Bài 8 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 8 trang 215 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1
(398) 1327 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 8 trang 215 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1 của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bài:

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu).

Trả lời bài 8 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1 lớp 12 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 8 trang 215 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

* Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:

– Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ

– Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.

– Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.

– Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…

* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.

* Nghệ thuật

– Cảm hứng lãng mạn trên nền hiện thực của chiến tranh gian khổ.

– Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

– Khai thác thủ pháp đối lập nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây và lính Tây Tiến.

* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu)

– Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.

– Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ).

Xem thêm: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Cách trả lời 2

- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

+ Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống nơi miền Tây mới lạ: thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, cuộc sống của người dân miền Tây mới mẻ, độc đáo,…

+ Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, yêu đời: yêu điệu múa, khúc nhạc, say mê bóng dáng yêu kiều của người con gái nơi xứ lạ, nhớ thương dáng kiều thơm nơi kinh kì…

- Vẻ đẹp bi tráng, hào hùng:

+ Vẻ ngoài tiều tụy nhưng vẫn toát lên tinh thần dũng mãnh, kiêu hùng.

+ Lí tưởng xả thân vì nước, quyết tâm đánh giặc sắt đá, kiên cường.

­+ Cái chết bi tráng, hào hùng, cao cả

* So sánh với bài Đồng chí của Chính Hữu:

- Giống: đều là những hình tượng đẹp về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp; họ đều phải đối diện và vượt lên đời sống chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn; họ đều chan chứa tình yêu đất nước và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

- Khác:

+ Người lính trong bài Tây Tiến: xuất thân là những thanh niên trí thức trẻ tuổi đến từ Hà Nội; mang đậm vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, có cái nhìn hóm hỉnh, ngang tàng vừa mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng; hiện lên chủ yếu qua bút pháp lãng mạn bay bổng.

+ Người lính trong bài Đồng chí: xuất thân là những người nông dân đến từ các làng quê; họ mang đậm vẻ đẹp hồn hậu, chất phác, khiêm nhường; nêu cao tình đồng chí sâu nặng, cao cả giữa những người lính áo nâu mới bước vào kháng chiến; hiện lên qua bút pháp hiện thực.

Cách trả lời 3

1. Hình tượng người lính Tây Tiến là hình tượng xuyên suốt cả tác phẩm. Và cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ, vì thế nên mọi hình ảnh hiện về đều mang nỗi nhớ da diết về đồng đội, về những năm tháng không thể nào quên của Quang Dũng.

Thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc trong những dòng thơ cũng chỉ là phông nền cho người lính xuất hiện với những chặng đường hành quân dài dặc những gian khổ và hi sinh mất mát:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

=> Phân tích thiên nhiên của Tây Bắc để thấy được cái khấp khểnh, gập ghềnh, những chặng đường vất vả của người lính.

- Những kỉ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc (Đoạn 2)

- Chân dung người lính Tây Tiến (Đoạn 3)

- Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến (2 câu đầu)

- Vẻ đẹp lãng mạn (2 câu tiếp)

- Vẻ đẹp bi tráng (4 câu cuối)

- Lời thề và lời hẹn ước của người lính Tây Tiến (Đoạn cuối)

=> Sự kết hợp giữa ngòi bút hiện thực và bút phá lãng mạn tạo nên hình ảnh của những người lính Tây Tiến vừa gân guốc, oai hùng lại vừa lãng mạn, tài hoa.

Tham khảo: Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến

2. So sáng với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

* Giống nhau:

Đều là hình tượng của những người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - thiếu thốn đủ thứ về vật chất, từ quân phục, thuốc thang, trang thiết bị cần thiết...

Ở họ đều hiện lên vẻ đẹp của những người lính oai hùng, dũng cảm, với tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.

Cả hai bài thơ đều mang chất hiện thực và vẻ đẹp lãng mạn.

* Khác nhau:

- Đồng chí

Những người lính trong bài thơ Đồng chí là những người lính xuất thân từ những người nông dân chân chất, hiền lành, lần đầu tiên cầm súng ra trận. Và đây cũng là trận chiến đấu tiên của họ.

Người lính trong Đồng chí mới chỉ trải qua những khó khăn, thiếu thốn vật chất, những cơn sốt rét rừng chứ chưa trải qua sự hi sinh, mất mát. Cái chết không được nhắc đến ở đây.

- Tây Tiến

Người lính Tây Tiến xuất thân là những học sinh, sinh viên Hà Nội nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà xếp bút nghiên lên đường tranh đấu.

Người lính Tây Tiến không chỉ phải chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn gian khổ mà còn phải chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Cả bài thơ đã có tới hai lần Quang Dũng nhắc tới cái chết.

Là những con người trẻ tuổi nên những người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ trẻ trung, lạc quan, yêu đời của những anh thanh niên 20 tuổi trong cách nhìn ngắm cuộc sống, trong những đêm liên hoan lửa trại, trong cả cách đối mặt với cái chết, sự thiếu thốn, trong cả nỗi nhớ về dáng kiều ở Hà Nội.

Tham khảo: So sánh bài Tây Tiến và Đồng Chí

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 8 trang 215 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(398) 1327 04/08/2022