Tìm hiểu chung về Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Khái quát vài nét về Câu cá mùa thu (thu điếu) bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(401) 1335 29/07/2022

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ , hoàn cảnh sáng tác

- Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

- Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

b. Thể thơ

- Thể thơ : Thất ngôn bát cú

b. Bố cục

- Cách chia 1:

     + Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu

     + Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu

     + Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê

     + Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ

- Cách chia 2:

     + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ

     + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu

- Theo Xuân Diệu, "Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu : "Thu điếu", "Thu ẩm", "Thu vịnh".

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

     Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

b. Giá trị nghệ thuật

- Cách gieo vần đặc biệt: Vần “eo” (tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.

- Lấy động tả tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

(401) 1335 29/07/2022