Soạn Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu siêu ngắn
I. Trật tự trong câu đơn
Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Trật tự rất sắc, nhưng nhỏ đúng về ngữ pháp nhưng không phù hợp về nghĩa, tức là không phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp của hành động do không nhấn mạnh tính sát thương nguy hiểm của con dao.
b. Trật tự nhỏ nhưng rất sắc hợp lí vì nhấn mạnh sự nguy hiểm của con dao (vũ khí).
c. Phù hợp với mục đích phủ nhận tác dụng của con dao đối với việc chặt cành cây to.
Câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Lựa chọn cách viết tối ưu: A (vì nhấn mạnh sự thông minh của học sinh, phù hợp với nội dung câu sau là ôn học sinh giỏi).
Câu 3 (trang 158 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Nêu hoàn cảnh thời gian một đêm khuya đầu câu là phù hợp vì thể hiện sự tiếp nối thời gian, tạo liên kết liền mạch với những câu đi trước.
b. Đảm bảo liên kết ý với những câu đi trước. Trước đó, các câu đang tập trung vào vấn đề ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo.
c. Phần chỉ thời gian đã mấy năm đặt ở cuối câu là hợp lí vì đáp ứng nhiệm vụ thông báo của nó.
II. Trật tự trong câu ghép
Câu 1 (trang 158 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. là vì… xa xôi: chỉ nguyên nhân, vừa lí giải cho vế trước vừa liên kết với vế sau.
b. tuy đối với… chịu ơn: vế chỉ sự nhượng bộ, đặt ở cuối câu bổ sung thông tin, bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
Câu 2 (trang 159 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đáp án C.