Soạn Ôn tập phần Tiếng Việt siêu ngắn

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(407) 1358 29/07/2022

Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

   + Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng như các âm, các thanh, các tiếng, các từ, các ngữ cố định.

   + Trong ngôn ngữ còn có những quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.

   + Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội.

- Lời nói là sản phẩm của cá nhân vì khi giao tiếp, cá nhân huy động ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói. Lời nói của các cá nhân có cái riêng như sau:

   + Cái riêng về giọng nói, vốn từ ngữ, sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, khả năng tạo ra các từ mới, khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc và phương thức chung…

   + Biểu hiện cao nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

- Tú Xương sử dụng các yếu tố trong vốn ngôn ngữ chung để xây dựng hình tượng bà Tú bằng thơ:

+ Các âm, các tiếng, các từ sử dụng trong bài thơ đều thuộc tiếng Việt, vốn ngôn ngữ chung của dân tộc ta.

+ Sử dụng các thành ngữ thuộc ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.

+ Sử dụng các quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo câu.

- Nét riêng và những sáng tạo của Tú Xương khi vận dụng ngôn ngữ chung trở thành lời nói cá nhân để xây dựng hình tượng bà Tú:

+ Chọn lọc ra 56 tiếng trong vốn ngôn ngữ chung rộng lớn để viết nên bài thơ.

+ Sắp xếp, kết hợp từ ngữ theo dụng ý cá nhân: đảo ngữ trong câu 2 (lặn lội thân cò) giúp gợi hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà Tú;…



Câu 3 (trang 120 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Khái niệm ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

Câu 4 (trang 120 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

* Bối cảnh:

- Bối cảnh rộng: nhân dân lục tỉnh Nam Kì chìm trong ách thống trị của bọn thực dân Pháp, nhân dân bị tước mất đất đai và tự do ngay trên quê hương của mình.

- Viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861.

* Ngữ cảnh chi phối nội dung và hình thức:

- Sự chi phối của ngữ cảnh về hình thức:

+ Lựa chọn thể loại: văn tế (tế cúng, tiếc thương, tiễn biệt người đã khuất).

+ Các từ ngữ, các chi tiết liên quan đến trận tập kích Cần Giuộc được lựa chọn.

 - Sự chi phối của ngữ cảnh đến nội dung:

+ Tái hiện cuộc chiến đấu không cân sức nhưng vô cùng dũng cảm, kiên cường của nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Bày tỏ lòng thương tiếc, đau đớn, ngợi ca trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ.

Câu 5 (trang 120 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 6 (trang 121 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

- Nghĩa sự việc: họ không phải đi gọi.

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán (dễ), phân trần (đâu).

Câu 7 (trang 121 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 8 (trang 121 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

(407) 1358 29/07/2022