Bài 5 trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà ngữ văn lớp 12: Phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
(385) 1284 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 193 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bàiChọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Trả lời bài 5 trang 193 SGK văn 12 tập 1

Lưu ý: Ở bài tập này, các em hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn những câu văn mà mình cho là hợp lí và thể hiện rõ nét tài hoa về bút pháp sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Dưới đây chỉ là một số gợi ý.

Cách trả lời 1:

Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

+ Tiếng thác nước nghe như oán trách…

+ Sóng nước như thế quân liều mạng…

+ Con sông Đà tuôn dài như một áng trữ tình…

+ Bờ sông hoang dại… cổ tích tuổi xưa

→ Sông Đà hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, bạo tàn.

Cách trả lời 2:

Câu văn viết về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…”

→ Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân đa sắc màu, có hồn, có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Sông Đà thơ mộng đến độ tuyệt mĩ, tuyệt vời.

Cách trả lời 3:

- "Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây".

→ Những từ ngữ ngắn được đặt liên tiếp, ngăn cách bởi dấu phẩy, cùng phép lặp từ “xô” được sử dụng liên tiếp. Âm thanh của câu văn như hòa cùng cái dữ dội, cuộn trào của thác nước, mà sôi réo rắt người ta, thúc giục người ta.

- "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa".

→ Bờ sông Đà được miêu tả bằng những câu văn đậm xúc cảm hoài niệm. Cái hoang dại của dòng sông được so sánh với nét hoang sơ của bờ tiền sử, cái trẻ trung của dòng sông được so sánh với nỗi niềm hồn nhiên của cổ tích. Nguyễn Tuân rất có tài khi sử dụng các biện pháp so sánh. Câu văn đưa người đọc trở về với một thời quá vãng xa xưa, sông Đà được khoác lên tấm áo lung linh, huyền ảo, gợi lên một nét đẹp yên bình, tho mộng, gần gũi và thân thiết.

- "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân".

→ Vế A của phép so sánh là dòng sông Đà thông qua từ so sánh như, so sánh với vế B là một sự vật vô hình trừu tượng “áng tóc trữ tình". Nếu áng tóc là sự vật cụ thể thì áng tóc trữ tình lại là một khái niệm trừu tượng. Tác giả đã dùng hình ảnh áng tóc trữ tình để nói lên vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông. Nhìn con sông Đà tuôn dài, nhà văn có cảm tưởng đó như một áng tóc. Phép so sánh độc đáo này đã tôn lên vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và hiền hoà của dòng sông. Dòng sông ấy hiền hoà, thơ mộng gợi bao cảm hứng trữ tình, cảm hứng thơ với các du khách.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 193 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Người lái đò sông Đà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(385) 1284 04/08/2022