Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Lao Bảo, Quảng Trị lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Lao Bảo, Quảng Trị lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại sau?
Thứ tự khả năng dẫn điện giảm dần: Ag > Cu > Au > Al.
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là.
Nhóm IIA gồm các kim loại kiềm thổ có cấu hình lớp ngoài cùng là ns2 (có tối đa 2e).
Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch phenylamoni clorua và axit glutamic?
Sử dụng dung dịch NaOH:
C6H5NH3Cl: Tách lớp (do tạo thành anilin ít tan)
HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH: Tạo dung dịch đồng nhất
Dãy các chất đều cho được phản ứng thủy phân là.
Các chất tham gia phản ứng thủy phân là: saccarozơ, triolein, amilozơ, xenlulozơ, amylopectin, protein.
Dãy các oxit nào nào sau đây đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?
Dùng CO ở nhiệt độ cao có thể khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Vậy các oxit thỏa mãn là: Fe2O3, CuO, CuO, ZnO, Cr2O3, PbO.
Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?
Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu. Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng…Sau đó các ion kim loại trung dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn…
Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo.
A. Sai, Amilozơ và amilopectin đều là thành phần của tinh bột có công thức là (C6H10O5)n nhưng phân tử khối của amylopectin lớn hơn nhiều so với amilozơ.
B. Sai, Anilin (C6H5NH2) và alanin (CH3CH(NH2)COOH) có công thức phân tử khác nhau.
C. Đúng, Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) và metyl acrylat (CH2=CHCOOCH3) có cùng công thức phân tử.
D. Sai, Etyl aminoaxetat (CH3COOC2H5) và a-aminopropionic (CH3CH(NH2)COOH) có công thức phân tử khác nhau.
Thủy phân hoàn toàn tripeptit X, thu được glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo của X là.
Có 6 đồng phân của X là: GGA ; GAG ; AGG ; AGA ; AAG ; GAA.
Cho 200 ml dung dịch FeCl2 0,3M vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
- Phương trình: FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag
mol: 0,06 0,2 → 0,12 0,06
\( \Rightarrow {m_ \downarrow } = 108{n_{Ag}} + 143,5{n_{AgCl}} = 23,7\;(g)\)
Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là.
\(BT.e:\,\,3{n_{NO}} + 8{n_{NH_4^ + }} = 3{n_{Al}} = 0,525\) mà \({m_{Al}} + 18{n_{NH_4^ + }} + 62.(3{n_{NO}} + 8{n_{NH_4^ + }}) = 37,275 \to {n_{NH_4^ + }} = 0\)
Vậy trong dung dịch X không chứa \(NH_4^ + \) \( \Rightarrow {V_{NO}} = 22,4.{n_{Al}} = 3,92\;(l)\)
Cho dãy các chất sau: anilin, saccarozơ, amilozơ, glucozơ, triolein, tripanmitin, fructozơ, metyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là.
* Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm:
- Hidrocacbon: Xiclopropan (C3H6), Anken, Ankin, Ankadien, Stiren….
- Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no.
- Andehit (-CHO)
- Các hợp chất có nhóm chức andehit: Axit fomic, Este của axit fomic, Glucozơ, Mantozơ…
- Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2) phản ứng thế ở vòng thơm.
Vậy có 4 chất thỏa mãn là: metyl fomat, anilin, glucozơ, triolein.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sai, Cấu tạo của metyl acrylat: CH2=CH-COO-CH3 không có tồn tại đồng phân hình học.
B. Đúng, Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong ancol etylic.
C. Sai, Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Sai, Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime được gọi là monome.
Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là.
