Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) giúp em nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 65 đến 68 SGK Ngữ văn 9 tập 2
(396) 1321 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được biên soạn chi tiết giúp em nắm vững các kiến thức quan trọng và trả lời tốt các câu hỏi bài tập tại trang 65 đến trang 68 sách giáo khoa Ngữ văn 9.

     Mời bạn cùng tham khảo...

Soạn bài cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Kiến thức cơ bản

• Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

• Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

• Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

• Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

Tham khảo: Soạn bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK:

Đề bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

(...Tr 64 - 65 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Câu hỏi

a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?

b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Gợi ý: Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,...)

Trả lời:

a) Các đề bài trên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến cá nhân của mình trong việc phân tích, nhận xét hay đánh giá về một cốt truyện, một cuộc đời nhân vật, số phận hay tính cách của một nhân vật. Đây là những đề thuộc dạng mở, học sinh có thể kết hợp nhiều phương pháp nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích...

b) Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề luận đòi hỏi hai hướng giải quyết vấn đề khác nhau, cách làm bài phải khác nhau.

- Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi đưa ra nhận xét khách quan.

- Đề hỏi về “suy nghĩ” yêu cầu học sinh nêu ra nhận xét của riêng mỗi em, có phần mang tính chủ quan hơn.

Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Tìm hiểu đề và tìm ý bằng cách chép lại đề trên giấy rõ ràng, gạch dưới các từ quan trọng, các ý quan trọng, và tìm xem yêu cầu chính của đề bài là gì.

Ví dụ: Với đề 3 suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du, phải tìm ra yêu cầu:

a) Đề nghị luận nhắc đến nhân vật nào, tác phẩm nào?

b) Phải làm bài theo hướng phân tích hay trình bày suy nghĩ?

c) Ngoài yêu cầu phân tích hoặc nêu suy nghĩ, có còn yêu cầu nào khác không

2. Lập dàn bài: Bằng cách triển khai ba phần:

a) Mở bài

b) Thân bài

c) Kết bài

Trong phần thân bài, chúng ta cần sử dụng các câu hỏi tìm ý phía dưới.

3. Viết bài: bằng cách trả lời, triển khai các câu hỏi tìm ở phía dưới theo những phương pháp lập luận giải thích, lập luận chứng minh... Yêu cầu đầu tiên là phải viết đúng ngữ pháp. Yêu cầu cuối cùng là lời văn mạch lạc, bóng bảy, trau chuốt.

4

. Đọc lại bài viết và sửa chữa chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ.

Luyện tập

Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.

Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.

Trả lời

1. Mở bài

Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn "Lão Hạc" là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

2. Thân bài

Tham khảo 1 đoạn phần thân bài:

Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ này, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông "lật tẩy" sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.

Xem bài tiếp theo: Soạn bài luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)


TẢI VỀ

(396) 1321 04/08/2022