Tổng kết phần tập làm văn lớp 9 trang 169

Soạn bài tổng kết phần tập làm văn của HocOn247 biên soạn giúp bạn trả lời các câu hỏi trang 169 - 172 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2 và ôn tập kiến thức
(400) 1334 04/08/2022

Không chỉ giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa, bài soạn tổng kết phần tập làm văn lớp 9 trang 169 này còn giúp bạn nắm vững những kiến thức quan trọng đã được học

Tổng kết phần tập làm văn lớp 9 trang 169

Cùng tham khảo...

Hướng dẫn soạn bài tổng kết phần tập làm văn lớp 9

Gợi ý trả lời các câu hỏi từ trang 170 - 171 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2:

Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS

1 - Trang 170 SGK

Hãy cho biết sự khách nhau của các kiểu văn bản ( trong bảng liệt kê - trang 169 - 170 SGK)

Trả lời

Khác nhau về mục đích, về phương thức biểu đạt.

2 - Trang 170 SGK

Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?

Trả lời

Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì mục đích khác nhau, cách biểu đạt khác nhau.

3 - Trang 170 SGK

Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.

Trả lời

Một số phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau. Thí dụ: Văn biểu cảm và tự sự có kết hợp miêu tả, thuyết minh có kết hợp miêu tả hay tự sự...

Ví dụ: Tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân là một sự phối hợp giữa thể loại tự sự, miêu tả và biểu cảm.

4 - Trang 170 SGK

Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.

a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

Trả lời

So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:

* Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. Ví dụ:

- Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự.

- Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.

* Khác nhau:

- Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.

- Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện của các kiểu văn bản.

5 - Trang 170 SGK

Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời

Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau:

- Thể loại văn học tự sự đòi hỏi các sự kiện, nhân vật kết hợp với nhau tạo thành cốt truyện thống nhất.

- Kiểu văn bản tự sự trình bày các sự việc có liên hệ nhân quả hoặc qua lại với nhau dẫn đến kết cục, do đó không đòi hỏi có cốt truyện.

6 - Trang 170 SGK

Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời

Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống nhau chỗ đều biểu hiện các cảm xúc của con người.

* Khác nhau:

- Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người.

- Thể loại văn học trữ tình bày tỏ cảm xúc của con người thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình vì thể loại văn học trữ tình chỉ là một trong các kiểu văn bản trữ tình.

- Thể loại văn học trữ tình bày tỏ cảm xúc của con người thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình vì thể loại văn học trữ tình chỉ là một trong các kiểu văn bản trữ tình.

- Thể loại văn học trữ tình như bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, thông qua hình ảnh bếp lửa, nhà thơ đã khơi dậy cả một vùng trời kỉ niệm của những tháng ngày gian khổ nhưng cũng tràn đầy tình yêu thương khi sống bên người bà kính yêu trong cuộc khăng chiến chống Pháp. Đồng thời, đó cũng là lòng biết ơn đối với bà, là tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của nhà thơ.

7 - Trang 170 SGK

Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

Trả lời

Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự với mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể và sinh động, không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn lay động cả tình cảm người đọc.

Có điều các yếu tố thêm vào đó là phụ, không được lấn át phương thức nghị luận làm mất đi yêu cầu và nội dung bàn luận. Phương thức nghị luận luôn là phương thức chủ yếu trong bài văn nghị luận.

Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS

1 - Trang 171 SGK

Phần Văn và Tập làm văn có mỗi quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học.

Trả lời

- Hai phần này có mối quan hệ bổ bụng nhau vì cách biên soạn chương trình ngữ văn cấp PTCS mới theo lối tích hợp. Các phân môn đều liên quan và bổ sung cho nhau.

Thí dụ: Sau khi học bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-PhôngTen”, thì chúng ta học bài “Cách làm bài nghị luận trong tác phẩm truyện”. Từ đó học sinh có thể tham khảo bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-PhôngTen để hiểu rõ bài tập làm văn nghị luận trong tác phẩm truyện”. Sau khi học bài văn “Tiếng nói của văn nghệ, tuần 19 thì tuần 23 học sinh luyện tập làm bài nghị luận văn học về truyện, tuần 24 học sinh luyện tập làm bài nghị luận văn học về thơ, tất cả là những kiến thức liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau rất hài hòa và thú vị.

