Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán - Trường THPT Lương Văn Can
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
61 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Họ các nguyên hàm \(F(x)\) của hàm số \(f(x) = 3\sin x + \dfrac{2}{x} - {e^x}\) là
Ta có \(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right)dx} = \int {\left( {3\sin x + \dfrac{2}{x} - {e^x}} \right)dx = - 3\cos x + 2.\ln \left| x \right| - {e^x} + C} \)
Chọn C.
Hàm số \(y = {x^3} - 3x - 2019\) đồng biến trên khoảng
Ta có: \(y' = 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\end{array} \right.\).
\(y' > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 1\\x < - 1\end{array} \right.\) hay hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
Dễ thấy trong các đáp án, khoảng \(\left( { - 3; - 1} \right) \subset \left( { - \infty ; - 1} \right)\) nên hàm số đồng biến trên \(\left( { - 3; - 1} \right)\).
Chọn C.
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có số hạng đầu \({u_1} = 2\) và công sai \(d = 5.\) Giá trị \({u_4}\) bằng
Số hạng thứ tư là \({u_4} = {u_1} + 3d = 2 + 3.5 = 17\)
Chọn B.
Cho hình nón đỉnh \(S\) có bán kính đáy bằng \(a\sqrt 2 .\) Mặt phẳng \(\left( P \right)\) qua \(S\) cắt đường tròn đáy tại \(A,B\) sao cho \(AB = 2a.\) Biết rằng khoảng cách từ tâm đường tròn đáy đến mặt phẳng \(\left( P \right)\) là \(\dfrac{{4a\sqrt {17} }}{{17}}.\) Thể tích khối nón bằng
Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), kẻ \(OH \bot SM\).
Khi đó \(OM \bot AB,SM \bot AB \Rightarrow AB \bot \left( {SOM} \right) \Rightarrow AB \bot OH\).
Lại có \(OH \bot SM\) nên \(OH \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow d\left( {O,\left( P \right)} \right) = OH = \dfrac{{4a\sqrt {17} }}{{17}}.\)
Xét tam giác \(OAM\) vuông tại \(M\) có \(OA = a\sqrt 2 ,MA = \dfrac{{AB}}{2} = a \Rightarrow OM = \sqrt {O{A^2} - A{M^2}} = a\).
Xét tam giác \(SOM\) vuông tại \(O\) có \(\dfrac{1}{{O{H^2}}} = \dfrac{1}{{S{O^2}}} + \dfrac{1}{{O{M^2}}} \Rightarrow \dfrac{{17}}{{16{a^2}}} = \dfrac{1}{{S{O^2}}} + \dfrac{1}{{{a^2}}} \Rightarrow SO = 4a\).
Vậy thể tích khối nón \(V = \dfrac{1}{3}\pi .O{A^2}.SO = \dfrac{1}{3}\pi .2{a^2}.4a = \dfrac{{8\pi {a^3}}}{3}\).
Chọn A.
Với \(k\) và \(n\) là hai số nguyên dương tùy ý thỏa mãn \(k \le n\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Ta có \(A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\) với \(k\) và \(n\) là hai số nguyên dương tùy ý thỏa mãn \(k \le n\).
Chọn A.
Cho hàm số \(f(x)\) thỏa mãn \(f\left( x \right) + 2\sqrt x f'\left( x \right) = 3x{e^{ - \sqrt x }},\forall x \in \left[ {0; + \infty } \right).\) Giá trị \(f(1)\) bằng
Ta có: \(f\left( x \right) + 2\sqrt x f'\left( x \right) = 3x{e^{ - \sqrt x }},\forall x \in \left[ {0; + \infty } \right)\,\,\,\left( * \right)\)
\( \Rightarrow {e^{\sqrt x }}f\left( x \right) + 2\sqrt x {e^{\sqrt x }}f'\left( x \right) = 3x\) \( \Rightarrow \dfrac{{{e^{\sqrt x }}f\left( x \right)}}{{2\sqrt x }} + {e^{\sqrt x }}f'\left( x \right) = \dfrac{{3x}}{{2\sqrt x }}\) (với \(x > 0\))
\( \Rightarrow \left[ {{e^{\sqrt x }}f\left( x \right)} \right]' = \dfrac{{3\sqrt x }}{2} \Rightarrow \int\limits_0^1 {\left[ {{e^{\sqrt x }}f\left( x \right)} \right]'dx} = \int\limits_0^1 {\dfrac{{3\sqrt x }}{2}dx} \)
\( \Rightarrow \left. {\left[ {{e^{\sqrt x }}f\left( x \right)} \right]} \right|_0^1 = \left. {\left( {{{\sqrt x }^3}} \right)} \right|_0^1 \Rightarrow e.f\left( 1 \right) - f\left( 0 \right) = 1\)
Mà từ \(\left( * \right)\) ta có: \(f\left( 0 \right) = 0\) nên \(e.f\left( 1 \right) = 1 \Rightarrow f\left( 1 \right) = \dfrac{1}{e}\).
Chọn C.
Trong không gian\(Oxyz,\) cho \(\vec u = 3\vec i - 2\vec j + 2\vec k\). Tọa độ của \(\vec u\) là
Ta có \(\vec u = 3\vec i - 2\vec j + 2\vec k\) nên tọa độ của \(\overrightarrow u \) là \(\left( {3; - 2;2} \right)\)
Chọn B.
Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2}\) là
Ta có: \(\int {f\left( x \right)dx} = \int {{x^2}dx} = \dfrac{{{x^3}}}{3} + C\).
Chọn C.
Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {0,1} \right)^{{x^2} + x}} > 0,01\) là
Ta có
\({\left( {0,1} \right)^{{x^2} + x}} > 0,01 \Leftrightarrow {\left( {0,1} \right)^{{x^2} + x}} > {\left( {0,1} \right)^2} \Leftrightarrow {x^2} + x < 2 \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 < 0\)\( \Leftrightarrow - 2 < x < 1\)
Tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left( { - 2;1} \right)\)
Chọn A.
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(SA \bot (ABCD)\) và \(SA = a\sqrt 6 .\) Giá trị \(\cos (\widehat {SC,(SAD)})\) bằng
Ta có: \(CD \bot AD,CD \bot SA \Rightarrow CD \bot \left( {SDA} \right)\).
Do đó góc giữa đường thẳng \(SC\) và mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) bằng góc giữa đường thẳng \(CS\) và đường thẳng \(DS\) hay \(\widehat {CSD}\).
Lại có \(SD = \sqrt {S{A^2} + A{D^2}} = a\sqrt 7 ,SC = \sqrt {S{A^2} + A{C^2}} = 2a\sqrt 2 ,CD = a\) nên áp dụng định lý hàm số cô sin cho tam giác \(SCD\) ta có:
\(\cos \widehat {CSD} = \dfrac{{S{D^2} + S{C^2} - C{D^2}}}{{2SD.SC}} = \dfrac{{7{a^2} + 8{a^2} - {a^2}}}{{2.a\sqrt 7 .2a\sqrt 2 }} = \dfrac{{\sqrt {14} }}{4}\).
Chọn B.
Cho số phức \(z\) thỏa mãn \((2i - 1)z = 4 - 3i.\) Điểm biểu diễn của số phức \(\overline z \) là
Ta có: \((2i - 1)z = 4 - 3i\)
\( \Leftrightarrow z = \dfrac{{4 - 3i}}{{2i - 1}} = \dfrac{{\left( {4 - 3i} \right)\left( { - 1 - 2i} \right)}}{{\left( { - 1 + 2i} \right)\left( { - 1 - 2i} \right)}} = \dfrac{{ - 4 + 3i - 8i + 6{i^2}}}{{1 - 4{i^2}}} = \dfrac{{ - 10 - 5i}}{5} = - 2 - i\)
Suy ra \(\overline z = - 2 + i\) và có điểm biểu diễn là \(M\left( { - 2;1} \right)\).
Chọn A.
Nghiệm của phương trình \({2^x} = 16\) là
Ta có \({2^x} = 16 \Leftrightarrow x = {\log _2}16 \Leftrightarrow x = 4\)
Chọn B.
Giả sử \(a,b\) là các số thực sao cho \({x^3} + {y^3} = a{.10^{3z}} + b{.10^{2z}}\) đúng với mọi các số thực dương \(x,y,z\) thoả mãn \(\log \left( {x + y} \right) = z\) và \(\log \left( {{x^2} + {y^2}} \right) = z + 1.\) Giá trị của \(a + b\) bằng
Ta có: \(\log \left( {x + y} \right) = z \Leftrightarrow x + y = {10^z}\) ;
\(\log \left( {{x^2} + {y^2}} \right) = z + 1 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} = {10^{z + 1}} = {10^z}.10 = 10\left( {x + y} \right)\)
\( \Rightarrow {\left( {x + y} \right)^2} - 2xy = 10\left( {x + y} \right) \Rightarrow xy = \dfrac{{{{\left( {x + y} \right)}^2} - 10\left( {x + y} \right)}}{2}\)
Do đó \({x^3} + {y^3} = {\left( {x + y} \right)^3} - 3xy\left( {x + y} \right)\) \( = {\left( {x + y} \right)^3} - 3.\dfrac{{{{\left( {x + y} \right)}^2} - 10\left( {x + y} \right)}}{2}.\left( {x + y} \right)\)
\( = - \dfrac{1}{2}{\left( {x + y} \right)^3} + 15{\left( {x + y} \right)^2} = - \dfrac{1}{2}{.10^{3z}} + {15.10^{2z}}\).
Suy ra \(a = - \dfrac{1}{2},b = 15 \Rightarrow a + b = \dfrac{{29}}{2}\).
Chọn D.
Cho hàm số \(y = f(x)\) có đạo hàm \(f'(x) = x{(x + 1)^2}{(x - 3)^3},\forall x \in \mathbb{R}\). Số điểm cực trị của hàm số là
Dễ thấy phương trình \(f'\left( x \right) = 0\) có hai nghiệm bội lẻ là \(x = 0\) (nghiệm đơn) và \(x = 3\) (bội ba) nên \(f'\left( x \right)\) đổi dấu qua từng nghiệm này.
Vậy hàm số có hai điểm cực trị.
Chọn C.
Đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {\log _2}\left( {3{x^2} + 2} \right)\) là
Ta có \(f'\left( x \right) = \left( {{{\log }_2}\left( {3{x^2} + 2} \right)} \right) = \dfrac{{{{\left( {3{x^2} + 2} \right)}^\prime }}}{{\left( {3{x^2} + 2} \right)\ln 2}} = \dfrac{{6x}}{{\left( {3{x^2} + 2} \right)\ln 2}}\)
Chọn C.
Hàm số \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 5\) đồng biến trên khoảng
Ta có: \(y' = - 4{x^3} + 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm 1\end{array} \right.\).
\(y' > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < - 1\\0 < x < 1\end{array} \right.\) nên hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {0;1} \right)\).
Chọn B.
Tập xác định của hàm số \(y = {\left( {{3^x} - 9} \right)^{ - 2}}\) là
ĐKXĐ: \({3^x} - 9 \ne 0 \Leftrightarrow {3^x} \ne 9 \Leftrightarrow {3^x} \ne {3^2} \Leftrightarrow x \ne 2\)
Suy ra tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\)
Chọn B.
Cho \(\int\limits_1^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 2\) và \(\int\limits_1^2 {\left[ {2f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\rm{d}}x = 3;\) giá trị \(\int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x\) bằng
Ta có: .
