợp M có 10 phần tử. Số tập con gồm 2 phần tử của M là

Xem đáp án

Số tập con gồm 2 phần tử của M là số cách chọn 2 phần tử bất kì trong 10 phần tử của M. Do đó số tập con gồm 2 phần tử của M là \(C_{10}^{2}.\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 166980

Cho hàm số y=f(x) có bảng biến thiên như hình sau

Hàm số y=f(x) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên của hàm số ta có hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( -\infty ;-2 \right)\) và \(\left( 0;2 \right)\).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 166983

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R},f\left( -1 \right)=-2\) và \(f\left( 3 \right)=2\). Tính \(I=\int\limits_{-1}^{3}{{f}'\left( x \right)dx}\).

Xem đáp án

\(I = \int\limits_{ - 1}^3 {f'\left( x \right)dx = f\left( x \right)\left| \begin{array}{l}
3\\
 - 1
\end{array} \right. = f\left( 3 \right) - f\left( { - 1} \right) = 4} \)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 166984

Tìm số phức liên hợp của số phức \(z = \left( {2 - i} \right)\left( {1 + 2i} \right)\)

Xem đáp án

\(z = \left( {2 - i} \right)\left( {1 + 2i} \right) = 2 + 4i - i + 2 = 4 + 3i \Rightarrow \overline z  = 4 - 3i\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 166985

Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)=\frac{x+1}{x-1}\) trên \(\left[ -3;-1 \right]\). Khi đó M.m bằng

Xem đáp án

Trên \(\left[ -3;-1 \right]\) ta có \({f}'\left( x \right)=\frac{-2}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}} \Rightarrow {f}'\left( x \right)<0,\forall x\in \left[ -3;-1 \right]\)

\(\Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\left[ -3;-1 \right]\). Do đó \(M=f\left( -3 \right)=\frac{1}{2}\) và \(m=f\left( -1 \right)=0\).

Vậy M.m=0.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 166986

Đồ thị hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào?

Xem đáp án

Nhìn dạng đồ thì a<0 nên loại đáp án D

Khi \(x = 0 \Rightarrow y = 3\) nên loại đáp án C

Khi \(x = 1 \Rightarrow y = 4\) nên loại đáp án B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 166987

Hàm số nào dưới đây đồng biến trên tập \(\mathbb{R}\)?

Xem đáp án

Hàm số bậc nhất a>0 nên có đạo hàm \({y}'={f}'\left( x \right)>0\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 166988

Rút gọn biểu thức \(P={{x}^{\frac{1}{5}}}.\sqrt[3]{x}\) với x>0.

Xem đáp án

\(P = {x^{\frac{1}{5}}}.\sqrt[3]{x} = {x^{\frac{1}{5}}}.{x^{\frac{1}{3}}} = {x^{\frac{1}{5} + \frac{1}{3}}} = {x^{\frac{8}{{15}}}}\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 166989

Tính tích phân \(\int\limits_2^6 {\frac{1}{x}dx} \) bằng.

Xem đáp án

\(I = \int\limits_2^6 {\frac{1}{x}dx} = \ln \left| x \right|_2^6 = \ln 6 - \ln 2 = \ln \left( {\frac{6}{2}} \right) = \ln 3\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 166990

Cho \(I=\int\limits_{0}^{2}{f(x)d}x=3.\) Khi đó \(J=\int\limits_{0}^{2}{\left[ 4f\left( x \right)-3 \right]dx}\) bằng:

Xem đáp án

\(\int\limits_0^2 {\left[ {4f(x) - 3} \right]} dx = 4\int\limits_0^2 {f(x)dx - 3\int\limits_0^2 {dx = 6.} } \)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 166991

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định, liên tục trên đoạn \(\left[ -1;3 \right]\) và có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên. Tập hợp T tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(f\left( x \right)=m\) có 3 nghiệm phân biệt thuộc đoạn \(\left[ -1;3 \right]\) là:

Xem đáp án

Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)=m\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) và đường thẳng y=m trên đoạn \(\left[ -1;3 \right]\)

Do đó để phương trình \(f\left( x \right)=m\) có 3 nghiệm phân biệt thì đường thẳng y=m phải cắt đồ thì hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại 3 điểm trên đoạn \(\left[ -1;3 \right]\)

Suy ra -3<m<0.