A. Quá trình phản ứng: \(Mg( + {O_2}) \to MgO( + HCl) \to MgC{l_2}\)
B. Quá trình phản ứng: \(Cr( + {O_2}) \to C{r_2}{O_3}( + HCl) \to CrC{l_3}\)
C. Quá trình phản ứng: \(Fe( + {O_2}) \to F{e_3}{O_4}( + HCl) \to FeC{l_2},\;FeC{l_3}\)
D. Quá trình phản ứng: \(Al( + {O_2}) \to A{l_2}{O_3}( + HCl) \to AlC{l_3}\)
Nhận định nào sau đây là sai?
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng. Vì vậy Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cữu và toàn phần: Mg2+ + CO32- → MgCO3 và Ca2+ + CO32- → CaCO3
Ứng dụng của Na2CO3:
- Nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng , giấy dệt và điều chế muối khác.
- Tẩy sạch vết mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn , tráng kim loại.
- Công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam este X đơn chức thu được 5,28 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là.
\(\begin{array}{l}
BTKL:{n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_X}}}{{32}} = 0,135\;mol\\
BT.O:\,\,{n_X} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}}}{2} = 0,015\;mol
\end{array}\)
\( \Rightarrow {C_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = 8:\)
X là C8H8O2
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa trimetylamin và hexametylenđiamin cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là.
- Đốt cháy \(X\left| \begin{array}{l}
{(C{H_3})_3}N\;(A)\;\; + \;\;5,25{O_2}\\
{H_2}N{(C{H_2})_6}N{H_2}\;(B)\;\; + \;\;10{O_2}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_A} + {n_B} = 0,1\\
5,25{n_A} + 10{n_B} = 0,715
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_A} = 0,06\\
{n_B} = 0,04
\end{array} \right.\)
- Trong 0,1 mol X thì có 8,18 gam → trong 24,54 gam X thì có 0,18 mol A và 0,12 mol B.
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow {n_{HCl}} = 0,18 + 2.0,12 = 0,42\;mol\\
BTKL:m = 24,54 + 0,42.36,5 = 39,87\;(g)
\end{array}\)
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.
Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại t mol kim loại không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z, t là.
- Vì sau phản ứng còn kim loại dư nên Fe chỉ bị oxi hóa lên Fe2+.
\(BT.e:\,\,\,2{n_{Fe}} = {n_{FeC{l_3}}} + {n_{HCl}} \to 2.(x - t) = y + z \to 2{\rm{x}} = y + z + 2t\)
Điều nào sau đây là sai khi nói về saccarozơ và Gly-Val-Val?
A. Đúng, Thủy phân: \(\left\{ \begin{array}{l}
{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to {C_6}{H_{12}}{{\rm{O}}_6} + {C_6}{H_{12}}{{\rm{O}}_6}\\
Gly - Val - Val \to Gly + 2Val
\end{array} \right.\)
B. Đúng, Saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam trong khi tripeptit Gly-Val-Val hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu tím.
C. Sai, Trong phân tử saccarozơ chứa các liên kết glicozit trong khi tripeptit Gly-Val-Val chứa các liên kết peptit.
D. Đúng, Trong phân tử của saccarozơ (C12H22O11) và Gly-Val-Val (C12H23O4N3) đều chứa 12 nguyên tử cacbon.
Đun nóng 8,55 gam este X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y và 9,30 gam muối. Số đồng phân của X thỏa mãn là.
Đặt công thức tổng quát của este X là: RCOOR’
- Ta có: neste = nmuối mà meste < mmuối ⇒ R + 44 + R’ < R+ 44 + 39 ⇒ R’ < 39.
+ Với R = 29 ⇒ Y là C2H5OH
\(BTKL:\,\,56{n_{K{\rm{O}}H}} + 8,55 = 46{n_Y} + 9,3 \to {n_Y} = {n_{K{\rm{O}}H}} = 0,075\;mol\)
\( \Rightarrow {M_X} = \frac{{8,55}}{{0,075}} = 114:\) X là C3H5COOC2H5 có 4 đồng phân.
+ Với R = 15 ⇒ Y là CH3OH
\(BTKL:56{n_{K{\rm{O}}H}} + 8,55 = 32{n_Y} + 9,3 \to {n_Y} = {n_{K{\rm{O}}H}} = 0,03125\;mol\)
\( \Rightarrow {M_X} = \frac{{8,55}}{{0,03125}} = 273,6:\) loại.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đúng, Cấu tạo của propan-2-amin: CH3-CH(NH2)-CH3 Þ đây là amin bậc 1.
B. Sai, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutaric.
C. Sai, (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-metylpropan-2-amin.
Lưu ý: Khi gọi tên một hợp chất hữu cơ giữa chữ và chữ sẽ không có dấu “ - ” ; giữa số và chữ sẽ có dấu “ - ” ; giữa số và số sẽ có dấu “ , ”.
D. Sai, Triolein có công thức phân tử là C57H104O6.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 60,0 gam kết tủa và dung dịch X. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Giá trị của m là.
- Cho CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 → CaCO3: 0,6 mol và Ca(HCO3)2.
- Cho NaOH tác dụng tối đa thì: Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
0,1 0,2
\(BT,C:\,\,{n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} + 2{n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}}} = 0,8\;mol \Rightarrow \) ntinh bột = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{2H\% }} = \frac{8}{{15}}\;mol \Rightarrow \) mtinh bột = 86,4 gam
Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là.
- Các phản ứng xảy ra:
A. 2NaHSO4 (X) + Ba(HCO3)2 (Y) → BaSO4 (Z) + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
BaSO4 (Z) + H2SO4 : không xảy ra phản ứng
B. Ba(HCO3)2 (X) + Ba(OH)2 (Y) → 2BaCO3 (Z) + 2H2O
BaCO3 (Z) + H2SO4 → BaSO4 + CO2↑ + H2O
Lưu ý: Y là dung dịch muối do đó đáp án B không thỏa mãn.
C. Na2CO3 (X) + BaCl2 (Y) → BaCO3 (Z) + 2NaCl
BaCO3 (Z) + H2SO4 → BaSO4 + CO2↑ + H2O
D. FeCl2 (X) + AgNO3 (Y) →Fe(NO3)3 + AgCl¯ + Ag¯
AgCl và Ag không tác dụng với H2SO4
Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch Y. Nhận định nào sau đây là sai?
Ta có cân bằng sau: 2CrO42- + 2H+ ⇔ Cr2O72- + H2O
màu vàng màu da cam
CrO3 + 2NaOHdư → Na2CrO4 + H2O (dung dịch X có màu vàng)
2Na2CrO4 + H2SO4 dư → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O (dung dịch Y có màu da cam)
Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.
- Đặt: \(\left\{ \begin{array}{l}
C{H_3}COO{C_6}{H_5}:x\;mol\\
{C_6}{H_5}COO{C_2}{H_5}:y\;mol
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
2{\rm{x}} + y = {n_{NaOH}} = 0,2\\
136{\rm{x}} + 150y = 23,44
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
{\rm{x}} = 0,04\\
y = 0,12
\end{array} \right.\)
- Hỗn hợp rắn khan gồm: \(\left\{ \begin{array}{l}
C{H_3}COONa:0,04\;mol + {C_6}{H_5}ONa:0,04\;mol\\
{C_6}{H_5}COONa:0,12\;mol
\end{array} \right. \Rightarrow \) mrắn = 25,2 gam
Nung nóng 19,52 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X cần dùng 600 ml dung dịch HCl 1,6M thu được 0,18 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là.
