Bài 2 trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 54 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
(397) 1323 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 54 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc chi tiết nhất.

Đề bài:

Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”?

Trả lời bài 2 trang 54 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 54 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đây là cách nhìn mới mẻ của tác giả:

– “Ánh sáng khác thường chính” là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

– “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” tức là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy.

→ Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: cần có cái nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí.

Cách trả lời 2

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu giống như “vì sao có ánh sáng khác thường”:

– Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu không trau chuốt, gọt giũa, mà thường chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch, phải chăm nhìn thì mới có thể càng nhìn càng sáng

– Ánh sáng tác giả nói tới chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

+ Văn chương hướng tới nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc

– Văn chương Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân

+ Vẻ đẹp càng cao quý bộ phần khi nhà thơ sáng tác trong cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất hạnh

– Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân

– Nhận xét, đánh giá của tác giả có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

+ Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có định hướng đúng, trong việc nghiên cứu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Cách trả lời 3

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu giống như “vì sao có ánh sáng khác thường”:

– Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu không trau chuốt, gọt giũa, mà thường chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch, phải chăm nhìn thì mới có thể càng nhìn càng sáng.

– Ánh sáng tác giả nói tới chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Văn chương hướng tới nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.

– Văn chương Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân: Vẻ đẹp càng cao quý bộ phần khi nhà thơ sáng tác trong cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất hạnh.

– Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân.

– Nhận xét, đánh giá của tác giả có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có định hướng đúng, trong việc nghiên cứu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Cách trả lời 4

Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường" “con mắt của chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy và “càng nhìn càng tháy sáng" vì những lí do sau:

-   Lâu nay, người ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu chau truốt, gọt giũa lời lẽ hoa mĩ... Văn chương Nguyễn Đinh Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch. Vì lẽ đó mà phải chăm chú nhìn thì mới có thể càng nhìn càng thấy sáng.

-   Ánh sáng khác thường mà tác giả nói đến ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vẻ đẹp cùa loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.

-   Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này càng đáng quý hơn bội phần khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.

-   Nhận xét của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.

Tham khảo: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 54 SGK ngữ văn 12 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.


(397) 1323 04/08/2022