Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)

Soạn bài Luật thơ tiếp theo trang 127 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1, gợi ý làm các bài tập luyện tập về các thể thơ và quy tắc của chúng.
(394) 1313 04/08/2022

Trong nội dung soạn bài Luật thơ (tiếp theo), Đọc tài liệu sẽ cùng các em ôn tập, củng cố kiến thức đã học về các thể thơ trong tiết trước thông qua việc giải các bài tập Luyện tập (SGK trang 127). Qua việc phân tích các yếu tố (tiếng, vần, nhịp, hài thanh) của một số đoạn thơ, các em cần thấy rõ sự giống và khác nhau của các thể thơ hiện đại và truyền thống.

Xem lại: Luật thơ ngữ văn 12

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi bài luật thơ tiếp theo sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn là một cách để nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

    Cùng tham khảo...

Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)

Hướng dẫn soạn bài Luật thơ tiếp theo

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Luật thơ (tiếp theo) trang 127, 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1.

Soạn bài Luật thơ tiếp theo ngắn gọn nhất

Câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (trang 103 - 104, SGK) và đoạn thơ năm tiếng trích từ bài Sóng của Xuân Quỳnh.

Trả lời:

Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là bài thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau.

a.  Giống nhau:

-   Mỗi câu có năm chữ (tiếng)

-   Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...

-  Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b.  Khác nhau:

Sóng - Xuân Quỳnh

Mặt trăng - khuyết danh

- Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)

- Số câu không hạn định

- Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2

-  Thơ hiện đại không bắt buộc phải đôi thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai.

- Vần: một vần (độc vận), vần cách.

- Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng)

- Nhịp : nhịp lẻ 2/3

- Hài thanh: yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa

Câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khổ thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.

Trả lời: Soạn Luật thơ (tiếp theo) - doctailieu.com

Đưa người - ta không đưa qua "sông", (2-5)

Sao có - tiếng sóng ở trong "lòng"? (2-5)

Bóng chiều không thắm, - không vàng vọt, (4-3)

Sao đầy hoàng hôn - trong mắt "trong"? (4-3)

– Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).

– Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Câu 3 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.

Trả lời:

NiêmTiếng thứ 2Tiếng thứ 4Tiếng thứ 6Tiếng thứ 7
Không đốiDòng 1BTBBv
Dòng 2TBTBv
Dòng 3TBTT
Dòng 4BTBBv

Câu 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ sau đây để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:

Sóng gợn tràng giang buôn điệp điệp,

Can thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận, Tràng giang)

Trả lời

– Vần: độc vận (một vần), ong (song, dòng).

– Nhịp 4/3

– Hài thanh

T T B B B T T

B B B T T B B

B B T T B B T

T T B B T T B

Nhìn chung về vần, nhịp, hài thanh tương tự với vần, nhịp và hài thanh của thể thơ thất ngôn bát cú.

Soạn bài Luật thơ tiếp theo hay nhất

Bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (trang 103 - 104, SGK) và đoạn thơ năm tiếng trích từ bài Sóng của Xuân Quỳnh.

Trả lời:

* Giống nhau:

– Đều dùng vần chân, vần lưng, và nhiều vần khác.

– Cách ngắt nhịp 2/3 và các cách ngắt nhịp khác.

* Khác nhau

– Sóng

+ Sử dụng vần linh hoạt: vần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bế, lớn, lên).

+ Cách ngắt nhịp: 1/2/2. 2/3, 3/2

+ Hài thanh: Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh B/ T

B B T B B

B B B T T

T T T B B

B B B T T

T B B T T

B T B B B

B T B T T

B B B T B

– Mặt trăng

+ Vần: vần độc (một vần). vần cách.

+ Nhịp 2/3

+ Hài thanh: yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.

B T T B T

B B T T B

T B B T T

T T T B B

T T B B T

B B T T B

T B B T T

T T T B B

Bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khổ thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống. (soạn bài Luật thơ tiếp theo - doctailieu.com)

Trả lời:

- Xác định thanh bằng - trắc trong các tiếng của đoạn thơ:

Đưa người ta không đưa qua sông

B - B - B - B - B - B - B

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

B - T - T - T - T - B - Bv

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

T - B - B - T - B - B - T

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

B - B - B - B - B - T - Bv

- Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân: đoạn thơ trên đây gieo vần lưng, vần liền (các từ in đậm).

- Thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3: đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có chỗ 2/1/4, 1/3/3.

=> Sự đổi mới, sáng tạo thể hiện ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thơ truyền thống.

Niêm

Vị trí tiếng

2

4

6

7

(Không đổi)

 l

►Dòng 1

B

T

B

Bv

 l

Dòng 2

T

B

T

Bv

'

 l

Dòng 3

T

B

T

T

 l

►Dòng 4

B

T

B

Bv

Bài  3 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.

Trả lời:

-   Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)

T  - T - B - B - B - T - T

Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)

B - B - B - T - T - B - Bv

Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)

B - B - T - T - B - B - T

Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

T - T - B - B - T - T - Bv

- Chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:

+ Về vần: Thơ mới vẫn chịu ảnh hưởng của vần thơ Đường luật, chủ yếu gieo vần chân.

+ Về nhịp thơ: Thơ mới chủ yếu vẫn sử dụng 3-4 hoặc 4-3 như trong thơ Đường luật cổ.

+ Về hài thanh: Thơ mới vẫn tuân thủ niêm luật Đường thi: Chữ thứ hai câu hai phải cùng niêm (thanh bằng hay thanh trắc) với chữ thứ hai câu 3. (hướng dẫn soạn Luật thơ tiếp - doctailieu.com)

Bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ sau đây để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:

Sóng gợn tràng giang buôn điệp điệp,

Can thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận, Tràng giang)

Trả lời

Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp (4 - 3)

T -  T  -  B  -  B  -  B - T  - T

Con thuyền xuôi mái / nước song song (4 - 3)

B – B - B - T – T – B - Bv

Thuyền về/ nước lại sầu/ trăm ngả (2-3-2)

B – B – T – T – B – B - T

Củi một dòng khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

T – T – B – B – T – T – Bv

Những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới là

- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).

- Ngắt nhịp: 4/3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).

- Hài thanh: tuân thủ theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

// Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài soạn văn Luật thơ (tiếp theo) do HocOn247 biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 12 bài Luật thơ tiếp theo này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Luật thơ tiếp theo một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(394) 1313 04/08/2022