\(\underbrace {Al,\,C{r_2}{O_3}}_{19,52\,(g)} \to \underbrace {Al,\,A{l_2}{O_3},\,Cr,\,C{r_2}{O_3}}_{19,52{\rm{ (g) ran X}}} \to \left\langle \begin{array}{l}
{H_2}:\,0,18\,mol\\
\underbrace {A{l^{3 + }},\,C{r^{3 + }},\,C{r^{2 + }},\,C{l^ - }}_{dung{\rm{ dich Y}}} \to \underbrace {NaAl{O_2},\,NaCr{O_2}}_{dung{\rm{ dich sau pu}}} + \underbrace {Cr{{(OH)}_2}}_{x\,(g)\, \downarrow }
\end{array} \right.\)
- Khi cho hỗn hợp rắn X tác dụng với dung dịch chứa 0,96 mol HCl thì :
\(BT.H:\,\,\,{n_{{H_2}O}} = \frac{{{n_{HCl}} - 2{n_{{H_2}}}}}{2} = 0,3\,mol \Rightarrow {n_{C{r_2}{O_3}}} = \frac{{{n_{{H_2}O}}}}{3} = 0,1\,mol\)
+ Xét hỗn hợp rắn ban đầu ta có: \({n_{Al}} = \frac{{{m_{{\rm{ran}}}} - 152{n_{C{r_2}{O_3}}}}}{{27}} = 0,16\,mol\)
- Xét quá trình nhiệt nhôm ta có: \(BT.e:\,\,{n_{C{r_2}{O_3}(pu)}} = \frac{{3{n_{Al}} - 2{n_{{H_2}}}}}{2} = 0,06\,mol\)
- Khi cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thì: \({m_ \downarrow } = 86{n_{Cr{{(OH)}_2}}} = 2.86.{n_{C{r_2}{O_3}(pu)}} = 10,32\,(g)\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?
A. Đúng, mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.
B. Đúng, C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3 (xenlulozơ trinitrat) + 3H2O
Lưu ý : Xenlulozơ trinitrat còn được gọi là thuộc nổ không khói.
C. Đúng, Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc b-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết b-1,4-glicozit.
D. Sai, phân tử xenlulozơ có mạch không phân nhánh và không xoắn. Xenlulozơ là chất rắn màu trắng hình sợi, không màu không mùi không vị, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ kể cả các dung môi thông thường như ete, benzen.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
Điều chế tơ nilon-6 bằng phản ứng trùng ngưng axit-e-aminocaproic:
\(n{H_2}N - {{\rm{[}}C{H_2}{\rm{]}}_5} - COOH \to HN - {{\rm{[}}C{H_2}{\rm{]}}_5} - CO{_n} + n{H_2}O\)
Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được ?
Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được amin
Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:
NH3 : Xanh
H2N-CH2-COOH: Không màu
CH3COOH: Đỏ
CH3NH2 : Xanh
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5) và dung dịch chứa m gam muối. giá trị của m là:
Gọi a và b lần lượt là số mol của X và Y. Khi cho E tác dụng với NaOH thì :
\(\begin{array}{l}
\mathop {N{H_4}OOC - COON{H_3}C{H_3}}\limits_{a\,mol} + NaOH \to \mathop {{{(COONa)}_2}}\limits_{a\,mol} + \mathop {N{H_3}}\limits_{a\,mol} + \mathop {C{H_3}N{H_2}}\limits_{a\,mol} + {H_2}O\\
\mathop {{{(C{H_3}N{H_3})}_2}C{O_3}}\limits_{b\,mol} + NaOH\mathop \to \limits_ \to \mathop {2C{H_3}N{H_2}}\limits_{2b\,mol} + \mathop {N{a_2}C{O_3}}\limits_{b\,mol} + {H_2}O
\end{array}\)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
a + 2b = 0,05\\
a = 0,01
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,01\,mol\\
b = 0,02\,mol
