Soạn bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Hướng dẫn soạn bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 51 đến 55 SGK Ngữ văn 9 tập 2
(404) 1346 04/08/2022

Soạn bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Muốn soạn bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí tốt thì bạn đừng bỏ qua bài viết này. Qua nội dung hướng dẫn chi tiết dưới đây, không chỉ giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi SGK mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này

Cùng tham khảo...

Tham khảo bài trướcSoạn bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Hướng dẫn Soạn bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Gợi ý trả lời các câu hỏi trên trang 51 đến trang 55 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2:

Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi (Trang 51 - 52 SGK )

[...]

Câu hỏi:

a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó.

b) Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tương tự.

Trả lời

a) Các đề bài trên đều có điểm chung là bàn về một đề tài trong lãnh vực tư tưởng hay đạo lí.

b) Có các đề bài tương tự như những đề trên như;

- Nước chảy đá mòn.
- Không thầy đố mày làm nên
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thật thà là cha mánh khoé.

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đề bài: Suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. 

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Thể loại đề: nghị luận.

- Yêu cầu cụ thể: Nêu suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nưÓC nhớ nguồn”.

- Cần có kiến thức chung về tục ngữ, cần hiểu rõ ý nghĩa câu này để giải thích, chứng minh hay phát biểu ý kiến riêng.

Tìm ý: Nên sử dụng các câu hỏi sau:

a) Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang ý nghĩa gì?

b) Tại sao chúng ta uống nước phải nhớ nguồn?

c) Nếu một người “Uống nước không nhớ nguồn” thì sao?

d) Ai đã có những hành động đẹp thể hiện thái độ

“Uống nước nhớ nguồn”.

e) Chúng ta rút ra bài học gì từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn" này?

g) Bài học này có giá trị như thế nào? Có tác dụng ra sao?

2. Lập dàn bài

a) Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ý nghĩa chung của nó.

b) Thân bài

- Giải thích ý nghĩa và tác dụng của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn":

- Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang ý nghĩa gì?

- Tại sao chúng ta uống nước phải nhớ nguồn?

- Nếu một người “ Uống nước không nhớ nguồn” thì sao?

- Ai đã có những hành động đẹp thể hiện thái độ “Uống nước nhớ nguồn”.

- Chúng ta rút ra bài học gì từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn" này?

- Bài học này có giá trị như thế nào? Có tác dụng ra sao?

c) Kết luận

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” này.

- Nêu sý nghĩa câu tục ngữ này trong thời đại mới hôm nay.

3. Viết bài

Tham khảo bài văn mẫu: Nghị luận về ý nghĩa của lối sống uống nước nhớ nguồn

Ghi nhớ

• Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

• Dàn bài chung:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cân bàn luận.

- Thân bài:

+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

- Kết bài : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

• Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí  này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí  một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(404) 1346 04/08/2022