Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 học kỳ 2

Hướng dẫn soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì 2 giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng và trả lời tốt câu hỏi trang 109 - 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2
(402) 1340 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 học kỳ 2 trong nội dung dưới đây không chỉ hỗ trợ bạn trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn giúp bạn ôn tập, nắm vững các kiến thức quan trọng đã được học.

Cùng tham khảo...

Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 học kỳ 2

Hướng dẫn soạn bài soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 học kỳ 2

Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa:

Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Ôn tập

a) Khởi ngữ

• Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

• Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với. Khởi ngữ trong quan hệ với các thành phần câu còn lại (các mục 1, 2, phần B, Bài 18).

Xem thêm: Soạn bài Khởi ngữ

b) Thành phần tình thái (Bổ sung).

c) Thành phần cảm thán (Bổ sung). 
(Các mục 1, 2, 6 phần B, Bài 19)

d) Thành phần gọi đáp.

Xem thêm: Soạn bài các thành phần biệt lập

Trả lời câu hỏi SGK

1 - Trang 109 SGK

Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu).

Trả lời

Khởi ngữ

Các thành phần biệt lập
Tình tháiCảm thánGọi - đápPhụ chú
Xây cái lăng ấyDường nhưVất vả quáThưa ôngNhững người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy

2 - Trang  110 SGK

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.

Bài làm mẫu

Quê nhà! Có phải ai cũng có một miền quê, nơi đó ta có một mát nhà từng nương náu với bao tình thân tha thiết?

Quê nhà! có phải nơi đó luôn có một dòng sông, và một bờ bến đưa chân ta đi, đón bước ta về? Ôi quê nhà thân yêu! Đó là đề tài tha thiết của bao người! Và của Nguyễn Minh Châu nữa!

Truyện “Bến quê” thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ, có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dần” ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy “như mình vừa bay được một nửa vòng Trái Đất”. Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.

Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị, “bằng phẳng” nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Quan nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”,sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.

Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”; “anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ..." mới hai năm trước đây, anh còn đi Công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời, anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.

Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp? Lúc mới nở “màu sắc đã nhợt nhạt”. Vòm trời và con sông Hồng, bờ bãi, bến đò... có gì xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với Nhĩ, khi nhà anh ở gần dòng  sông ấy. Sớm nay Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ: anh cảm thấy hoa bằng lặng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn". Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sống như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non-những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn"...

Tham khảo thêmTóm tắt truyện ngắn Bến quê

Liên kết câu và đoạn văn

Ôn tập

a) Liên kết câu và đoạn văn

- Liên kết câu là hiện tượng một yếu tố chưa rõ nghĩa ở câu này được giải thích bằng yếu tố rõ nghĩa ở câu khác, trên cơ sở đó hại câu chứa yếu tố này liên kết được với nhau. Liên kết đoạn văn với đoạn văn thực chất là liên kết giữa câu với câu, nhưng hai câu này nằm ở hai đoạn văn khác nhau.

- Việc sử dụng các từ ngữ cụ thể (các phương tiện cụ thể) vào việc liên kết câu với câu được gọi là phương thức liên kết hay phép liên kết.

- Ba phép liên kết để nhận biết và thường sử dụng là:

• Phép lặp từ ngữ và dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa.

• Phép thế.

• Phép nối.

Tham khảo thêm: Soạn bài liên kết câu và liên kết đoạn văn

b) Phép lặp từ ngữ và sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa:

- Phép lập từ ngữ, dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa là sử dụng yếu tố từ vựng vào việc liên kết câu với câu. Các yếu tố từ vựng nói ở đây là các thực từ, cụ thể là danh từ, động từ, tính từ, số từ.

Phép liên kết này do tình huống cụ thể quy định, tức là phải có lí do nhất định mới sử dụng.

c) Phép thế

- Phép thế là cách sử dụng các từ ngữ Có tác dụng thay thế, có tác dụng đại diện, để tránh nhắc lại một từ, một cụm từ hay một câu nào đó. Cần nhận ra yếu tố thay thế và yêu tô được thay thế (tức là từ, cụm từ, câu được thay thế). Yếu tố thay thế tự chúng chưa rõ nghĩa, muốn biết rõ nghĩa, phải xem xét yếu tố được thay thế, trên cơ sở đó, hai câu chứa hai yếu tố này liên kết với nhau.

