Vài nét về tác giả Nguyễn Bính
1. Tiểu sử, cuộc đời
- Nguyễn Bính (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, quê ở làng Thiện Vĩnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhò nho nghèo.
- Thời thơ ấu: Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ rất sớm. 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống.
- Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Nguyễn Bính làm thơ từ năm 10 tuổi. Năm 1937, ông được nhận giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.
a. Phong cách sáng tác:
- Tìm về hồn thơ dân tộc
- Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
- Nguyễn Bính được coi là “thi sĩ của đồng quê”
b. Tác phẩm chính:
- Trước Cách mạng tháng Tám:
+ Tâm hồn tôi (1937)
+ Lỡ bước sang ngang (1940)
+ Hương cố nhân (1941)
+ Mười hai bến nước (1942)
+ Cây đàn tì bà (truyện thơ – 1944)
- Sau Cách mạng tháng Tám:
+ Ông lão mài gươm (1947)
+ Gửi người vợ miền Nam (1955)
+ Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958)
+ Cô Son (chèo – 1961)
+ Đêm sao sáng (1962)
+ Người lái đò sông Vị (chèo – 1962)