Vậy \(T=\left( -3;\,0 \right)\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 166992

Một khối trụ có thể tích bằng \(6\pi \). Nếu giữ nguyên chiều cao và tăng bán kính đáy của khối trụ đó gấp 3 lần thì thể tích của khối trụ mới bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi \({{V}_{1}}\) là thể tích khối trụ ban đầu, ta có \({{V}_{1}}=h\pi R_{1}^{2}=6\pi \).

Gọi \({{V}_{2}}\) là thể tích khối trụ sau khi giữ nguyên chiều cao và tăng bán kính đáy gấp 3 lần.

Ta có \({{V}_{2}}=h\pi {{\left( 3{{R}_{1}} \right)}^{2}}=9h\pi R_{1}^{2}=9.6\pi =54\pi \).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 166993

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = x + \sin 2x\) là.

Xem đáp án

\(\int {\left( {x + \sin 2x} \right)dx}  = \int {xdx}  + \int {\sin 2xdx}  = \frac{{{x^2}}}{2} - \frac{1}{2}\cos 2x + C\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 166994

Đạo hàm của hàm số \(y = \log x\) là

Xem đáp án

\(\log x = \frac{1}{{x\ln 10}}.\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 166997

Nghiệm của bất phương trình \({\log _2}\left( {3{\rm{x}} - 1} \right) > 3\) là

Xem đáp án

\({{\log }_{2}}\left( 3\text{x}-1 \right)>3.\) Điều kiện : \(3\text{x}-1>0\Leftrightarrow x>\frac{1}{3}.\)

Phương trình \(\Leftrightarrow 3x-1>{{2}^{3}}\Leftrightarrow 3x>9\Leftrightarrow x>3.\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 166998

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=\left( 2;1;0 \right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left( -1;0;-2 \right)\). Khi đó \(\cos \left( \overrightarrow{a},\overrightarrow{b} \right)\) bằng

Xem đáp án

\(\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right) = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}} = \frac{{ - 2}}{{\sqrt 5 .\sqrt 5 }} =  - \frac{2}{5}.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 166999

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x+1}{1}=\frac{y}{-3}=\frac{z-5}{-1}\) và mặt phẳng \(\left( P \right):3x-3y+2z+6=0\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Ta có đường thẳng d đi qua \(M\left( -1;0;5 \right)\) có vtcp \(\overrightarrow{u}=\left( 1;-3;-1 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\) có vtpt \(\overrightarrow{n}=\left( 3;-3;2 \right)\)

\(M\notin \left( P \right)\Rightarrow \) loại đáp án D

\(\overrightarrow{n}, \overrightarrow{u}\) không cùng phương \(\Rightarrow \) loại đáp án B

\(\overrightarrow{n}.\overrightarrow{u}=10\Rightarrow \overrightarrow{n},\overrightarrow{u}\) không vuông góc \(\Rightarrow \) loại đáp án C

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 167000

Tập nghiệm của phương trình \(\log \left( {{x^2} - 1} \right) = \log \left( {2x - 1} \right)\)

Xem đáp án

Điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} 2x - 1 > 0\\{x^2} - 1 > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow x > 1\)

Phương trình ban đầu \( \Rightarrow {x^2} - 1 = 2x - 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2\left( {tmdk} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow x = 2\).

Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ 2 \right\}\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 167001

Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( 1\,;\,2\,;\,3 \right)\) và đường thẳng \(d:\frac{x-3}{2}=\frac{y-1}{1}=\frac{z+7}{-2}\). Đường thẳng đi qua A và song song với đường thẳng d có phương trình là:

Xem đáp án

Đường thẳng đi qua A và song song với d nên có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left( 2\,;\,1\,;\,-2 \right)\). Phương trình đường thẳng cần tìm: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 2t\\ y = 2 + t\\ z = 3 - 2t \end{array} \right.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 167002

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' (hình vẽ bên dưới). Góc giữa hai đường thẳng AC và A'D bằng

Xem đáp án

Do ABCD.A'B'C'D' là hình lập phương nên A'D song song với B'C.

\(\Delta ACB'\) đều \(\Rightarrow \widehat{ACB'}=60{}^\circ \)

Suy ra \(\left( AC,A'D \right)=\left( AC,CB' \right)=\widehat{ACB'}=60{}^\circ \)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 167003

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, phương trình nào dưới đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I\left( 1;2;-1 \right)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right):x-2y-2z-8=0\)?

