Soạn Câu cá mùa thu (Thu điếu) siêu ngắn

Lý thuyết về soạn câu cá mùa thu (thu điếu) siêu ngắn môn văn lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(404) 1346 29/07/2022

Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Điểm nhìn cảnh thu: trên chiếc thuyền câu ở giữa ao nhìn ra xung quanh.

- Từ điểm nhìn này, tác giả đã bao quát cảnh thu, không gian thu ngày càng mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Bức tranh mùa thu sống động, tươi đẹp đặc trưng ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ:

- Cảnh vật thanh sơ, dịu nhẹ: sắc nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

- Đường nét, chuyển động khẽ khàng, tinh tế: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.

- Hòa sắc tạo hình:

   + Màu xanh của trời, nước, cây bèo.

   + Màu vàng tinh tế của chiếc lá thu.

   + Ao nhỏ, thuyền nhỏ, con người cũng như thu lại xinh xắn, duyên dáng.

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh tại, vắng lặng.

- Hình ảnh rất đỗi nhẹ nhàng (sóng hơi gợn, mây lơ lửng).

- Âm thanh: lá khẽ đưa, tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch.

=> Không gian gợi sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Bài thơ gieo vần chân: eo – “tử vận”, oái oăm, khó làm.

- Vần eo giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.

- Bút pháp lấy động tả tĩnh thành công.

Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Tấm lòng của nhà thơ (hai câu cuối):

- Tình yêu sâu sắc dành cho cảnh thu quê hương, thiên nhiên của đất nước.

- Hòa cái tôi cô đơn vào cái cô tịch của trời thu.

=> Tâm hồn gắn bó tha thiết với cảnh trí đất nước và tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.

(404) 1346 29/07/2022