Tìm hiểu chung về Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.
- "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là bài thơ chữ Hán, có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.
b. Thể loại
- Bài thơ viết theo thể hành (còn gọi là ca hành).
- Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
c. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát
- Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường
- Phần 3 (còn lại): sự bế tắt của người đi đường
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường
- Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lỗi thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.
b. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời)
- Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ).