Tìm hiểu chung về Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Khái quát vài nét về văn bản Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(407) 1355 29/07/2022

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời:

- Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925.

b. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, logic.

- Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

- Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.

(407) 1355 29/07/2022