Bài giảng phong cách ngôn ngữ báo chí

Tóm tắt bài phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 11, soạn bài dễ dàng
(385) 1282 29/07/2022

I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Tìm hiểu một số loại văn bản báo chí

a) Bản tin: gồm thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp thông tin cho người đọc. Bản tin thường theo một khuôn mẫu là: nguồn tin - thời gia - địa điểm - sự kiện - diễn biến - kết quả.

b) Phóng sự: cung cấp tin tức hưng mở rộng phần tường thuật chi tiết, mô phỏng bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, hấp dẫn sinh động hơn.

c) Tiểu phẩm: giọng văn thân mật, dân dã, mỉa mai nhưng hàm chứa những kiến thức, những quan điểm, chính kiến về cuộc sống.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

Ngoài những thể loại báo chí ta tìm hiểu ở trên phần một, còn nhiều thể loại báo chí khác như: phỏng vấn, thời sự, bình luận, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, hòm thư góp ý,...

* Phân loại

- Nếu phân loại báo chí theo phương tiện: báo nói, báo viết, báo điện tử,..

- Nếu phân loại báo chí theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hằng tuần (tuần báo), báo hàng tháng (nguyệt san).

- Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: báo Lao động, báo kinh tế, báo an ninh, báo đời sống và pháp luật, báo văn hóa, báo văn nghệ, ..

- Nếu phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Phụ nữ, báo thanh niên, báo thiếu niên tiền phong, ...

Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tiểu phẩm,... và mỗi thể loại báo chí đều có những quy ước khác nhau.

* Chức năng của ngôn ngữ báo chí:

- Cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng.

- Đồng thời, nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

* Phạm vi của ngôn ngữ báo chí: Do phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt của hoạt động xã hội. Ngôn ngữ báo chí vì thế không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Có thể nói, nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

* Cách sử dụng ngôn ngữ báo chí:

- Ngữ âm - chữ viết: người nói phải phát âm rõ ràng, nói chuẩn, tôn trọng người nghe, người viết phải viết đúng quy cách

- Ngữ pháp: câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một số khuôn mẫu ngữ pháp nhất định.

- Từ ngữ: dùng vốn từ toàn dân, ngôn ngữ đa dạng phù hợp với thể loại bài viết, có thể dùng ngôn ngữ chuyên ngành.

- Biện pháp tu từ: sử dụng phù hợp với từng thể loại

- Bố cục: trình bày rõ ràng, dễ tiếp thu.

- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và của dư luận

- Quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Các phương tiện diễn đạt

a. Về từ vựng

- Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.

b. Về ngữ pháp

- Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

- VD: Câu ngắn trong tin vắn, câu dài với những kết cấu phức hợp như trong phóng sự, hay câu gần gũi với lời nói hằng ngày như trong tiểu phẩm.

c. Về các biện pháp tu từ

- Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.

- Biện pháp tu từ giúp việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.

- Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với màu sắc, hình ảnh... để tạo điểm nhấn trong thông tin.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

a. Tính thông tin thời sự:

- Là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực xã hội.

- Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ báo chí phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện...

b. Tính ngắn gọn

- Tiêu biểu cho ngắn gọn là bản tin, tin vắn, tin nhanh, quảng cáo...

- Giúp người đọc nắm bắt được nhanh thông tin cần thiết.

c. Tính sinh động hấp dẫn

- Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.

- Thể hiện ở cách dùng từ và đặt câu, và trước hết là ở tiêu đề.

(385) 1282 29/07/2022