Vài nét về tác giả Tố Hữu

Lý thuyết về vài nét về tác giả tố hữu môn văn lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(398) 1325 29/07/2022

1. Tiểu sử, cuộc đời

- Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Năm 1938: Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Tác phẩm chính:

- Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)

- Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954)

- Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)

- Tập thơ Ra trận (1962 - 1971)

- Tập thơ Máu và hoa (1972 - 1977)

- Tập thơ Một tiếng đờn (1992)

- Tập thơ Ta với ta (1999)

b. Phong cách sáng tác:

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

 + Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

- Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

+ Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.

 

(398) 1325 29/07/2022