\end{array} \right. \Rightarrow {m_{{\rm{muoi}}}} = 134{n_{{{(COONa)}_2}}} + 106{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 3,46\,(g)\)
Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và 0,12 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
Áp dụng tăng giảm khối lượng:
\({n_{Mg}}.\Delta {M_{Cu - Mg}} + {n_{Fe(pu)}}.\Delta {M_{Cu - Fe}} = {m_{{\rm{ran}}}} - {m_{Fe,Mg(ban{\rm{ dau)}}}} \to 0,005.40 + 8x = 0,24 \Rightarrow x = 0,005\)
\(BT.e:\,\,{n_{CuS{O_4}}} = {n_{Mg}} + {n_{Fe(pu)}} = 0,01\,mol \Rightarrow {C_{M(CuS{O_4})}} = 0,04M\)
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là :
- Gọi X là chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong 3 amin. Cho amin tác dụng với HCl thì:
\(BTKL:\,\,\,{n_{HCl}} = \frac{{{m_{muoi}} - {m_{{\rm{amin}}}}}}{{36,5}} = 0,32\,mol \Rightarrow {n_X} = 0,02\,mol;\,\,{n_Y} = 0,2\,mol{\rm{, }}{{\rm{n}}_Z} = 0,1\,mol\)
\( \to {n_X}{M_X} + {n_Y}({M_X} + 14) + {n_Z}({M_X} + 28) = {m_{{\rm{amin}}}} = 2 \Rightarrow {M_X} = 45\)
Vậy 3 amin có CTPT lần lượt là : \({{C_2}{H_7}N,\,{C_3}{H_9}N{\rm{, }}{{\rm{C}}_4}{H_{11}}N}\)
Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y đều mạch hở ( được cấu tạo từ 1 loại amino axit, tổng số nhóm –CO-NH- trong 2 phân tử là 5 ) với tỉ lệ mol X : Y = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là:
- Khi gộp X và Y với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3 có \(X + 3Y \to X{Y_3} + 3{H_2}O\)
+ Từ: \(\frac{{{n_{Gly}}}}{{{n_{Ala}}}} = \frac{{1,08}}{{0,48}} = \frac{9}{4}\) \( \Rightarrow X{Y_3}\) là \({(Gly)_{9k}}{(Ala)_{4k}}\)
mà \(\sum {\underbrace {so{\rm{ mat xic}}{{\rm{h}}_{(\min )}}}_{(5 + 2).{n_X}}\,\,{\rm{ < }}\,\,\,\sum {\underbrace {so{\rm{ mat xich cua }}X{Y_3}}_{9k + 4k}\,} \,\,\,{\rm{ < }}\,\,\,\sum {\underbrace {so{\rm{ mat xic}}{{\rm{h}}_{(max)}}}_{(5 + 2).{n_Z}}} {\rm{ }}} \to 7.1 < 13k < 7.3 \Rightarrow k = 1\)
+ Với k = 1 ⇒ \({n_{{{(Gly)}_3}Ala}} = {n_{X{Y_3}}} = \frac{{{n_{Gly}}}}{9} = \frac{{{n_{Ala}}}}{4} = 0,12\,mol \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_X} = {n_{X{Y_3}}} = 0,12\,mol\\
{n_Y} = 3{n_{X{Y_3}}} = 0,36\,mol
\end{array} \right.\)
- Khi thủy phân m gam M thì : \({n_{{H_2}O}} = {n_M} = {n_X} + {n_Y} = 0,48mol\) và
- Quy đổi hỗn hợp M thành H2O, CH2 và C2H3ON.
+ Ta có : \(\begin{array}{l}
{n_{{C_2}{H_3}ON}} = {n_{Gly}} + {n_{Ala}} = 1,56\,mol{\rm{ }}\\
{\rm{ }}{{\rm{n}}_{ - C{H_2}}} = {n_{Ala}} = 0,48\,mol
\end{array}\)
\( \Rightarrow {m_M} = 57{n_{{C_2}{H_3}ON}} + 14{n_{ - C{H_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = 104,28\,(g)\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tắc sản xuất gang là oxi hóa các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
(b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất.
(d) Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng.
(e) Thạch cao sống được sử dụng để bó bột trong y học.
(f) Sr, Na, Ba và Be đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
Chọn A.