Xem đáp án

Gọi mặt cầu cần tìm là \(\left( S \right)\)

Ta có \(\left( S \right)\) là mặt cầu có tâm \(I\left( 1;2;-1 \right)\) và bán kính R

Vì \(\left( S \right)\) tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right):x-2y-2z-8=0\) nên

\(R=d\left( I;\left( P \right) \right)=\frac{\left| 1-2.2-2.\left( -1 \right)-8 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}}}=3\)

Vậy phương trình mặt cầu cần tìm là: \({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z+1 \right)}^{2}}=9\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 167004

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, hai mặt \(\left( SAB \right);\left( SAD \right)\) cùng vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\); góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng \({{60}^{0}}\). Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD.

Xem đáp án

Ta có \(AC=a\sqrt{2}\)

Vì \(\left( SAB \right)\bot \left( ABCD \right);\left( SAD \right)\bot \left( ABCD \right)\) nên \(SA\bot \left( ABCD \right)\)

⇒ Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) là góc giữa SC và AC.

\(\Rightarrow  \widehat{SCA}={{60}^{0}} \Rightarrow SA=a\sqrt{2}.\tan {{60}^{0}}=a\sqrt{6}\)

Vậy thể tích khối chóp là \(V=\frac{1}{3}.{{a}^{2}}.a\sqrt{6}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{3}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 167005

Một vật chuyển động với vận tốc \(v\left( t \right)\left( m/s \right)\) có gia tốc \(a\left( t \right)=3{{t}^{2}}+t\left( m/{{s}^{2}} \right)\). Vận tốc ban đầu của vật là \(2\left( m/s \right)\). Hỏi vận tốc của vật sau 2s

Xem đáp án

Ta có \(v\left( t \right)=\int\limits_{{}}^{{}}{a\left( t \right)dt=\int\limits_{{}}^{{}}{\left( 3{{t}^{2}}+t \right)dt={{t}^{3}}+\frac{{{t}^{2}}}{2}+C}}\)

Vận tốc ban đầu của vật là \(2m/s\Rightarrow v\left( 0 \right)=2\Rightarrow C=2\)

Vậy vận tốc của vận sau 2s là: \(v\left( 2 \right)=12\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 167006

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)=\left( {{e}^{x}}+1 \right)\left( {{e}^{x}}-12 \right)\left( x+1 \right){{\left( x-1 \right)}^{2}}\) trên \(\mathbb{R}\). Hỏi hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Các điểm \(x={{x}_{0}}\) được gọi là điểm cực trị của hàm số \(y=f\left( x \right)\Leftrightarrow x={{x}_{0}}\) là nghiệm bội lẻ của phương trình y'=0

Ta có \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {{e^x} + 1} \right)\left( {{e^x} - 12} \right)\left( {x + 1} \right){\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {e^x} + 1 = 0\\ {e^x} - 12 = 0\\ x = - 1\\ x = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \ln 12\\ x = - 1\\ x = 1 \end{array} \right.\)

Trong đó ta thấy x=1 là nghiệm bội hai của phương trình suy ra x=1 không là điểm cực trị của hàm số.

Vậy hàm số có 2 điểm cực trị.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 167007

Đồ thị \(\left( C \right)\) của hàm số \(y=\frac{\left( a+1 \right)x+2}{x-b+1}\) nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng thì tổng a+b là

Xem đáp án

\(\left( C \right)\) có tiệm cận đứng là x=b-1; tiệm cận ngang là y=a+1

Tâm đối xứng của \(\left( C \right)\) là giao điểm của hai đường tiệm cận \(I\left( b-1;a+1 \right)\)

O là tâm đối xứng của \(\left( C \right)\Leftrightarrow I\equiv O\,\,b=1;a=-1\Rightarrow a+b=0\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 167008

Một nhóm học sinh gồm 6 bạn nam và 4 bạn nữ đứng ngẫu nhiên thành 1 hàng. Xác suất để có đúng 2 trong 4 bạn nữ đứng cạnh nhau là

Xem đáp án

Chọn 2 bạn nữ trong 4 bạn thì có \(C_{4}^{2}\) cách.

Ta “buộc” hai bạn này vào nhau coi như một bạn nữ thông thường.

Có 2 cách để “buộc” như thế ( vì có thể là ab hoặc ba). Lúc này nhóm học sinh gồm có 6 bạn nam và 3 bạn nữ ( trong đó có 1 bạn nữ “đặc biệt”).

Ta xếp vị trí cho các bạn nam trước thì có 6! Cách.

