Soạn Ôn tập phần Văn học siêu ngắn

Soạn bài Ôn tập phần văn học bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(396) 1319 29/07/2022

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà):

- Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.

+ Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

+ Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.

+ Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.

- Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Quá trình hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu, “Hầu trời” của Tản Đà, “Vội vàng” của Xuân Diệu:

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.

- Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), văn học giai đoạn này đã đổi mới, ngôn ngữ có tính hiện đại, cái tôi ngông của nhà nho chán đời, tài tải muốn thoát li lên hầu trời nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại.

- Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân tự giải phóng toàn ra khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát lòng mình bằng con mắt cá nhân, cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ. 

Câu 4 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 5 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

* Chiều tối ( Hồ Chí Minh):

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ

+ Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại

* Lai tân (HCM):

+ Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch

+ bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật

* Từ ấy (Tố Hữu):

+ Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng

 + Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

* Nhớ đồng:

   + Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.

   + Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do

Câu 6 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ "Tôi yêu em " của Puskin

- Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, nhân hậu mãnh liệt, vị tha cao thượng.

- Ngôn từ giản dị, tinh tế. Điệp ngữ "tôi yêu em"

- Lời nguyện cầu mang nhiều ý nghĩa.

Câu 7 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Hình tượng nhân vật Bê-li-côp:

a) Ngoại hình:

- Luôn đi dày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông.

- Giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, kéo mui khi ngồi xe ngựa.

b) Lối sống sinh hoạt:

- Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

- Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.

- Thích dạy tiếng Hy Lạp => Ngợi ca, tôn sùng quá khứ.

- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.

- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.

- Cách duy trì quan hệ với đồng nghiệp: Kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm gì, 1 giờ sau ra về.

c) Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp tới mọi người:

- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ xa lánh y, không muốn dây với y.

- Khi Bê-li-côp chết rồi lối sống đó vẫn ảnh hưởng tới mọi người, cuộc sống vẫn ngột ngạt, bế tắc tù túng.

Câu 8 (trang 116 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng:

a. Hoàn cảnh nhân vật: Từ một thị trưởng giàu có,nhân từ vì cứu một người vô tội,ông đã trở về với thân phận thật của mình- một người tù khổ sai.

b. Phẩm chất, tính cách:

* Trước khi Phăng-tin chết:

- Đối với Phăng-tin: “nói bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”

- Đối với Gia-ve: Hạ mình, nói nhỏ, cầu xin với mục đích: cứu vớt tia hy vọng và sự sống mong manh cho Phăng-tin.

- Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ

* Sau khi Phăng-tin chết:

- Đối với Gia-ve: Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt .Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương.

- Đối với Phăng-tin: Tình yêu con người Giăng-van-giăng giành cho Phăng-tin cũng chính là lòng yêu thương của Huy-gô đối với Giăng-van-giăng và Phăng-tin. Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.




(396) 1319 29/07/2022