\(3 = \int\limits_1^2 {\left[ {2f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\rm{d}}x = 2\int\limits_1^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x - \int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x = 2.2 - \int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x \Leftrightarrow \int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x = 1\)
Chọn D.
Lớp 12A có 35 học sinh, trong đó có 3 học sinh cùng tên là Trang, 2 học sinh cùng tên là Huy. Xếp ngẫu nhiên 35 học sinh thành một hàng dọXác suất để 3 học sinh tên Trang đứng cạnh nhau và 2 học sinh tên Huy đứng cạnh nhau là
Số cách xếp \(35\) học sinh thành 1 hàng dọc là \(n\left( \Omega \right) = 35!\)
Coi mỗi học sinh đứng vào 1 chỗ đồng thời coi 3 học sinh tên Trang chỉ đứng vào 1 chỗ và 2 học sinh tên Huy chỉ đứng vào 1 chỗ thì còn lại 32 chỗ đứng.
Số cách sắp xếp 32 chỗ này thành 1 hàng dọc là \(32!\), đồng thời ta có \(3!\) cách xếp 3 học sinh tên Trang và \(2!\) cách xếp 2 học sinh tên Huy nên số cách sắp xếp cho 3 học sinh tên Trang đứng cạnh nhau và 2 học sinh tên Huy đứng cạnh nhau là \(n\left( A \right) = 32!.3!.2!\)
Xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{{32!.3!.2!}}{{35!}} = \dfrac{2}{{6545}}\)
Chọn D.
Gọi \({z_1}\) và \({z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 2z + 10 = 0\). Giá trị biểu thức \(\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\) bằng
Phương trình \({z^2} + 2z + 10 = 0\) có hai nghiệm phức \({z_{1,2}} = - 1 \pm 3i\).
Suy ra \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {{1^2} + {3^2}} = \sqrt {10} \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| = 2\sqrt {10} \).
Chọn C.
Kí hiệu \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({{\rm{z}}^2} + z + {2019^{2018}} = 0.\) Giá trị \(\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\) bằng
Ta có \({{\rm{z}}^2} + z + {2019^{2018}} = 0 \Leftrightarrow {\left( {z + \dfrac{1}{2}} \right)^2} - \dfrac{1}{4} + {2019^{2018}} = 0 \Leftrightarrow {\left( {z + \dfrac{1}{2}} \right)^2} = \dfrac{1}{4} - {2019^{2018}}\)
\( \Leftrightarrow {\left( {z + \dfrac{1}{2}} \right)^2} = \left( {{{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} \right).{i^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = - \dfrac{1}{4} - \sqrt {{{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} .i\\z = - \dfrac{1}{4} + \sqrt {{{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} .i\end{array} \right.\)
Suy ra \({z_1} = - \dfrac{1}{2} - \sqrt {{{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} .i \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| = \sqrt {{{\left( { - \dfrac{1}{2}} \right)}^2} + {{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} = \sqrt {{{2019}^{2018}}} = {2019^{1009}}\)
\({z_2} = - \dfrac{1}{2} + \sqrt {{{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} .i \Rightarrow \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {{{\left( { - \dfrac{1}{2}} \right)}^2} + {{2019}^{2018}} - \dfrac{1}{4}} = \sqrt {{{2019}^{2018}}} = {2019^{1009}}\)
Do đó \(\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| = {2019^{1009}} + {2019^{1009}} = {2.2019^{1009}}\)
Chọn D.
Số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) và đường thẳng \(y = 3\) là
Phương trình hoành độ giao điểm:
\({x^3} - 3x + 1 = 3 \Leftrightarrow {x^3} - 3x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right){\left( {x + 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 1\end{array} \right.\).
Vậy phương trình có hai nghiệm số giao điểm của đường thẳng và đồ thị hàm số là \(2\).
Chọn C.
Cho lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có cạnh đáy bằng \(2a,\) \(O\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) và \(A'O = \dfrac{{2a\sqrt 6 }}{3}.\) Thể tích của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) bằng
Gọi \(E\) là trung điểm của \(BC.\)
Vì \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(2a\) nên \(AE = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \)
Vì \(O\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên \(AO = \dfrac{2}{3}.AE = \dfrac{2}{3}.a\sqrt 3 = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
Xét tam giác \(AOA'\) vuông tại \(A\) nên \(AA' = \sqrt {A'{O^2} - A{O^2}} = \sqrt {{{\left( {\dfrac{{2a\sqrt 6 }}{3}} \right)}^2} - {{\left( {\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}} = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
Diện tích đáy \({S_{ABC}} = \dfrac{{{{\left( {2a} \right)}^2}\sqrt 3 }}{4} = {a^2}\sqrt 3 \)
Thể tích lăng trụ \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}} = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}.{a^2}\sqrt 3 = 2{a^3}.\)
Chọn A.
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \({\rm{[}}1;2{\rm{]}}.\) Quay hình phẳng \(\left( H \right) = \left\{ {y = f(x),y = 0,x = 1,x = 2} \right\}\) xung quanh trục \(Ox\) được khối tròn xoay có thể tích
Sử dụng công thức tính thể tích trên ta được \(V = \pi \int\limits_1^2 {{f^2}\left( x \right)\,{\rm{d}}x} .\)
Chọn B.
Cho hai điểm \(A( - 1;0;1),B( - 2;1;1).\) Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) là
\(\left( P \right)\) là mặt phẳng trung trực của \(AB\) nên \(\left( P \right)\) đi qua trung điểm \(M\left( { - \dfrac{3}{2};\dfrac{1}{2};1} \right)\) của \(AB\) và nhận \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 1;1;0} \right)\) làm VTPT.
