Soạn Đây thôn Vĩ Dạ siêu ngắn

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(394) 1312 29/07/2022

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

+ Từ “nắng” hai lần trong một câu thơ -> ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ khắp không gian.

+ Vẻ đẹp của màu xanh: “Mướt”: màu xanh của sự mỡ màng, non tơ gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, của xứ Huế.

+ Vẻ đẹp của người thôn Vĩ: Thấp thoáng hiện ra sau những cành trúc. Đó là nét đậm hiện ra sau những nét thanh.

+ Miền quê đẹp, thơ mộng, trữ tình, điểm đến hấp dẫn

+ Nơi người thương đang sinh sống

=> Vẻ đẹp của cảnh và người hòa quyện tạo nên nét quyến rũ riêng của thôn Vĩ để làm bùng cháy nỗi khát khao được về thăm thôn Vĩ dù chỉ một lần của Hàn Mặc Tử.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Những hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ thứ 2:

- “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Gió mây chia lìa đôi ngả cũng khiến cho dòng nước thấm thêm nỗi buồn, nỗi cô đơn, xa vắng: “dòng nước buồn thiu”.

- Hình ảnh “hoa bắp lay”càng khiến cho cảnh vật hiu hắt, cô quạnh làm tăng nỗi buồn lên, tâm trạng như càng nặng nề, chán nản hơn.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Tâm sự của nhà thơ trong khổ thơ thứ 3:

+ Điệp ngữ “khách đường xa” được nhắc lại hai lần như để thể hiện niềm khao khát, mơ mộng, hướng đến một điều gì đó không có trong thực tại. Đó là một niềm xót xa, hối tiếc. 

Sự hoài nghi trong câu thơ cuối:

- Câu thơ cuối như mang chút hoài nghi mà vẫn chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời, với một tình yêu sâu thẳm. Bởi cuộc đời vẫn đẹp là thế, thiên nhiên thôn Vĩ vẫn luôn tinh khôi, tràn trề sức sống là thế và con người nơi đây cũng thân thuộc, đẹp đã là.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Điểm đáng chú ý trong tứ thơ và búp pháp của bài thơ:

- Tứ thơ:

Hàn Mặc Tử đã viết từ cảnh thật, cụ thể cho đến những hình ảnh mang tính tượng trưng. Tác giả đã mượn cảnh tả tình

- Bút pháp của bài thơ:

Bút pháp nghệ thuật của bài thơ được kết hợp một cách hài hòa, nhịp nhàng giữa cảnh thật và cảnh tượng trưng, giữa cái thực tế với cái lãng mạn, trữ tình.




(394) 1312 29/07/2022