Bài 3 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 203 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
(395) 1315 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 203 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường chi tiết nhất.

Đề bài:

Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt cửa dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông?

Trả lời bài 3 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? lớp 12 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi 3 trang 203 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trình bày 1

Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi, êm dịu.

– Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, những cách ví von so sánh đầy sáng tạo: “Phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non…Đấy là điệu slow tình cảm riêng dành cho Huế”.

– Tác giả so sánh những nét đặc trưng của sông Hương với những dòng sông: sông Xen, sông Đa – nuýp, đặc biệt sông Nê – va với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu.

Cách trình bày 2

Sông Hương khi chảy vào thành phố mang vẻ đẹp riêng:

+ Vẻ man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông

+ Con sông giờ đây được khám phá, phát hiện ở sắc thái, tâm trạng

+ Sông Hương gặp thành phố như hòa quyện với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, đặc biệt êm dịu, lãng mạn

+ Ngòi bút tác giả thăng hoa khi tái hiện những cảm nhận tinh tế, liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ

– Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

Cách trình bày 3

Sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đẹp riêng:

- Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại.

- Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối", “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non", sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cồn Hiến", đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng" không nói ra của tình yêu, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh" làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố...". Quả đúng như câu thơ của Thu Bồn:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

=> Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

Cách trình bày 4

Cuối cùng sông Hương đã đến được với thành phố của mình, con sông mang một vẻ đẹp độc .Sông Hương như một điệu slow tình cảm của Huế.  Lưu tốc của con sông khác hẳn với dòng sông khác. Phải chăng vì quá yêu thành phố của mình, con sông Hương muốn nhìn ngắm thành phố của mình lâu hơn trước khi rời xa nó. Đó là tình cảm của dòng sông hương với Huế hay chính la tình cảm đăc biệt mà Hoàng Phủ Ngọc Tường  dành cho sông Hương và xứ Huế. Sông Hương như người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya. Viết về sông Hương giữa lòng thành phố Huế tác giả không quên những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng. ở góc độ âm nhạc tác giả gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn. Sông Hương được ví như người tình dịu dàng và thủy chung. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”: “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hiến”, đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, “nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố…”. Quả đúng như câu thơ Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 203 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(395) 1315 04/08/2022