Bài 1 trang 129 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 129 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
(386) 1287 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 129 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm chi tiết nhất.

Đề bài:

Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với các phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) nhằm tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho một lời tuyên ngôn trong ví dụ sau:

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Chú ý đến:

– Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài;

– Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp;

– Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp.

Trả lời bài 1 trang 129 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 129 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

– Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài:

+ Hai vế đầu nhịp điệu trải dài → phù hợp với việc biểu hiện các cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc.

+ Vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, phù hợp với nội dung khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

– Câu đầu, các vế kết thúc bằng thanh bằng (nay, do), do là âm tiết mở. Câu sau kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc (lập), đây là âm tiết đóng.

– Đoạn văn còn sử dụng phép điệp từ ngữ và điệp cú pháp, phối hợp với nhau để tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.

Cách trả lời 2

- Sự phối hợp nhịp ngắn với nhịp dài:

+ Một dân tộc – gan góc – chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm: nhịp 3/3/11

+ Dân tộc đó – phải được tự do; Dân tộc đó – phải được tự do: ngắt 3/ 4

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:

+ tộc (T), góc (T) hai bộ phận câu này đều giống nhau, cân xứng với nhau

+ đó (T), do (B); đó (T), lập (T)

- Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

+ tộc, góc (đóng); nay (mở)

+ đó (đóng); do (mở)

+ đó (đóng); lập (mở)

Cách trả lời 3

- Sự phối hợp nhịp ngắn và dịp dài:

+ Một dân tộc – đã gan góc – chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay: 3 – 3 – 11.

+ Dân tộc đó – phải được tự do: 3 – 4

+ Dân tộc đó – phải được độc lập: 3 – 4

Nhận xét:

+ Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).

+ Hai nhịp cuối khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và dân tộc của dân tộc ta (phải được).

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:

+ tộc (T), góc (T) (hai bộ phận câu này đều giống nhau, đều cân xứng với nhau).

+ đó (T), do (B)

+ đó (T), lập (T)

- Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

+ tộc, góc (đóng) ; nay (mở)

+ đó (đóng) ; do (mở)

+ đó (đóng) ; lập (mở)

***

Bài 1 trang 129 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm nhé.


(386) 1287 04/08/2022