Khi đó \(\left( P \right): - 1\left( {x + \dfrac{3}{2}} \right) + 1\left( {y - \dfrac{1}{2}} \right) + 0\left( {z - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow x - y + 2 = 0\).
Chọn D.
Đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 2t\\y = 2 + 3t\\z = 3\end{array} \right.\),\(\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\) có một vectơ chỉ phương là
Đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 2t\\y = 2 + 3t\\z = 3\end{array} \right.\),\(\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\) có một VTCP là \(\overrightarrow u = \left( { - 2;3;0} \right)\)
Chọn A.
Tích các nghiệm thực của phương trình \(\log _2^2x + \sqrt {3 - {{\log }_2}x} = 3\) bằng
ĐK: \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\3 - {\log _2}x \ge 0\end{array} \right. \Rightarrow 0 < x \le 8\)
Đặt \(\sqrt {3 - {{\log }_2}x} = t\left( {t \ge 0} \right)\) \( \Rightarrow {t^2} = 3 - {\log _2}x \Leftrightarrow {t^2} + {\log _2}x = 3\,\,\left( 1 \right)\)
Thay \(\sqrt {3 - {{\log }_2}x} = t\) vào phương trình đã cho ta được \(\log _2^2x + t = 3\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \({t^2} + {\log _2}x - \log _2^2x - t = 0 \Leftrightarrow \left( {t - {{\log }_2}x} \right)\left( {t + {{\log }_2}x} \right) - \left( {t - {{\log }_2}x} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \left( {t - {{\log }_2}x} \right)\left( {t + {{\log }_2}x - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = {\log _2}x\\t = 1 - {\log _2}x\end{array} \right.\)
+ Với \(t = {\log _2}x \Leftrightarrow \sqrt {3 - {{\log }_2}x} = {\log _2}x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _2}x \ge 0\\\log _2^2x + {\log _2}x - 3 = 0\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow {\log _2}x = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {13} }}{2}\) \( \Rightarrow x = {2^{\dfrac{{\sqrt {13} - 1}}{2}}}\left( {TM} \right)\)
+ Với \(t = 1 - {\log _2}x \Leftrightarrow \sqrt {3 - {{\log }_2}x} = 1 - {\log _2}x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _2}x \le 1\\\log _2^2x - {\log _2}x - 2 = 0\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _2}x \ge - 1\\\left[ \begin{array}{l}{\log _2}x = 2\,\,\left( {ktm} \right)\\{\log _2}x = - 1\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array} \right. \Rightarrow x = {2^{ - 1}}\,\,\left( {tm} \right)\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = {2^{\dfrac{{\sqrt {13} - 1}}{2}}};\,\,x = {2^{ - 1}}\) nên tích các nghiệm là \({2^{\dfrac{{\sqrt {13} - 1}}{2}}}{.2^{ - 1}} = {2^{\dfrac{{\sqrt {13} - 1}}{2} - 1}} = {2^{\dfrac{{\sqrt {13} - 3}}{2}}}\)
Chọn A.
Cho hàm số \(y = f(x)\) có bảng biến thiên như hình bên. Số nghiệm của phương trình \(3f(x) - 2 = 0\) là
Ta có: \(3f(x) - 2 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = \dfrac{2}{3}\).
Dễ thấy \(1 > \dfrac{2}{3}\) và \(3 > \dfrac{2}{3} > 0\) nên đường thẳng \(y = \dfrac{2}{3}\) cắt cả hai nhánh của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\).
Vậy phương trình đã cho có \(2\) nghiệm.
Chọn C.
Cho \(\int\limits_{ - 1}^4 {x\ln \left( {x + 2} \right){\rm{d}}x} = a\ln 6 + \dfrac{5}{b}\) với \(a,b\) là các số nguyên dương. Giá trị \(2a + 3b\) bằng
Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}\ln \left( {x + 2} \right) = u\\xdx = dv\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{x + 2}}dx = du\\\dfrac{{{x^2}}}{2} = v\end{array} \right.\)
Suy ra \(\int\limits_{ - 1}^4 {x\ln \left( {x + 2} \right){\rm{d}}x} = \left. {\ln \left( {x + 2} \right).\dfrac{{{x^2}}}{2}} \right|_{ - 1}^4 - \int\limits_{ - 1}^4 {\dfrac{{{x^2}}}{2}.\dfrac{1}{{x + 2}}dx} \)
\(\begin{array}{l} = 8\ln 6 - \dfrac{1}{2}\int\limits_{ - 1}^4 {\left( {x - 2 + \dfrac{4}{{x + 2}}} \right)dx} \\ = 8\ln 6 - \dfrac{1}{2}\left. {\left( {\dfrac{{{x^2}}}{2} - 2x + 4\ln \left| {x + 2} \right|} \right)} \right|_{ - 1}^4\\ = 8\ln 6 - \dfrac{1}{2}\left( {4\ln 6 - \dfrac{5}{2}} \right) = 6\ln 6 + \dfrac{5}{4}\end{array}\)
Theo giả thiết \(\int\limits_{ - 1}^4 {x\ln \left( {x + 2} \right){\rm{d}}x} = a\ln 6 + \dfrac{5}{b}\) nên duy ra \(a = 6;b = 4 \Rightarrow 2a + 3b = 2.6 + 3.4 = 24\)
Chọn A.
Cho ba điểm \(A( - 2;0;0),\;B\left( {0;1;0} \right),\;C\left( {0;0; - 3} \right).\) Đường thẳng đi qua trực tâm \(H\) của tam giác \(ABC\) và vuông góc với \({\rm{mp}}\left( {ABC} \right)\) có phương trình là
Dễ thấy các điểm \(A,B,C\) lần lượt thuộc các trục tọa độ nên \(OABC\) là tứ diện vuông tại \(O\).