Giữa các bạn nam có 5 vị trí xen kẽ với 2 vị trí đầu hàng và cuối hàng bây giờ ta xếp 3 bạn nữ vào 3 trong 7 vị trí kia thì có \(A_{7}^{3}\) cách.

Vậy xác xuất cần tìm bằng \(\frac{2C_{6}^{4}6!A_{7}^{3}}{10!}=\frac{1}{2}.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 167009

Tìm số phức z thỏa mãn \(z+2-3i=2\overline{z}.\)

Xem đáp án

Đặt \(z = x + yi\left( {x,y \in R} \right),\) suy ra \(\overline z  = x - yi.\)

Ta có \(z + 2 - 3i = 2\overline z  \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right) + \left( {y - 3} \right)i = 2{\rm{x}} - 2yi.\)

Đồng nhất hệ số ta có \(\left\{ \begin{array}{l} x + 2 = 2{\rm{x}}\\ y - 3 = - 2y \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 2\\ y = 1 \end{array} \right..\)

Vậy số phức z = 2 + i.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 167010

Tìm giá trị thực của tham số m để phương trình \({{9}^{x}}-{{2.3}^{x+1}}+m=0\) có hai nghiệm thực \({{x}_{1}}, {{x}_{2}}\) thỏa mãn \({{x}_{1}}+{{x}_{2}}=1\).

Xem đáp án

Ta có \({9^x} - {2.3^{x + 1}} + m = 0  \Leftrightarrow {3^{2x}} - {6.3^x} + m = 0\).

Phương trình có hai nghiệm thực x1, x2 thỏa mãn \({x_1} + {x_2} = 1\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \Delta ' = 9 - m > 0\\ {3^{{x_1}}} + {3^{{x_2}}} = 6 > 0\\ {3^{{x_1} + {x_2}}} = 3 = m \end{array} \right. \Leftrightarrow m = 3\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 167011

Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A, D, AB=AD=a, CD=2a. Cạnh bên SD vuông góc với đáy \(\left( ABCD \right)\) và SD=a. Tính khoảng cách từ A đến \(\left( SBC \right)\).

Xem đáp án

Gọi I là trung điểm CD, suy ra ABID là hình vuông

\(\Rightarrow BI=CI=DI\Rightarrow BD\bot BC\).

Mà \(SD\bot \left( ABCD \right)\Rightarrow SD\bot BC\) nên \(BC\bot \left( SDB \right)\Rightarrow \left( SBC \right)\bot \left( SDB \right)\).

Ta có \(\left( SBC \right)\cap \left( SDB \right)=SB\), kẻ \(DH\bot SB\,\ \left( H\in SB \right)\Rightarrow DH\bot \left( SBC \right)\Rightarrow DH=d\left( D,\left( SBC \right) \right)\).

Trong tam giác vuông SDB: \(\frac{1}{D{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{D}^{2}}}+\frac{1}{D{{B}^{2}}}=\frac{1}{{{a}^{2}}}+\frac{1}{{{\left( a\sqrt{2} \right)}^{2}}}=\frac{3}{2{{a}^{2}}}\Rightarrow DH=\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Vậy \(d\left( D,\left( SBC \right) \right)=\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Vì \(DI\cap \left( SBC \right)=C\Rightarrow \frac{d\left( I,\left( SBC \right) \right)}{d\left( D,\left( SBC \right) \right)}=\frac{IC}{DC}=\frac{1}{2}\).

Do AI song song với BC nên AI song song với mặt phẳng \(\left( SBC \right)\)

\(\Rightarrow d\left( A,\left( SBC \right) \right)=d\left( I,\left( SBC \right) \right)=\frac{1}{2}d\left( D,\left( SBC \right) \right)=\frac{a\sqrt{6}}{6}\).

Vậy \(d\left( A,\left( SBC \right) \right)=\frac{a\sqrt{6}}{6}\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 167012

Tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y=\left( m-1 \right){{x}^{4}}\) đạt cực đại tại x=0 là:

Xem đáp án

TH 1: Nếu m = 1 ⇒ y = 0 suy ra hàm số không có cực trị.

Vậy m = 1 không thỏa mãn.

TH 2: nếu m ≠ 1

Ta có: \(y'=4\left( m-1 \right){{x}^{3}}\)

\(y'=0\Leftrightarrow x=0\)_

Để hàm số đạt cực đại tại x = 0 thì y' phải đổi dấu từ + sang - qua x = 0.

