Phân tích tác phẩm Hầu trời

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Hầu trời bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 12
(393) 1309 29/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tản Đà

- Giới thiệu chung về tác phẩm Hầu trời

2. Thân bài

a. Giới thiệu về câu chuyện

“Đêm qua chẳng biết có hay không,

     Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng”

- Thời gian: đêm khuya gợi khoảnh khắc yên tĩnh, vắng lặng.

  “Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.”

- Câu chuyện kể về giấc mơ được lên cõi tiên

- Nghệ thuật:

+ Điệp từ “thật”: Nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của thi nhân

+ Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng

=> Đây chỉ là một lời thông báo về sự việc “được lên tiên – sướng lạ lùng” vào đêm qua mà nhiều người chúng ta nghĩ là chuyện bịa. Nhưng cách dẫn dắt của thi nhân khiến người ta tin đó là thật, mà thật một cách đầy tự nhiên, chứ không hề gượng gạo. Ông cũng đặt ra nghi vấn chẳng biết có hay không theo kiểu khoa học nhưng vẫn khẳng định rằng: không hoảng hốt, không mơ mòng và có đến bốn cái thật khiến người ta tin. Cách mở đầu câu chuyện vì thế mà đầy khéo léo và duyên dáng, đến nỗi nhà thơ Xuân Diệu cũng trầm trồ, thán phục. Tình huống độc đáo, hấp dẫn của câu chuyện được mở ra.

b. Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

- Lí do tác giả được lên hầu trời: Vì tiếng ngâm sang sảng của thi sĩ vang vọng đến tận Ngân Hà trên thiên đình khiến Trời mất ngủ, Trời bèn sai tiên nữ xuống gọi thi sĩ lên đọc văn cho trời nghe:

“Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!

Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng

Có hay lên đọc, Trời nghe qua”

- Diễn biến của buổi hầu trời:

* Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình

- Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc:

 “Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi”

- Thi nhân kể tường tận, chi tiết về tác phẩm của mình:

     “Hai quyển Khối tình văn thuyết lí

Hai Khối tình con là văn chơi”

=> Giọng đọc đa dạng, ngông nghênh, có phần tự đắc.

* Thái độ của người nghe

- Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả

+ Thái độ của chư tiên: Chư tiên ao ước tranh nhau dặn/ Anh ghánh lên đây bán chợ trời

+ Thái độ của Trời: Văn thật tuyệt!/ Văn trần được thế chắc có ít

=> Điều thú vị trong bài thơ này là tác giả không chỉ tự khen mình mà còn dám mượn cả Trời để ca ngợi cái hay, cái đẹp của văn chương của mình.  Hiện tượng này từ trước đến nay trong lịch sử văn chương chưa từng thấy. Nó chứng tỏ Tản Đà rất ý thức về tài năng văn chương của bản thân.

=> Cả đoạn thơ đậm chất lãng mạn, thể hiện tư tưởng thoát li trước cuộc đời.

c. Thi nhân trong truyện với Trời

* Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình

- Thi nhân kể về họ tên, quê quán

           “Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á châu về Địa cầu”

=> Thi nhân kể về họ tên, quê quán. Trong văn chương, kể về họ tên, quê quán chính là cách khẳng định cái tôi trong văn chương.

- Thi nhân kể về cuộc sống:

    “Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

    Trần gian thước đất cũng không có

Văn chương hạ giới rẻ như bèo

       Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu”

=> Đó là cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian, thi sĩ không tìm được tri âm nên phải tìm lên tận Trời để thỏa nỗi lòng => Đây cũng chính là cuộc sống chung của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ

=> Đoạn thơ là bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp tả chân tỉ mỉ, phản ánh chính xác đời sống cùng cực của tầng lớp văn nghệ sĩ và tình hình lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ. Cảm xúc ở đoạn trên hứng khởi bao nhiêu thì ở đoạn thơ này lại ngậm ngùi, xót xa bấy nhiêu.

* Trách nhiệm và khát khao của thi nhân

- Nhiệm vụ Trời giao: truyền bá thiên lương

=> Chứng tỏ Tản Đã lãng mạn nhưng không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực đời sống.

- Thi nhân khao khát được gánh vác việc đời. Đây cũng chính là một cách để thi nhân khẳng định mình

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

(393) 1309 29/07/2022