2 - Trang 171 SGK

Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.

Trả lời

Phần tiếng Việt trong ngữ văn lớp 9 cũng được soạn thảo theo phương pháp tích hợp, nên phần tiếng Việt có liên quan và bổ sung cho phần văn và tập làm văn.

Thí dụ: Bài liên kết câu và liên kết đoạn văn trong phần tiếng Việt bổ sung cho bài làm văn “Luyện tập làm bài nghị luận”

3 - Trang 171 SGK

Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?

Trả lời

Các phương pháp biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh đều giúp cho các học sinh rèn luyện tốt kĩ năng tập làm văn, sử dụng đúng lúc, đúng đề trong từng trường hợp, sao cho khi tốt nghiệp lớp 9, các em có một số kiến thức căn bản nhất định về biểu đạt ngôn ngữ.

Các kiểu văn bản trọng tâm

1 - Văn bản thuyết minh

a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?

b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?

c) Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.

d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

Trả lời

a) Mục đích biểu đạt của văn bản thuyết minh là trình bày cho người đọc hiểu rõ về một đề tài có tính chất khách quan, trí thức, thực dụng.

b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần nắm chắc bản chất, đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh,

c) Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là:

- Phương pháp định nghĩa.

- Phương pháp liệt kê.

- Phương pháp nêu ví dụ cụ thể.

- Phương pháp dùng số liệu (con số)

- Phương pháp so sánh đối chiếu.

- Phương pháp phân tích, phân loại.

2. Văn bản tự sự

a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?

b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.

c) Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?

Trả lời

a) Mục đích biểu đạt của văn bản tự sự là trình bày một chuỗi các sử việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

b) Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự:

- Dựa vào nội dung có sẵn.

- Dựa vào nội dung thực tế cuộc sống, kinh nghiệm thực tế.

- Dựa vào sự tưởng tượng, khả năng sáng tạo.

c) Khả năng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn tự sự

- Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả cần cho tả đối tượng, nhân vật, nghị luận cần giải thích những vấn đề khó hiểu, biểu cảm gợi lên suy nghĩ cho người đọc, người nghe. Như vậy văn tự có khả năng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận biểu cảm.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự: phải giản dị như lời nói thường nhưng yêu cầu biểu hiện nghệ thuật cao khi thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ: kể các sự kiện, hành động, miêu tả ngoại hình...

3. Văn nghị luận

a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?

b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?

c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.

d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.

Trả lời

a) Văn bản nghị luận có mục đích biểu đạt là giải thích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

b) Văn bản nghị luận gồm các yếu tố luận cứ, luận điểm, lập luận tạo thành.

c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cử và lập luận: luận cứ phải là một hệ thống và phù hợp với luận điểm để đưa đến lập luận sắc bén, đáng tin cậy.

d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống hoặc một vấn đề đạo đức, tư tưởng lối sống.

Mở bài: Nêu sự việc hiện tượng cần bình luận.

Thân bài: - Mô tả sự việc, hiện tượng (nếu các biểu hiện của nó)

- Nêu các mặt đúng, sai, lợi hại của sự việc hiện tượng.

- Bày tỏ thái độ khen chê, đối với sự việc hiện tượng.

- Nêu nguyên nhân tư tưởng, xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng.

Kết bài: Ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng.

e)  Dàn bài chung của bài nghị luận tác phẩm văn học

- Mở bài: giới thiệu nhân vật được phân tích và nêu ý kiến đánh giá.

- Thân bài: phân tích chứng minh các luận điểm về nhân vật bằng những luận cứ cụ thể, chính xác và sinh động trong tác phẩm.

- Kết bài: khái quát, khẳng định các luận điểm, rút ra bài học, ý nghĩa từ nhân vật được nghị luận.

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài tổng kết phần tập làm văn này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài tổng kết phần tập làm văn lớp 9 trang 169 một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(400) 1334 04/08/2022