Khi đó \(4\left( m-1 \right)<0\Leftrightarrow m<1\).

Vậy m < 1 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 167013

Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol \(\left( P \right),\) tiếp tuyến với \(\left( P \right)\) tại điểm \(A\left( 1;-1 \right)\) và đường thẳng x=2 (như hình vẽ). Tính S.

Xem đáp án

Phương trình \(\left( P \right):y=a{{x}^{2}},\) \(\left( P \right)\) qua \(A\left( 1;-1 \right)\Rightarrow a=-1\)

Phương trình tiếp tuyến \(\Delta \) của \(\left( P \right)\) tại A là \(y={f}'\left( 1 \right)\left( x-1 \right)-1=-2\left( x-1 \right)-1=-2x+1\)

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị: \(\left\{ \begin{align} & \left( P \right):y=-{{x}^{2}} \\ & \Delta :y=-2x+1 \\ \end{align} \right.\) là \(S=\int\limits_{1}^{2}{\left( -2x+1+{{x}^{2}} \right)dx}=\frac{1}{3}.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 167014

Cho hai số phức \({{z}_{1}},{{z}_{2}}\) thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=2,\left| {{z}_{2}} \right|=\sqrt{3}\). Gọi M, N lần lượt là điểm biểu diễn cho \({{z}_{1}}\) và \(i{{z}_{2}}\). Biết \(\widehat{MON}={{30}^{0}}\). Tính \(S=\left| z_{1}^{2}+4z_{2}^{2} \right|\)

Xem đáp án

Ta có \(S=\left| z_{1}^{2}+4z_{2}^{2} \right|=\left| z_{1}^{2}-{{\left( 2i{{z}_{2}} \right)}^{2}} \right|=\left| {{z}_{1}}-2i{{z}_{2}} \right|.\left| {{z}_{1}}+2i{{z}_{2}} \right|\)

Gọi P là điểm biểu diễn của số phức \(2i{{z}_{2}}\)

Khi đó ta có \(\left| {{z}_{1}}-2i{{z}_{2}} \right|.\left| {{z}_{1}}+2i{{z}_{2}} \right|=\left| \overrightarrow{OM}-\overrightarrow{OP} \right|.\left| \overrightarrow{OM}+\overrightarrow{OP} \right|\)

\(\left| \overrightarrow{PM} \right|.\left| 2\overrightarrow{OI} \right|=2PM.OI\)

Do \(\widehat{MON}=30{}^\circ \) nên áp dụng định lí cosin ta tính ra được MN = 1. Khi đó \(\Delta OMP\) có MN đồng thời là đường cao và đường trung tuyến, suy ra \(\Delta OMP\) cân tại \(M\Rightarrow PM=OM=2\)

Áp dụng định lí đường trung tuyến cho \(\Delta OMP\) ta có

\(O{{I}^{2}}=\frac{O{{M}^{2}}+O{{P}^{2}}}{2}-\frac{M{{P}^{2}}}{4}=7\)

Vậy \(S=2PM.OI=2.2\sqrt{7}=4\sqrt{7}\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 167015

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x+y+z-3=0\) và đường thẳng

\(d:\frac{x}{1}=\frac{y+1}{2}=\frac{z-2}{-1}.\) Hình chiếu vuông góc của d trên \(\left( P \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

Phương trình của tham số của đường thẳng d là: \(\left\{ \begin{matrix} x=t \\ y=-1+2t \\ z=2-t \\ \end{matrix}. \right.\)

Gọi A là giao điểm của (P) và d. Khi đó tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{matrix} x=t \\ y=-1+2t \\ z=2-t \\ x+y+z-3=0 \\ \end{matrix} \right.\)

Suy ra \(A\left( 1;1;1 \right)\). Đường thẳng d có vec-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 1;2;-1 \right)\), mặt phẳng (P) có vec-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{{{n}_{\left( P \right)}}}=\left( 1;1;1 \right)\)

Gọi (Q) là mặt phẳng chứa đường thẳng d và vuông góc với (P). Khi đó (Q) có vec-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{{{n}_{Q}}}=\left[ \overrightarrow{{{u}_{d}}},\overrightarrow{{{n}_{\left( P \right)}}} \right]=\left( 3;-2;-1 \right)\)