- Phép thế sử dụng các phương tiện sau đây làm yếu tố thay thế:

• Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy..., nó, hắn, họ...

• Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó, ...

- Các yếu tố được thay thế có thể là:

• Danh từ.

• Động từ (hoặc tính từ).

• Câu (hoặc cụm chủ - Vị).

d) Phép nối

- Phép nối là phương thức liên kết trong đó có sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ. Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ, gồm có:

•  Quan hệ từ: và, rồi, nhưng mà, còn, (cho) nên, vì vậy, nếu, tuy, để,...

• Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ" như: vì vậy, nếu thế, tuy thế, ... thế thì, vậy nên,...

•  Những tổ hợp kiều quán ngữ như: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, vả lại, với lại, ...

- Các kiểu quan hệ thuộc phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.

Trả lời câu hỏi SGK

1 - Trang 110 SGK

Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào.

(...)

Trả lời

Phép liên kết
Ngữ liệulặp từ ngữđồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởngthếnối
Đoạn aMưa - mưa đá - tiếng lanh canh - gióNhưng, nhưng, rồi, và
Đoạn bCô béCô bé - nó
Đoạn cBất bình - kinh bỉ -cười khẩy -; Pháp - Nã Phá Luân; Mĩ - Hoa Thịnh ĐốnBây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa thế

2 - Trang 110 SGK

Ghi kết quả phân tích ở bài tập tập trên vào bảng tông kết theo mẫu:

Trả lời

Phép liên kết
Lặp và sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩaThếNối
a) Nhưngx
Nhưng rồi
b)Cô bé - cô béx
Cô bé - Nóx
c) bây giờ cao sang rồi .. thếx

3 - Trang 111 SGK

Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý

“Quê nhà! Có phải ai cũng có một miền quê, nơi đó ta có một mái nhà từng nương náu với bao tình thân tha thiết? (câu 1)

Quê nhà! Có phải nơi đỏ luôn có một dòng sông, và một bờ bến đưa chân ta đi, đón bước ta về? Ôi quê nhà thân yêu! Đó là đề tài tha thiết của bao người và của Nguyễn Minh Châu nữa !(Câu 2, 3, 4)

Truyện “Bến quê” thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ, có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dân" ra khỏi phiển nêm nằm, mà anh cảm thấy như mình vừa bay được một nửa Vòng Trái Đất”. Ôm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.

Cốt truyện của “Bến quê" rất bình dị, “bằng phẳng" nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Quan nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”. sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.”

Trong đoạn này, câu 1, 2 và 3 liên kết với nhau bằng từ “quê nhà”; câu 4 nối kết bằng cách nhắc tên tác giả viết “ bến quê” (liên kết bằng nội dung) Câu 5 liên kết bằng từ “ bến quê”; phần còn lại liên kết bằng nội dung khi nhắc và phân tích nhân vật chính ở truyện Bến Quê.

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Ôn tập

Muốn sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện:

- Người nói (người viết) có ý thức gửi hàm ý vào lời nói.

- Người nghe (người đọc) có năng lực để giải đoán hàm ý.

Tham khảo thêmSoạn bài nghĩa tường minh và hàm ý

Trả lời câu hỏi SGK

1 - Trang 111 SGK

Đọc truyện cười...(trang 111 SGK ) và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.

Trả lời

Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với nhà giàu rằng: “Địa ngục là chỗ mà các ông đã phải đến quá đông".

 2 - Trang 111 SGK

Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2). Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.

Trả lời

a) “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” chứa hai hàm ý:

- Họ chỉ ăn mặc rất đẹp chứ đá bóng không hay.

- Tớ không chú ý họ đá hay không, chỉ thấy họ ăn mặc rất đẹp

b) “Tớ báo cho Chi rồi” chứa hàm ý: Huệ chỉ mới báo cho Chi chứ chưa bao cho Nam và Tuấn.

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài ôn tập tiếng việt học kỳ 2 này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 học kỳ 2 một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(402) 1340 04/08/2022