Do đó đường thẳng \(OH\) đi qua \(O\) và vuông góc mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) hay nhận \(\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 3;6; - 2} \right)\) làm VTCP. Khi đó \(OH:\left\{ \begin{array}{l}x = - 3t\\y = 6t\\x = - 2t\end{array} \right.\).
Kiểm tra các đáp án ta loại được A, D.
Đáp án B: Kiểm tra điểm \(O\) thuộc đường thẳng (ứng với \(t = 1\)) nên đường thẳng ở đáp án B trung với \(OH\).
Chọn B.
Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) cạnh đáy bằng \(a.\) Gọi \(E\) là điểm đối xứng với \(D\) qua trung điểm của \({\rm{S}}A;\)\(M,N\)lần lượt là trung điểm \(AE,BC.\) Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(MN,\;SC\) bằng
Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ, giả sử \(SO = b\) ta có: \(OC = OD = OA = OB = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\) \( \Rightarrow C\left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2};0;0} \right),D\left( {0;\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2};0} \right),A\left( { - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2};0;0} \right),\)\(B\left( {0; - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2};0} \right),S\left( {0;0;b} \right)\).
Gọi \(K\) trung điểm \(SA\) thì \(K\left( { - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{4};0;\dfrac{b}{2}} \right)\), \(E\) đối xứng với \(D\) qua \(K\) nên \(E\left( { - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}; - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2};b} \right)\).
\(M\) là trung điểm của \(AE \Rightarrow M\left( { - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}; - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{4};\dfrac{b}{2}} \right)\).
\(N\) là trung điểm của \(BC \Rightarrow N\left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{4}; - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{4};0} \right)\).
Ta có: \(\overrightarrow {MN} = \left( {\dfrac{{3a\sqrt 2 }}{4};0; - \dfrac{b}{2}} \right),\overrightarrow {SC} = \left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2};0; - b} \right),\overrightarrow {SN} = \left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{4}; - \dfrac{{a\sqrt 2 }}{4}; - b} \right)\)
\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {SC} } \right] = \left( {0;\dfrac{{ab\sqrt 2 }}{2};0} \right)\)
Suy ra \(d\left( {MN,SC} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {SC} } \right].\overrightarrow {SN} } \right|}}{{\left| {\left[ {\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {SC} } \right]} \right|}} = \dfrac{{\left| {0 - \dfrac{{{a^2}b}}{4} + 0} \right|}}{{\sqrt {0 + \dfrac{{2{a^2}{b^2}}}{4} + b} }} = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{4}\).
Chọn A.
Cho đường thẳng \(d:\dfrac{x}{6} = \dfrac{{y - 1}}{3} = \dfrac{z}{2}\) và ba điểm \(A(2;0;0),\;B(0;4;0),\;C(0;0;6).\) Điểm \(M(a;b;c) \in d\) thỏa mãn \(MA + 2MB + 3MC\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính \(S = a + b + c.\)
Ta có: \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 6t\\y = 1 + 3t\\z = 2t\end{array} \right.\) nên \(M \in d \Rightarrow M\left( {6t;3t + 1;2t} \right)\).
Khi đó \(MA = \sqrt {{{\left( {2 - 6t} \right)}^2} + {{\left( {1 + 3t} \right)}^2} + {{\left( {2t} \right)}^2}} = \sqrt {49{t^2} - 18t + 5} = \sqrt {{{\left( {7t - \dfrac{9}{7}} \right)}^2} + \dfrac{{164}}{{49}}} \ge \dfrac{{2\sqrt {41} }}{7}\)
\(\begin{array}{l}MB = \sqrt {{{\left( {6t} \right)}^2} + {{\left( {3 - 3t} \right)}^2} + {{\left( {2t} \right)}^2}} = \sqrt {49{t^2} - 18t + 9} = \sqrt {{{\left( {7t - \dfrac{9}{7}} \right)}^2} + \dfrac{{360}}{{49}}} \ge \dfrac{{6\sqrt {10} }}{7}\\MC = \sqrt {{{\left( {6t} \right)}^2} + {{\left( {1 + 3t} \right)}^2} + {{\left( {6 - 2t} \right)}^2}} = \sqrt {49{t^2} - 18t + 37} = \sqrt {{{\left( {7t - \dfrac{9}{7}} \right)}^2} + \dfrac{{1732}}{{49}}} \ge \dfrac{{2\sqrt {433} }}{7}\\ \Rightarrow MA + 2MB + 3MC \ge \dfrac{{2\sqrt {41} + 12\sqrt {10} + \sqrt {433} }}{7}\end{array}\)
Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow 7t - \dfrac{9}{7} = 0 \Leftrightarrow t = \dfrac{9}{{49}} \Rightarrow M\left( {\dfrac{{54}}{{49}};\dfrac{{76}}{{49}};\dfrac{{18}}{{49}}} \right) \Rightarrow a + b + c = \dfrac{{148}}{{149}}\).
Chọn A.
Trong các mặt cầu tiếp xúc với hai đường thẳng \({\Delta _1}:\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 - t\\z = - 4 + 2t\end{array} \right.,\;{\Delta _2}:\left\{ \begin{array}{l}x = - 8 + 2t\\y = 6 + t\\z = 10 - t\end{array} \right.;\) phương trình mặt cầu có bán kính nhỏ nhất là
Nhận xét: Mặt cầu có bán kính nhỏ nhất tiếp xúc với cả hai đường thẳng nếu nó có tâm là trung điểm của đoạn vuông góc chung. Từ đó ta tìm đoạn vuông góc chung và suy ra tâm, bán kính mặt cầu.
\({\Delta _1}\) có VTCP \(\overrightarrow {{u_1}} = \left( {1; - 1;2} \right)\) và \({\Delta _2}\) có VTCP \(\overrightarrow {{u_2}} = \left( {2;1; - 1} \right)\).
