Bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm
(362) 1207 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.

Đề bài:

Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao?

Trả lời bài 3 trang 114 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 114 trong phần nội dung như sau:

Cách trả lời 1

Khung cảnh được miêu tả thật hùng tráng, dữ dội trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, con người keo sơn, gắn bó, sống trong khung cảnh rộng lớn, dài mơ mộng. Những cảnh rộng lớn, những họat động tấp nập sôi động của kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca: “Những đường Việt Bắc của ta … Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.

Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".

Cách trả lời 2

Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được Tố Hữu khắc họa:

– Con người và thiên nhiên cùng tham gia đánh giặc: “Nhớ đường Việt Bắc của ta…”

→ Mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Tác giả tái hiện những con đường Việt Bắc trong đêm: tấp nập, rực rỡ ánh sáng.

→ Đoạn thơ đậm chất sử thi, hào hùng, tráng lệ.

– Nhớ về những cuộc họp luận bàn việc công của chính phủ: Trong gian khổ, thiếu thốn.

→ Tuyệt đối hóa vai trò của quê hương cách mạng Việt Bắc: quê hương cách mạng trở thành niềm tin, niềm hi vọng, hun đúc bản lĩnh, ý chí quyết tâm của bao người, hướng về Việt Bắc là hướng về Bác, hướng về ánh sáng và sự sống.

Cách trả lời 3

Trong hồi tưởng, tác giả nhớ về những kỉ niệm kháng chiến, những khung cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi nổi của dân công và chiến sĩ:

- Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.

- Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan: Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

-   Đó là vẻ đẹp của “thế trận" rừng núi đã cùng ta đánh giặc:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

-   Đó là khung cảnh hùng tráng của bức tranh “Việt Bắc xuất quân", đầy hào khí, chỉ mới ra quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nứt đá muôn tàn lửa bay...

=> Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu đã được nhà thơ Tố Hữu khắc hoạ thật đẹp và đầy ấn tượng.

- Vai trò của Việt Bắc: là chiếc nôi của cách mạng và kháng chiến, nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho cán bộ chiến sĩ từ những ngày đầu của cách mạng và sau này là kháng chiến chống Pháp.

Cách trả lời 4

Khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa sinh động mang âm hưởng của khúc tráng ca.

+ Cả dân tộc đồng lòng chống kẻ thù: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.

+ Dù trải qua nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn đầy lạc quan, sôi nổi: gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

– Không khí chuẩn bị cho chiến dịch khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp.

Chiến thắng khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.

– Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương của cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm tốt hơn trước khi đến lớp.


(362) 1207 04/08/2022