Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 12
(388) 1294 29/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

- “Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

- “Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

=> Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- “Mướt”: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, tràn đầy nhựa sống

- “Xanh như ngọc”: màu xanh sáng ngời, long lanh

=> Cả vưỡn Vĩ như được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào khu vườn, cứ đầy dần lên theo từng đốt cau. Đến khi ngập tràn , thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc, vừa thanh khiết, vừa cao sang.

=> Bức tranh thôn Mĩ hiện lên thật đẹp, thơ mộng.

- Sự xuất hiện của con người thôn Vĩ:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

- “Mặt chữ điền”: Theo quan niệm người Huế, mặt chữ điền là khuôn mặt đẹp, phúc hậu.

- “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của người con gái Huế.

=> Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ là ai cụ thể. Ở đây, thiên nhiên và con người hòa hợp trong vẻ đẹp kín đáo, trữ tình.

=> Niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người thiếu nữ, hy vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.

b. Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

“Gió theo lối gió, mây đường mây”

Nghệ thuật:

- Cách ngắt nhịp 4/3

- Tiểu đối

=> Thông thường, gió và mây là hai sự vật không thể tách rời, “gió thổi mây bay” nhưng tác giả lại miêu tả mây và gió có sự chia tách => Gợi tả một không gian chia lìa, đôi đường đôi ngả.

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

- Nghệ thuật: nhân hóa

- “Lay”: Sự chuyển động nhẹ, khẽ

- Nhịp điệu thơ chậm rãi

=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hắt hiu, thưa vắng, gợi tâm trạng buồn đau, nặng trĩu tâm tư của tác giả.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

- “Sông trăng” là hình ánh sáng tạo thẩm mĩ độc đáo, mới mẻ của Hàn Mặc Tử, một dòng sông lấp lánh đầy ánh trăng.

- Trong ca dao và thơ văn xưa nay, “thuyền” và “bến”, “trăng” là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho người con trai, người con gái trong tình yêu.

- Câu hỏi tu từ kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” gợi sự mơ hồ bất định, tâm trạng lo âu, khắc khoải, trăn trở của tác giả.

=> Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu, hạnh phúc của thi nhân. Bến trăng là bến bờ hạnh phúc. Liệu con thuyền tình yêu có vượt thời gian để “kịp” cập bến bờ hạnh phúc hay không? Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu, hạnh phúc của thi nhân, ẩn trong đó là sự hồ nghi, thất vọng.

c. Khổ 3: Sự tuyệt vọng của thi nhân

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

- “Khách đường xa”: Có thể hiểu là người ở thôn Vĩ Dạ, cũng có thể là chính nhà thơ. Điệp từ “khách đường xa” gợi sự xa xôi, cách trở

- “Áo em”: áo của người con gái xứ Huế

- “Trắng quá nhìn không ra”: Thi nhân đang sống trong ảo giác, mộng tưởng, không phải nhìn bằng mắt thường

- “Sương khói mờ nhân ảnh”: Cảnh vật và con người mờ ảo

=> Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, càng lúc càng chìm dần vào cõi mộng. Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo càng ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

(388) 1294 29/07/2022