Gọi \(M\left( {t;2 - t; - 4 + 2t} \right),\,\,N\left( { - 8 + 2t';6 + t';10 - t'} \right)\) lần lượt là hai điểm thuộc \({\Delta _1},\,\,{\Delta _2}\) sao cho \(MN\) là đoạn vuông góc chung.
\( \Rightarrow \overrightarrow {MN} = \left( { - 8 + 2t' - t;4 + t' + t;14 - t' - 2t} \right)\)
\(MN\) là đoạn vuông góc chung \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {MN} .\overrightarrow {{u_1}} = 0\\\overrightarrow {MN} .\overrightarrow {{u_2}} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}6t + t' = 16\\t + 6t' = 26\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = 2\\t' = 4\end{array} \right.\).
Suy ra \(M\left( {2;0;0} \right),N\left( {0;10;6} \right) \Rightarrow I\left( {1;5;3} \right)\) là trung điểm của \(MN\) và cũng là tâm mặt cầu cần tìm.
Bán kính mặt cầu \(R = IM = \sqrt {{{\left( {2 - 1} \right)}^2} + {{\left( {0 - 5} \right)}^2} + {{\left( {0 - 3} \right)}^2}} = \sqrt {35} \).
Vậy phương trình mặt cầu \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 35\).
Chọn C.
Cho hàm số \(y = \left| {{x^3} - m{x^2} + 9} \right|\). Gọi \(S\) là tập tất cả các số tự nhiên \(m\) sao cho hàm số đồng biến trên \(\left[ {2; + \infty } \right)\). Tổng các phần tử của \(S\) là
Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^3} - m{x^2} + 9\) có \(y' = 3{x^2} - 2mx = x\left( {3x - 2m} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{{2m}}{3}\end{array} \right.\).
+) Nếu \(m = 0\) thì \(y' \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) (thỏa mãn).
+) Nếu \(m \in {\mathbb{N}^*}\) thì \(x = \dfrac{{2m}}{3} > 0\) nên ta có bảng biến thiên của hàm số \(y = f\left( x \right)\) như sau:
TH1: \(9 - \dfrac{{4{m^3}}}{{27}} \ge 0 \Leftrightarrow m \le \sqrt[3]{{\dfrac{{243}}{4}}}\) thì \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) có bảng biến thiên:
Khi đó hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) đồng biến trên \(\left[ {2; + \infty } \right)\) \( \Leftrightarrow \dfrac{{2m}}{3} \le 2 \Leftrightarrow m \le 3\).
Kết hợp với \(m \le \sqrt[3]{{\dfrac{{243}}{4}}}\) và \(m \ne 0\) ta được \(0 < m \le 3\).
TH2: \(0 < 9 - \dfrac{{4{m^3}}}{{27}} < 9 \Leftrightarrow m > \sqrt[3]{{\dfrac{{243}}{4}}}\).
Khi đó \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) có bảng biến thiên:
Khi đó hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) đồng biến trên \(\left[ {2; + \infty } \right)\) thì \(\dfrac{{2m}}{3} < {x_3} < 2 \Leftrightarrow m < 3\) (mâu thuẫn với \(m > \sqrt[3]{{\dfrac{{243}}{4}}} \approx 3,93\)) nên trường hợp này không có giá trị của \(m\) thỏa mãn.
Vậy \(0 \le m \le 3\) và \(m \in \mathbb{N}\) nên \(m \in \left\{ {0;1;2;3} \right\}\) và tổng các giá trị của \(m\) là \(0 + 1 + 2 + 3 = 6\).
Chọn A.
Cho hàm số \(y = f(x)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R},\) hàm số \(y = f'(x)\) có đồ thị như hình vẽ. Số điểm cực trị của hàm số \(y = f(1 - x)\) là
Từ hình vẽ ta thấy đồ thị \(f'\left( x \right)\) cắt trục \(Ox\) tại ba điểm phân biệt hay \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 2\\x = 0\\x = 2\end{array} \right.\) nhưng chỉ có 2 nghiệm \(x = 0;x = 2\) là \(f'\left( x \right)\) đổi dấu từ dương sang âm hoặc từ âm sang dương, như vậy hàm số \(f\left( x \right)\) chỉ có hai điểm cực trị.
Nhận thấy \({\left( {f\left( {1 - x} \right)} \right)^\prime } = - f'\left( {1 - x} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}1 - x = - 2\\1 - x = 0\\1 - x = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = 1\\x = - 1\end{array} \right.\) nhưng chỉ có 2 nghiệm \(x = 1;\,\,x = - 1\) là \(f'\left( x \right)\) đổi dấu, như vậy hàm số \(f\left( x \right)\) chỉ có hai điểm cực trị.
Chọn D.
Hình chóp tứ giác có
Hình chóp tứ giác có đáy là một tứ giác và có 8 cạnh, 5 mặt và 5 đỉnh.
Chọn A.
Cho hàm số \(y = f(x)\) có bảng biến thiên trên đoạn \(\left[ { - 1;5} \right]\) như hình vẽ. Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) để phương trình \(f\left( {3\sin x + 2} \right) = m\) có đúng 3 nghiệm phân biệt trên khoảng \(\left( { - \dfrac{\pi }{2};\pi } \right)\)?
Đặt \(\sin x = t\) (\( - 1 \le t \le 1 \Rightarrow - 1 \le 3t + 2 \le 5\)).
Phương trình đã cho có đúng \(3\) nghiệm phân biệt thuộc khoảng \(\left( { - \dfrac{\pi }{2};\pi } \right)\) \( \Leftrightarrow \) phương trình \(f\left( {3t + 2} \right) = m\) có đúng hai nghiệm \({t_1},{t_2}\) thỏa mãn \( - 1 < {t_1} \le 0 < {t_2} < 1\) hoặc \(0 < {t_2} < 1 = {t_1}\).
Đặt \(u = 3t + 2\left( { - 1 \le u \le 5} \right)\) thì bài toán trở thành tìm \(m\) để phương trình \(f\left( u \right) = m\) có có đúng hai nghiệm thỏa mãn \( - 1 < {u_1} \le 2 < {u_2} < 5\) hoặc \(2 < {u_2} < 5 = {u_1}\).
+) TH1: Phương trình \(f\left( u \right) = m\) có đúng hai nghiệm thỏa mãn \( - 1 < {u_1} \le 2 < {u_2} < 5\).
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy \( - 1 < m < 4\).
+) TH2: Phương trình \(f\left( u \right) = m\) có đúng hai nghiệm thỏa mãn \(2 < {u_2} < 5 = {u_1}\).
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy \(4 < m \le 5\).
Do đó \(m \in \left( { - 1;4} \right) \cup \left( {4;5} \right]\). Mà \(m \in \mathbb{Z}\) nên \(m \in \left\{ {0;1;2;3;5} \right\}\) và có \(5\) giá trị của \(m\) thỏa mãn.
Chọn D.
Cho hai điểm \(A(3; - 1;2)\) và \(B(5;3; - 2).\) Mặt cầu nhận đoạn \(AB\) làm đường kính có phương trình là
+ Tâm mặt cầu là trung điểm \(I\) của đoạn \(AB\), suy ra \(I\left( {4;1;0} \right)\)
+ Lại có \(AB = \sqrt {{{\left( {5 - 3} \right)}^2} + {{\left( {3 + 1} \right)}^2} + {{\left( { - 2 - 2} \right)}^2}} = \sqrt {36} = 6\) nên bán kính mặt cầu là \(R = \dfrac{{AB}}{2} = 3\).
+ Phương trình mặt cầu có tâm \(I\left( {4;1;0} \right)\) và bán kính \(R = 3\) là \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {z^2} = 9\)
Chọn D.
Cho đường thẳng \(d:\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z - 1}}{2}\) và hai điểm \(A\left( {2;0; - 3} \right),B\left( {2; - 3;1} \right).\) Đường thẳng \(\Delta \) qua \(A\) và cắt \(d\) sao cho khoảng cách từ \(B\) đến \(\Delta \) nhỏ nhất. Phương trình của \(\Delta \) là
Gọi \(C\left( {1 + t;1 + 2t;1 + 2t} \right)\) là giao điểm của \(\Delta \) và \(d\). Khi đó \(\overrightarrow {AC} = \left( {t - 1;2t + 1;2t + 4} \right)\).
\(\overrightarrow {BA} = \left( {0;3; - 4} \right),\overrightarrow {AC} = \left( {t - 1;2t + 1;2t + 4} \right) \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {14t + 16; - 4t + 4; - 3t + 3} \right)\)
\(d\left( {B,\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {AC} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {AC} } \right|}} = \dfrac{{\sqrt {{{\left( {14t + 16} \right)}^2} + {{\left( { - 4t + 4} \right)}^2} + {{\left( { - 3t + 3} \right)}^2}} }}{{\sqrt {{{\left( {t - 1} \right)}^2} + {{\left( {2t + 1} \right)}^2} + {{\left( {2t + 4} \right)}^2}} }}\)
Dùng MTCT (chức năng TABLE) nhập hàm \(f\left( x \right) = \dfrac{{{{\left( {14x + 16} \right)}^2} + {{\left( { - 4x + 4} \right)}^2} + {{\left( { - 3x + 3} \right)}^2}}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2} + {{\left( {2x + 1} \right)}^2} + {{\left( {2x + 4} \right)}^2}}}\)
Bước START nhập \( - 5\), bước END nhập \(5\) và bước STEP nhập \(1\).
Ta được kết quả \(f\left( x \right)\) min tại \(x = - 1\) hay \(d\left( {B,\Delta } \right)\) min khi \(t = - 1\).
Từ đó \(C\left( {0; - 1; - 1} \right)\) và \(\overrightarrow {CA} = \left( {2;1; - 2} \right)\) nên \(AC\) có phương trình \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z + 1}}{{ - 2}}.\)
Chọn C.
Cho số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z + \sqrt {15} } \right| + \left| {z - \sqrt {15} } \right| = 8\) và \(\left| {z + \sqrt {15} i} \right| + \left| {z - \sqrt {15} i} \right| = 8.\) Tính \(\left| z \right|.\)
Gọi \(M\left( {x;y} \right)\) biểu diễn số phức \(z\).
Gọi điểm \(A\left( { - \sqrt {15} ;0} \right),B\left( {\sqrt {15} ;0} \right)\) thì từ \(\left| {z + \sqrt {15} } \right| + \left| {z - \sqrt {15} } \right| = 8 \Rightarrow MA + MB = 8\) hay tập hợp điểm \(M\) là elip có \(c = \sqrt {15} ,2a = 8 \Rightarrow a = 4 \Rightarrow b = \sqrt {{a^2} - {c^2}} = 1\) \( \Rightarrow \) phương trình \(\left( {{E_1}} \right):\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + {y^2} = 1\).
Gọi điểm \(C\left( {0; - \sqrt {15} } \right),D\left( {0;\sqrt {15} } \right)\) thì từ \(\left| {z + \sqrt {15} i} \right| + \left| {z - \sqrt {15} i} \right| = 8 \Rightarrow MC + MD = 8\) hay tập hợp điểm \(M\) là elip có \(c' = \sqrt {15} ,2b' = 8 \Rightarrow b' = 4 \Rightarrow a' = \sqrt {b{'^2} - c{'^2}} = 1\)\( \Rightarrow \) phương trình \(\left( {{E_2}} \right):{x^2} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\).
