Bài 3 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn soạn bài Sóng ngữ văn lớp 12: Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Nhận xét về kết cấu bài thơ...
(372) 1241 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 156 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Sóng chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiGiữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Trả lời bài 3 trang 156 SGK văn 12 tập 1

Cách trả lời 1:

- Mối quan hệ giữa sóng và em: Xuân Quỳnh không so sánh em như sóng mà trực tiếp hóa thân vào sóng. Vì thế, sóng với em tuy 2 mà 1, sóng đã mang sẵn vẻ đẹp của tâm hồn em trong tình yêu.

- Nghệ thuật kết cấu của bài thơ: Con sóng của biển cả và con sóng của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu song hành với nhau, từ đó tạo nên kết cấu song hành trong toàn bộ bài thơ.

- Sự tương đồng giữa sóng và em:

+ Sóng luôn tìm ra bể cũng như em luôn tìm đến tình yêu đích thức

+Sóng luôn dạt vào bờ cũng như em luôn nhớ tới anh

+ Sóng luôn tan ra giữa đại dương cũng như luôn hi sinh, dâng hiến trong tình yêu.

Cách trả lời 2:

Hình tượng "sóng" và hình tượng "em"

- Đây là hai hình tượng sóng đôi, đồng hành cùng nhau xuyên suốt cả bài thơ:

+ Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời

+ Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt

- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế dọc theo mạch cảm xúc dâng trào.

Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn với những con sóng

+ Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ

+ Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được

+ Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương

+ Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau

→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ

Cách trả lời 3:

Hình tượng sóng bào trùm bài thơ thể hiện sức sống, vẻ đẹp và mọi sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ trong bài thơ. Cùng với hình tượng sóng, hình tượng em – cái tôi trữ tình của tác giả. Hình tượng sóng là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn chính là em. Hai hình tượng này khi thì song hành lúc thống nhất làm một.

Kết cấu bài thơ độc đáo: Dù là sóng hay em đều quy chiếu về tình yêu của người phụ nữ, dịu dàng, đằm thắm mà vô cùng mãnh liệt. Sóng và em soi chiếu, cộng hưởng nhằm khẳng định tình yêu là nguồn động lực tinh thần vô cùng to lớn tạo cho con người sức mạnh vô biên để đi tới chân trời hạnh phúc.

- Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng:

+ Sóng có những tính chất phong phú, phức tạp.

+ Em: sự tồn tại trạng thái tâm lí đối nghịch trong tâm hồn người con gái đang yêu và những khát khao kiếm tìm lời giải đáp nguồn gốc của tình yêu. Đây là biểu hiện quy luật của tình yêu muôn thuở.

Cách trả lời 4:

- Giữa sóng và em có mối quan hệ song hành với nhau. Có lúc hòa nhập làm một, vừa phân đôi để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nghệ thuật với nhau, nhằm biểu đạt một cách trọn vẹn thế giới tâm tình người phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu.

- Bài thơ có kết cấu nghệ thuật sóng đôi dựa trên sự tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu với những con sóng. Tác giả đã mượn những cung bậc của sóng để gửi gắm tình yêu của con người.

- Sự tương đồng giữa sóng và em:

+ Từ tình yêu của sóng khao khát tìm ra với biển lớn đến những thức đập, xô vỗ bờ,…con sóng đều đang chứa đựng những nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Con sóng dưới lòng sâu hay con sóng trên mặt biển đều diễn tả cái sâu thẳm, vời vợi của tình yêu con người.

+ Cái cồn cào, khắc khoải trong nỗi nhớ của em với anh được diễn tả bằng nỗi nhớ của sóng với bờ, trong một nhịp điệu xao xuyến của tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhơ khôn cùng của em. Sóng không ngủ hay là em thao thức, sóng nhớ bờ hay trái tim em cồn cào, thao thức đập vì anh?

+ Biển không bao giờ vắng bóng sóng, cũng như tình yêu của con người mãi mãi bất tử. Dù muôn vời cách trở sóng vẫn tìm đến bờ, giống như em nguyện dâng trọn đời cho em. Bờ là nơi đến của sóng và anh là nơi đến của tình em. Những cung bậc tha thiết của tình yêu đã được Xuân Quỳnh gửi gắm trong những nhịp xôn xao của sóng.

Tham khảoCác đề nghị luận văn học về bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

-/-

Câu hỏi bài 3 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1 được HocOn247 tổng hợp trả lời và trình bày theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo tìm hiểu để soạn bài Sóng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(372) 1241 04/08/2022