Bài 2 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 215 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1
(394) 1314 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 215 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1 của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bài:

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

Trả lời bài 2 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1 lớp 12 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 215 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975

a) Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước

– Văn học phải là một thứ vũ khí, phục vụ sự nghiệp cách mạng và kháng chiến.

– Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

– Các đề tài lớn:

+ Đề tài Tổ quốc.

+ Đề tài chủ nghĩa xã hội

+ Hai đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.

b) Nền văn học hướng về đại chúng

– Cảm hứng chủ đạo: Đất nước của nhân dân.

– Các nhà văn quan tâm đến đời sống của người lao động, nỗi bất hạnh của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

– Đặc điểm:

+ Những sáng tác ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.

+ Quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ.

c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

– Khuynh hướng sử thi:

+ Các tác phẩm phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước.

+ Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, thơ ca của Tố Hữu…

– Cảm hứng lãng mạn:

+ Trong những năm có chiến tranh, dù có những chồng chất, khó khăn và hi sinh nhưng lòng người vẫn tràn đầy mơ ước và hướng tới tương lai.

+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

+ Tác động đến, cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, gian lao.

– Khuynh hướng sử thi kết hợp với khuynh hướng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ứng của quá trình vận động và phát triển cách mạng.

Cách trả lời 2

a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

Văn học giai đoạn này gắn bó sâu sắc với vận mệnh dân tộc, nên quá trình vận động, phát triển của nền văn học ăn nhịp với từng chặng lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

b. Văn học hướng về đại chúng

Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Hướng về đại chúng nên văn học tìm đến những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu; hính thức quen thuộc trong kho tàng văn hóa dân gian.

c. Nền văn học chủ yếu mang khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam những năm 1945 - 1975. Văn học giai đoạn này mang đậm tính sử thi và chất lãng mạn, thấm đượm chất anh hùng ca, tạo nên vẻ đẹp riêng mang tính thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của văn học giai đoạn này.

Cách trả lời 3

a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước

- Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Nhà văn gắn bó ngòi bút của mình với cuộc chiến đấu, biến ngòi bút thành vũ khí tấn công kẻ thù.

- Văn học tập trung vào hai đề tài lớn là:

+ Đề tài Tổ quốc

+ Đề tài Chủ nghĩa xã hội

b. Nền văn học hướng về đại chúng

- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động (khác với văn học trước 1945).

- Nhà văn phải có nhận thức, nhãn quan đúng về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc với những biểu hiện:

+ Lực lượng sáng tác: bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.

+ Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư, khát vọng, nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.

+ Nghệ thuật: giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.

c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Khuynh hướng sử thi: vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ:

+ Đề tài: số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.

+ Nhận vật: tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.

+ Con người: không phải là con người cá nhân là mà là con người với ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung.

+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ:

- Khuynh hướng lãng mạn:

+ Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai.

+ Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 215 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(394) 1314 04/08/2022