Phân tích Xin lập khoa luật

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Xin lập khoa luật bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 11
(398) 1328 29/07/2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Trường Tộ: là một người có tư tưởng tiến bộ, ra sức "canh tân đất nước".

- Giới thiệu chung về văn bản Xin lập khoa luật.

2. Thân bài:

a. Vai trò của luật pháp đối với xã hội

- Pháp luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính:

“kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ.”

=> Luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm.

- Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng pháp luật.

- Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội:

+ "Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn”. => nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua.

+ Vấn đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp.

    “Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái…”

    “Phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán…được một bậc” => khiến cho các vị quan thực hành luật pháp có thể xử án một cách vô tư, đảm bảo sự công minh, công bằng của luật, “để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả”.

=> Thuyết phục nhà vua cho mở khoa Luật.

b. Mối quan hệ giữa luật pháp với Nho gia, văn chương nghệ thuật:

- Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, đến Khổng Tử cũng nhận ra điều này.

+ Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép trên sách vở, chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì.

+ Không làm được cũng chẳng bị ai phạt.

+ Có làm được cũng chẳng được ai thưởng.

+ Cuộc đời và sự ứng xử của nhiều người nhà Nho còn tệ hơn những người quê mùa chất phác.

=> Luật có vai trò biến lí thuyết của sách Nho thành hiện thực.

c. Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo đức

- Luật pháp và đạo đức có sự thống nhất:

+ Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”.

+ Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”.

+ Tận dung cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức.

+ Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư và trong luật cũng vậy.

+ Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người.

=> Để khẳng định tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ. Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân

=> Từ đó khẳng định: Lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung về giá trị của văn bản.

(398) 1328 29/07/2022