Do \(M \in \left( {{E_1}} \right),M \in \left( {{E_2}} \right)\) nên tọa độ \(M\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + {y^2} = 1\\{x^2} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} = \dfrac{{16}}{{17}}\\{y^2} = \dfrac{{16}}{{17}}\end{array} \right. \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{x^2} + {y^2}} = \dfrac{{4\sqrt {34} }}{{17}}\).
Chọn A.
Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông đỉnh \(A\),\(AB = AC = a.\) Hình chiếu vuông góc của \(A'\) lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là điểm \(H\) thuộc đoạn \(BC.\) Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {BCC'B'} \right)\) bằng \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}.\) Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) bằng
Gọi \(H\) là chân đường vuông góc kẻ từ \(A'\) đến \(BC\) khi đó \(A'H \bot \left( {ABC} \right)\) suy ra \(A'H \bot BC\) mà ta có \(AB = AC \Rightarrow A'B = A'C\) nên \(H\) là trung điểm của \(BC.\) Suy ra \(AH \bot BC\)
Lấy \(D\) là trung điểm của \(B'C'\) ta có \(\left\{ \begin{array}{l}AH \bot BC\\A'H \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {AA'DH} \right)\)
Kẻ \(A'E \bot DH\) tại \(E\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}BC \bot A'E\,\left( {do\,BC \bot \left( {AA'DH} \right)} \right)\\DH \bot A'E\end{array} \right. \Rightarrow A'E \bot \left( {BCC'B'} \right)\)
Suy ra \(d\left( {A';\left( {BCC'B'} \right)} \right) = A'E\) , lại có \(AA'//\left( {BCC'B'} \right)\) nên
\(d\left( {A;\left( {BCC'B'} \right)} \right) = d\left( {A';\left( {BCC'B'} \right)} \right) = A'E = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Ta có \(A'D = AH = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
Xét tam giác \(A'DH\) vuông tại \(A'\) có \(\dfrac{1}{{A'{E^2}}} = \dfrac{1}{{A'{H^2}}} + \dfrac{1}{{A'{D^2}}} \Leftrightarrow \dfrac{3}{{{a^2}}} = \dfrac{1}{{A'{H^2}}} + \dfrac{2}{{{a^2}}} \Leftrightarrow A'H = a\)
Thể tích khối lăng trụ là \({V_{ABC.A'B'C'}} = A'H.{S_{ABC}} = a.\dfrac{1}{2}a.a = \dfrac{{{a^3}}}{2}\)
Chọn B.
Cho \({\log _2}b = 4,\,\;{\log _2}c = - 4;\) khi đó \({\log _2}({b^2}c)\) bằng
Ta có: \({\log _2}({b^2}c) = {\log _2}{b^2} + {\log _2}c = 2{\log _2}b + {\log _2}c = 2.4 + \left( { - 4} \right) = 4\).
Chọn D.
Mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y + 3z - 1 = 0\) có một vectơ pháp tuyến là
Mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y + 3z - 1 = 0\) có một VTPT là \(\overrightarrow n = \left( {2; - 1;3} \right)\).
Chọn B.
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình bên. Tổng giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {2\sin \,\dfrac{x}{2}\cos \dfrac{x}{2} + 3} \right)\) bằng
Đặt \(t = 2\sin \dfrac{x}{2}\cos \dfrac{x}{2} + 3 = \sin x + 3 \Rightarrow 2 \le t \le 4\).
Quan sát đồ thị hàm số \(y = f\left( t \right)\) trên đoạn \(\left[ {2;4} \right]\) thì \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {2;4} \right]} f\left( t \right) = 5,\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} f\left( t \right) = 1\) nên GTNN của \(g\left( x \right)\) là \(1\) đạt được tại \(t = 2\) hay \(\sin x = - 1 \Leftrightarrow x = - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \) và GTLN của \(g\left( x \right)\) đạt được bằng \(5\) đạt được tại \(t = 4\) hay \(\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \).
Vậy tổng là \(1 + 5 = 6\).
Chọn A.
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị \(\left( C \right)\) như hình vẽ. Số giao điểm của \(\left( C \right)\) và đường thẳng \(y = 3\) là:
Số giao điểm của \(\left( C \right)\) và đường thẳng \(y = 3\) là 3.
Chọn: B
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau: Mệnh đề nào dưới đây sai?
Quan sát bảng biến thiên ta có: Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\): Là mệnh đề sai.
Chọn: B
Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^3}}}\) là:
\(\int {f\left( x \right)} dx = \int {\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right)dx} = \ln \left| x \right| + \dfrac{{{x^{ - 2}}}}{{ - 2}} + C = \ln \left| x \right| - \dfrac{1}{{2{x^2}}} + C\).
Chọn: C
Trong không gian Oxyz, cho điểm \(M\left( {2017;2018;2019} \right)\). Hình chiếu vuông góc của điểm M trên trục Oz có tọa độ là:
Hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( {2017;2018;2019} \right)\) trên trục Oz có tọa độ là: \(M'\left( {0;0;2019} \right)\).
Chọn: B
Thể tích khối tròn xoay được tạo thành khi quay quanh trục Ox hình phẳng (H) được giới hạn bởi các đường \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\), trục Ox và hai đường thẳng \(x = a,x = b\) là:
Thể tích khối tròn xoay được tạo thành khi quay quanh trục Ox hình phẳng (H) được giới hạn bởi các đường \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\), trục Ox và hai đường thẳng \(x = a,x = b\) là: \(\pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx} \).
Chọn: D
Cho hàm số \(y = {\log _a}x,\,\,\,0 < a \ne 1\). Khẳng định nào sau đây đúng?
Nếu \(a > 1\) thì hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Chọn: D