Có 3 phát biểu đúng là (b), (c) và (e).
(a) Sai, nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Nguyên tác sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang như cacbon và lưu huỳnh thành những oxit.
(b) Đúng,
(c) Đúng, trong các kim loại, crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất.
(d) Sai, Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm đặc, nóng.
(e) Đúng, Thạch cao nung CaSO4.H2O được dùng để bó bột, đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết trong thiết kế nội thất.
(f) Sai, Be không tác dụng với nước ở mọi điều kiện nhiệt độ.
Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 trong dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối sunfat và 4,48 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol H2SO4 đã phản ứng là
Chọn D.
- Khi cho 30 gam X tác dụng với H2SO4 ta có hệ sau :
\(\left\{ \begin{array}{l}
24{n_{Mg}} + 40{n_{MgO}} + 148{n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = {m_X}\\
2{n_{Mg}} = 3{n_{NO}}\\
2{n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = {n_{NO}}
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
24{n_{Mg}} + 40{n_{MgO}} + 148{n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = 30\\
2{n_{Mg}} = 0,6\\
2{n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = 0,2
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_{Mg}} = 0,3\,mol\\
{n_{MgO}} = 0,2\,mol\\
{n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = 0,1\,mol
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{MgS{O_4}}} = {n_{Mg}} + {n_{MgO}} + {n_{Mg{{(N{O_3})}_2}}} = 0,6mol\)
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 7,56 gam HNO3 thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Giá trị V là
Chọn B.
- Chất rắn Z gồm KNO3 và KOH(dư). Khi nung Z ta thu được KNO2 và KOH(dư). Theo đề ta có :
\(\left\{ \begin{array}{l}
85{n_{KN{O_2}}} + 56{n_{KOH}} = {m_{{\rm{ran}}}}\\
{n_{KN{O_2}}} + {n_{KOH}} = {n_{KOH(ban{\rm{ dau)}}}}
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
85{n_{KN{O_2}}} + 56{n_{KOH}} = 8,78\\
{n_{KN{O_2}}} + {n_{KOH}} = 0,105
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{n_{KN{O_2}}} = 0,1\,mol\\
{n_{KOH(d)}} = 0,005\,mol
\end{array} \right.\)
\(BT.N:\,\,{n_{N{O_2}}} + {n_{NO}} = {n_{HN{O_3}}} - {n_{KN{O_2}}} = 0,02\,mol \Rightarrow {V_{NO,N{O_2}}} = 0,448\,(l)\)
Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3, p-HOOCC6H4OH; m-CH3COOC6H4OH, ClH3NCH2COONH4, p-C6H4(OH)2, ClH3NCH2COOH, p-HOC6H4CH2OH, ClH3NCH2COOCH3, CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là
- Có 6 chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là : m-CH3COOC6H4CH3, p-HOOCC6H4OH, ClH3NCH2COONH4, p-C6H4(OH)2, ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COOCH3.
Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 gam glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z là
- Khi cho 14,85 gam X tác dụng với 0,05 mol NaOH ta có :
\({n_Y} = {n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = 0,01\,mol \to {n_Z} = {n_{NaOH}} - 3{n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = 0,02\,mol\)
→ \({n_{{H_2}O}} = {n_Z} = 0,02\,mol\)
\(BTKL:\,\,{m_{RCOONa(Z)}} = {m_{\rm{X}}} + 40{n_{NaOH}} - 92{n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} - 18{n_{{H_2}O}} = 15,3\,(g)\)
\( \Rightarrow {M_{RCOONa}} = \frac{{15,3}}{{0,05}} = 306 \to {M_{RCOOH}} = 284\)
Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
Trong một pin điện hóa, Anot(-) xả ra sự oxi hóa
Để Zn bị ăn mòn trước thì Zn phải là Anot(-) [có thế điện cực âm hơn hay tính khử mạnh hơn]→ Đáp án D