Đường thẳng \(\Delta \) là hình chiếu vuông góc của d lên (P) chính là giao tuyến của (P) và (Q). Suy ra vec-tơ chỉ phương của \(\Delta \) là \(\overrightarrow{u}=\left[ \overrightarrow{{{n}_{(P)}}},\overrightarrow{{{n}_{(Q)}}} \right]=\left( 1;4;-5 \right).\)

Vậy hình chiếu vuông góc của d trên (P) có phương trình là \(\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{4}=\frac{z-1}{-5}.\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 167016

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} {x^2} + 3\,\,khi\,\,x \ge 1\\ 5 - x\,\,khi\,\,x < 1 \end{array} \right.\)

Tính \(I = 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( {\sin x} \right)\cos xdx}  + 3\int\limits_0^1 {f\left( {3 - 2x} \right)dx} \)

Xem đáp án

+ Tính \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( {\sin x} \right)\cos xdx} \). Đặt \(\sin x = t \Rightarrow \cos xdx = dt\). Đổi cận \(\left\{ \begin{array}{l} x = 0 \Rightarrow t = 0\\ x = \frac{\pi }{2} \Rightarrow t = 1 \end{array} \right.\)

Do đó \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( {\sin x} \right)\cos xdx} = \int\limits_0^1 {f\left( t \right)dt} = \int\limits_0^1 {\left( {5 - t} \right)dt} = \left( {5t - \frac{{{t^2}}}{2}} \right)\left| \begin{array}{l} ^1\\ _0 \end{array} \right. = \frac{9}{2}\)

+ Tính \(\int\limits_0^1 {f\left( {3 - 2x} \right)dx} \). Đặt \(t = 3 - 2x \Rightarrow dt =  - 2dx \Rightarrow dx = \frac{{ - dt}}{2}\)

Đổi cận \(\left\{ \begin{array}{l} x = 0 \Rightarrow t = 3\\ x = 1 \Rightarrow t = 1 \end{array} \right.\)

Do đó \(\int\limits_0^1 {f\left( {3 - 2x} \right)dx} = \int\limits_3^1 {f\left( t \right).\frac{{ - dt}}{2}} = \frac{1}{2}\int\limits_1^3 {f\left( t \right)dt} = \frac{1}{2}\int\limits_1^3 {\left( {{x^2} + 3} \right)dt} = \frac{1}{2}\left( {\frac{{{x^3}}}{3} + 3x} \right)\left| \begin{array}{l} ^3\\ _1 \end{array} \right. = \frac{{22}}{3}\)

Vậy \(I = 2.\frac{9}{2} + 3.\frac{{22}}{3} = 31\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 167017

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và \(f\left( 1 \right)=1\). Đồ thị hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) như hình bên.

Có bao nhiêu số nguyên dương a để hàm số \(y=\left| 4f\left( \sin x \right)+\cos 2x-a \right|\) nghịch biến trên \(\left( 0;\frac{\pi }{2} \right)\)?

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=4f\left( \sin x \right)+\cos 2x-a\)

\({y}'=\cos x\left[ 4{f}'\left( \sin x \right)-4\sin x \right]\).

Ta thấy, \(\cos x>0, \forall x\in \left( 0;\frac{\pi }{2} \right)\)

Đồ thị của hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) và y=x vẽ trên cùng hệ trục tọa độ như sau:

Từ đồ thị ta có \({f}'\left( x \right)<x,\,\forall x\in \left( 0;1 \right)\Rightarrow {f}'\left( \sin x \right)<\sin x,\,\forall x\in \left( 0;\frac{\pi }{2} \right)\)

Suy ra \({y}'<0,\,\forall x\in \left( 0;\frac{\pi }{2} \right)\).

Ta có bảng biến thiên

Dựa vào bảng biến thiên thì ycbt \(\Leftrightarrow 4f\left( 1 \right)-1-a\ge 0\Leftrightarrow a\le 4f\left( 1 \right)-1=3\).

Vì a là số nguyên dương nên \(a\in \left\{ 1;2;3 \right\}\).

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 167018

Có một khối gỗ là khối lăng trụ đứng \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có \(AB=30\text{ cm}, BC=40\text{ cm}, CA=50\text{ cm}\) và chiều cao \(A{A}'=100\text{ cm}\). Từ khối gỗ này người ta tiện để thu được một khối trụ có cùng chiều cao với khối gỗ ban đầu. Thể tích lớn nhất của khối trụ gần nhất với giá trị nào dưới đây?

