Soạn Hầu trời siêu ngắn

Soạn bài Hầu trời bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(391) 1303 29/07/2022

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Phân tích khổ thơ đầu:

- Kể chuyện một giấc mơ kì thú: được lên tiên.

- Nhấn mạnh cảm giác chân thật, sảng khoái, thích thú, vui sướng: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! / Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.   

- Nhà thơ cũng không khẳng định được là mơ hay là thật: chẳng biết có hay không.

- Nghệ thuật: điệp từ “thật” (4 lần), lời thơ dẫn dắt tự nhiên, giàu cảm xúc.

=> Cách vào đề của bài thơ gợi màu sắc nửa hư nửa thực về câu chuyện tác giả sắp kể khiến người đọc cảm thấy tò mò và bị lôi cuốn.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Câu chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên:

* Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

- Thái độ và tâm trạng của thi sĩ:

  + Thi sĩ đọc thơ một cách cao hứng, say sưa, nhiệt tình: Đọc hết văn vần…/…/Văn dài hơi tốt ran cung mây.

  + Tâm trạng, cảm xúc: vui sướng, tự hào, hãnh diện.

  + Đường hoàng, dõng dạc tự xưng tên tuổi trước Trời và chư tiên.

- Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe thơ văn Tản Đà:

  + Xúc động, tán thưởng, hâm mộ.

  + Ham thích, trân trọng.

  + Trời ghi nhận tài năng của Tản Đà qua lời khen ngợi.

=> Cá tính nhà thơ: ngông, bản lĩnh, tài năng. Cốt lõi của cá tính Tản Đà là cái tôi tự biểu hiện, tự ý thức cao về tài năng và giá trị đích thực của mình.

=> Giọng kể của tác giả: vừa uyển chuyển, phong phú, đa dạng vừa hóm hỉnh, ngông nghênh, tự đắc.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Đoạn thơ mang màu sắc hiện thực: 

  Từ câu Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó → đến câu Biết làm có được mà dám theo.

- Ý nghĩa của đoạn thơ:

  + Phản ánh chân thực, không giấu giếm cảnh sống nghèo khó, túng quẫn của những nghệ sĩ theo đuổi nghề văn chương như Tản Đà (thước đất cũng không có, làm mãi quanh năm chả đủ tiêu, lo ăn lo mặc hết ngày tháng…).

  + Thực tế, văn chương và nghề văn chưa được coi trọng tương xứng với giá trị.

  + Cái khó của người nghệ sĩ khi vừa phải gánh vác sứ mệnh truyền bá “thiên lương” nặng nề vừa phải chống chọi với cuộc sống mưu sinh khốn khó.

- Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực hài hòa, đan xen:

  + Bài thơ vừa có nguồn cảm hứng thơ ca, nguồn cảm hứng biểu hiện cái tôi cá nhân dạt dào, bay bổng.

  + Vừa có nỗi xót xa cho hiện thực, cho thân phận của người nghệ sĩ.

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

  Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do trong bày tỏ mạch cảm xúc.

- Giọng điệu thơ thoải mái, tự nhiên.

- Ngôn ngữ giản dị mà sống động; cách kể chuyện duyên dáng, hóm hỉnh.

- Cảm xúc tự do, phóng túng.




(391) 1303 29/07/2022