Bài 1 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm
(390) 1299 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.

Đề bài:

Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ.

Trả lời bài 1 luyện tập trang 114 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 luyện tập trang 114 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ:

– Đại từ xưng hô “ta– mình” quen gặp trong ca dao, dân ca thực chất tuy hai mà là một.

– Hai đại từ ấy có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời.

– Tố Hữu tự phân thân để giãi bày tâm trạng của tình yêu thương trên quê hương đất mẹ.

Cách trả lời 2

Cặp đại từ xưng hô mình- ta quen thuộc trong ca dao được tác giả đưa vào thơ một cách tự nhiên, ấm áp.

– Tác giả cũng vận dụng tài tình cảm xúc dân dã, ngọt ngào, đằm thắm của ca dao, dân ca trong cặp từ mình- ta.

+ Có những trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc ( Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ ( Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người).

+ Trường hợp mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (chữ mình thứ ba trong câu, mình đi mình lại nhớ mình).

– Ý nghĩa của cặp đại từ xưng hô mình- ta:

+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình, chân thành, sâu lắng.

+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ở lại với người ra đi, giữa cán bộ và nhân dân vùng kháng chiến trở nên khăng khít, sâu nặng.

Cách trả lời 3

Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:

- Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.

- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ­mình – ta:

- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. Lối xưng hô gần gũi đó từng xuát hiện trong ca dao, dân ca.

- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ.

Tham khảo thêm: Cảm nhân về bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm tốt hơn trước khi đến lớp.


(390) 1299 04/08/2022