Xem đáp án

Khi ta tiện khối lăng trụ đứng tam giác \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) để được một khối trụ có cùng chiều cao với khối lăng trụ thì khối trụ đó có hai đáy là đường tròn nội tiếp hai tam giác ABC và \({A}'{B}'{C}'\).

Gọi \(p,\text{ }r\) lần lượt là nửa chu vi và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Ta có \(p=\frac{AB+BC+CA}{2}=60\text{ cm}, {{S}_{\Delta ABC}}=\sqrt{p\left( p-AB \right)\left( p-BC \right)\left( p-AC \right)}=\sqrt{60.30.20.10}=600\text{ c}{{\text{m}}^{2}}\)

Mà \({{S}_{\Delta ABC}}=pr\Rightarrow r=\frac{{{S}_{\Delta ABC}}}{p}=\frac{600\sqrt{2}}{60}=10\text{ cm}\).

Thể tích khối trụ là \(V=\pi {{r}^{2}}h=\pi {{.10}^{2}}.100=10000\pi \approx 31416\text{ c}{{\text{m}}^{3}}\).

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 167019

Có bao nhiêu cặp số nguyên \(\left( x;y \right)\) thỏa mãn \(0\le x\le 3000\) và \(3\left( {{9}^{y}}+2y \right)=x+{{\log }_{3}}{{\left( x+1 \right)}^{3}}-2\)?

Xem đáp án

Đặt \({{\log }_{3}}\left( x+1 \right)=t\Rightarrow x={{3}^{t}}-1\).

Phương trình trở thành:

\(3\left( {{3}^{2y}}+2y \right)={{3}^{t}}-1+3t-2\Leftrightarrow {{3}^{2y}}+2y={{3}^{t-1}}+\left( t-1 \right)\)

Xét hàm số \(f\left( u \right)={{3}^{u}}+u\Rightarrow {f}'\left( u \right)={{3}^{u}}.\ln 3+1>0\) nên hàm số luôn đồng biến.

Vậy để \(f\left( 2y \right)=f\left( t-1 \right)\Leftrightarrow 2y=t-1\Leftrightarrow 2y+1=t={{\log }_{3}}\left( x+1 \right)\)

\(\Rightarrow 0\le 2y+1\le {{\log }_{3}}3001\Rightarrow 0\le 2y+1\le 6\Rightarrow y=\left\{ 0;1;2 \right\}\)

Với mỗi nghiệm y ta tìm được một nghiệm x tương ứng.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 167020

Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm trên \(\left[ -4\ ;\ 4 \right]\), có các điểm cực trị trên \(\left( -4\ ;\ 4 \right)\) là -3; \(-\frac{4}{3}\); 0; 2 và có đồ thị như hình vẽ. Đặt hàm số \(y=g(x)=f({{x}^{3}}+3x)+m\) với m là tham số. Gọi \({{m}_{1}}\) là giá trị của m để \(\underset{\left[ 0\ ;\ 1 \right]}{\mathop{\max }}\,g(x)=4, {{m}_{2}}\) là giá trị của m để \(\underset{\left[ -1\ ;\ 0 \right]}{\mathop{\min }}\,g(x)=-2\). Giá trị của \({{m}_{1}}+{{m}_{2}}\) bằng.

Xem đáp án

Ta có \(y = g(x) = f({x^3} + 3x) + m\).

\(g'(x) = (3{x^2} + 3)f'({x^3} + 3x)\).

\(g'(x) = 0 \Leftrightarrow f'({x^3} + 3x) = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^3} + 3x = - 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ {x^3} + 3x = - \frac{4}{3}\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\\ {x^3} + 3x = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\\ {x^3} + 3x = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right) \end{array} \right.\).

Ta có bảng biến thiên của hàm số \(y = {x^3} + 3x\) như sau:

Từ bảng biến thiên trên, ta có:

Phương trình \(\left( 1 \right)\) có nghiệm duy nhất \({{x}_{1}}\in \left( -1\ ;\ 0 \right)\)

Phương trình \(\left( 2 \right)\) có nghiệm duy nhất \({{x}_{2}}\in \left( -1\ ;\ 0 \right), \left( {{x}_{2}}>{{x}_{1}} \right)\)

Phương trình \(\left( 2 \right)\) có nghiệm duy nhất x=0.

Phương trình \(\left( 4 \right)\) có nghiệm duy nhất \({{x}_{3}}\in \left( 0;1 \right)\)

Bảng biến thiên hàm số y=g(x):

\(\underset{\left[ 0\ ;\ 1 \right]}{\mathop{\max }}\,g(x)=3+m=4 \Leftrightarrow m=1\). Suy ra \({{m}_{1}}=1\).

\(\underset{\left[ -1\ ;\ 0 \right]}{\mathop{\min }}\,g(x)=-1+m=-2 \Leftrightarrow m=-1.\) Suy ra \({{m}_{2}}=-1\)

Vậy \({{m}_{1}}+{{m}_{2}}=0\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 167021

Có bao nhiêu số nguyên dương y để tập nghiệm của bất phương trình \(\left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)<0\) chứa tối đa 1000 số nguyên.

Xem đáp án

TH1. Nếu \(y=\sqrt{2}\notin \mathbb{Z}\)

TH2. Nếu \(y>\sqrt{2}\Rightarrow \left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)\Leftrightarrow {{2}^{\sqrt{2}}}<x<{{2}^{y}}\). Tập nghiệm của BPT chứa tối đa 1000 số nguyên \(\left\{ 3;4;...;1002 \right\} \Leftrightarrow {{2}^{y}}\le 1003\Leftrightarrow y\le {{\log }_{2}}1003\approx 9,97\Rightarrow y\in \left\{ 2;...;9 \right\}\)

TH3. Nếu \(y<\sqrt{2}\Rightarrow y=1\Rightarrow \left( {{\log }_{2}}x-\sqrt{2} \right)\left( {{\log }_{2}}x-y \right)<0\Leftrightarrow 1<{{\log }_{2}}x<\sqrt{2}\Leftrightarrow 2<x<{{2}^{\sqrt{2}}}\). Tập nghiệm không chứa số nguyên nào

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 167022

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) nhận giá trị dương và có đạo hàm \({f}'\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) thỏa mãn \(\int\limits_{0}^{x}{\left[ {{f}^{2}}\left( t \right)+{{\left( {f}'\left( t \right) \right)}^{2}} \right]}dt={{\left( f\left( x \right) \right)}^{2}}-2018\). Tính \(f\left( 1 \right)\)

Xem đáp án

Lấy đạo hàm hai vế ta được \(2f\left( x \right).{f}'\left( x \right)={{f}^{2}}\left( x \right)+{{\left( {f}'\left( x \right) \right)}^{2}}\Rightarrow {{\left( {f}'\left( x \right)-f\left( x \right) \right)}^{2}}=0\Rightarrow {f}'\left( x \right)=f\left( x \right)\)

\(\Rightarrow f\left( x \right)=k.{{e}^{x}}\)

Thử lại vào đẳng thức đã cho suy ra \({{k}^{2}}{{e}^{2x}}=\int\limits_{0}^{x}{2{{k}^{2}}{{e}^{2x}}dx+2018\Rightarrow k=\sqrt{2018}\Rightarrow f\left( x \right)=\sqrt{2018}{{e}^{x}}}\)

Vậy \(f\left( 1 \right)=\sqrt{2018}e\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 167023

Trong hệ tọa độ \(\text{O}xyz\), cho điểm \(A\left( 2;1;3 \right)\), mặt phẳng \((\alpha ):2x+2y-z-3=0\) và mặt cầu \((S):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-6x-4y-10z+2=0\). Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua A, nằm trong mặt phẳng \((\alpha )\) và cắt (S) tại hai điểm M,N. Độ dài đoạn MN nhỏ nhất là:

Xem đáp án

+ Mặt cầu (S) có tâm \(I\left( 3;2;5 \right)\) và bán kính R=6.

Ta có: \(A\in (\alpha ),IA=\sqrt{6}<R\) nên \((S)\cap (\alpha )=(C)\) và A nằm trong mặt cầu (S).

Suy ra: Mọi đường thẳng \(\Delta \) đi qua A, nằm trong mặt phẳng \((\alpha )\) đều cắt (S) tại hai điểm M,N. (M,N cũng chính là giao điểm của \(\Delta \) và (C)).

+ Vì \(d(I,\Delta )\le IA\) nên ta có: \(MN=2\sqrt{{{R}^{2}}-{{d}^{2}}(I,\Delta )}\ge 2\sqrt{{{R}^{2}}-I{{A}^{2}}}=2\sqrt{30}\).

Dấu ''='' xảy ra khi A là điểm chính giữa dây cung MN.

Vậy độ dài đoạn MN nhỏ nhất là MN bằng \(2\sqrt{30}\).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »