Bài 1 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 90 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng chi tiết nhất.
Đề bài:
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.
Trả lời bài 1 luyện tập trang 90 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Tây Tiến lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 luyện tập trang 90 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
* Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.
– Tác giả tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường cái hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng và vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến.
* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu).
– Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
– Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ).
Cách trả lời 2
Bút pháp tác giả sử dụng trong bài là bút pháp lãng mạn là chủ yếu:
+ Thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm về những cái dữ dội, thơ mộng, tuyệt mĩ
– So sánh với bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu:
+ Đồng chí sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo
+ Các chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính
+ Tây Tiến của quang Dũng miêu tả, tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng
+ Tác giả chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến
Cách trả lời 3
- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn (khác với Chính Hữu dùng bút pháp tả thực trong bài Đồng chí). Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.
- Có thể so sánh với bút pháp tả thực trong bài Đồng chí của Chính Hữu ở một số điểm:
+ Áo anh rách vai // Áo bào thay chiếu anh về đất
+ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh // Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
+ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi // Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ // Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng mới phát huy được sở trường, hồn thơ của mình để đạt được thành công trong Tây Tiến, để lại cho đời một bài thơ bay bổng, say người, tràn đầy cảm hứng lãng mạn về hình ảnh một người lính đẹp và một chiến trường lịch sử hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Cách trả lời 4
Mở bài
Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”
Thân bài
1. Giống nhau
Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, cả hai tác phẩm đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà lãng mạn.
Cùng sử dụng bút pháp lãng mạn
2. Khác nhau
a. Bút pháp nghệ thuật
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, tác giả đã dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực nhằm tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật… Mang đến cho người đọc hình ảnh người lính nông dân mộc mạc, giản dị, gắn bó tự nhiên trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.
Bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa…đã xây dựng nên hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt.
b. Hình tượng người lính
Bài “Đồng chí” hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. những câu thơ hầu như để mộc, không trang điểm, không gọt rũa ngôn tư. Hình ảnh bình dị ấy, như được đưa thẳng từ đời thực vào thơ, không hề có dấu hiệu của sự ước lệ hay cổ điển. Bằng cách này, Chính Hữu đã khắc họa thành công chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người nông dân áo vải:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Bài thơ “Tây Tiến”, tác giả muốn lôi cuốn người đọc theo những đợt sóng tào của tưởng tượng và cảm xúc. Hưng câu thơ trong bài đều giàu chất tạo hình, tạo nhạc thật khác thường. Qua ngòi bút lãng mạn người lình Tây Tiến hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hào hoa.
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
==> Bằng ngòi bút sắc sảo Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội không chỉ ở độ cao, độ sâu mà còn ở sự vắng lặng hoang sơ, không chỉ có kẻ thù nơi biên giới mà còn có cả “mường hịch cọp trêu người.”
Khác với những người lính nông dân, nhưng người lính tiểu tư sản trong thơ Quang Dũng lại mang vẻ đẹp thật dị thường:
“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không để mặc gió lung lay”
Ở nơi kháng chiến, người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống. Để từ những cái chung ấy học đã gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. Từng lời thơ mang màu sắc tươi tắn và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.
Kết bài
Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật đã tạo nên thành công cho hai tác phẩm.
Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính nói chung.
Tham khảo: So sánh bài Tây Tiến và Đồng Chí
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng tốt hơn trước khi đến lớp.