Soạn bài Bác ơi ! (Tố Hữu)
Bạn đang cần tìm tài liệu soạn bài Bác ơi ? HocOn247 giới thiệu nội dung chi tiết bài soạn Bác ơi giúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi đọc hiểu bài và nắm chắc kiến thức về tác phẩm này của Tố Hữu.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.
Cùng tham khảo ...
Hướng dẫn soạn bài Bác ơi ngắn gọn nhất của Tố Hữu
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Bác ơi ! ngắn gọn nhất trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1.
Câu 1 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời thể hiện như thế nào trong bốn khổ thơ đầu của bài thơ?
Trả lời:
Bốn câu thơ đầu: nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời:
– Lòng người:
+ Xót xa, đau đớn: chạy về,lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.
+ Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”.
– Cảnh vật:
+ Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác.
+ Thừa thãi, cô đơn, không còn bóng dáng Người.
+ Không gian thiên nhiên và con người như có người đồng điệu “Đời tuôn nước mắt / trời tuôn mưa” → cũng khóc thương trước sự ra đi của Bác.
Câu 2 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như nào?
Trả lời:
Sáu khổ thơ giữa bài tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ:
– Lí tưởng, lẽ sống: cả cuộc đời Bác đã hi sinh, phấn đấu để đất nước độc lập, đồng bào được tự do, hạnh phúc:
“Bác sống như trời đất của ta
….
Áo để em thơ lụa tặng già”
– Niềm vui của Bác gắn liền với niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người:
“Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
– Tình thương của bác gắn liền với tinh thần thương người, thương đời, thương nước, quên mình:
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”
– Bác Hồ vĩ đại mà gần gũi, bình dị, khiêm nhường. Tấm lòng quên mình vì nhân dân, vì đất nước cùng cuộc sống giản dị không hề phô trương, không màng danh lợi của Bác đã khiến cho Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân.
Câu 3 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác qua ba khổ thơ cuối.
Trả lời:
Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi:
– Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ.
– Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
– Yêu Bác → Quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng.
=> Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.
“Xin Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”.
Hướng dẫn soạn bài Bác ơi của Tố Hữu
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Bác ơi ! trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1.
Bài 1 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời thể hiện như thế nào trong bốn khổ thơ đầu của bài thơ?
Trả lời:
- Nỗi đau xót lớn lao của đất nước, của vũ trụ, cỏ cây và của con người hòa làm một trước sự ra đi của Bác:
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
- Nỗi đau được thể hiện qua những cảnh vật quen thuộc:
+ Lối ngõ và trong nhà “ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa", “lối sỏi", “thang gác", “chuông nhỏ", “Phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn..."
+ Ngoài vườn: trái bưởi, hoa nhài, mặt hồ...
=> Mọi vật xung quanh trở nên hoang vắng lạnh lẽo, ngơ ngác hệt như vừa bị lấy mất linh hồn.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi? -> Tang tóc quá lớn gần như không thật, không thể tin được.
- Nỗi đau lớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả: những câu hỏi tu từ, câu cảm thán liên tiếp dùng để khóc thương, bày tỏ niềm thương xót của nhà thơ, cũng là nỗi đau của triệu người...
Bài 2 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như nào?
Trả lời:
Ở sáu khổ thơ tiếp theo, hình tượng Bác Hồ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, phương diện:
* Về lí tưởng và lẽ sống:
- Ôm cả non sông, mọi kiếp người
- Tự do cho mỗi đời nô lệ
- Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Đó là lí tưởng sống cao đẹp, là lẽ sống quên mình vì mọi người của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc, lo cho mỗi sinh linh bé nhỏ được tự do hạnh phúc, yên vui.
* Niềm vui và tình thương của Người được thể hiện ở nhiều cung bậc, góc độ:
- Bác đau: dân nước, năm châu; lo: muôn mối; yêu: ngọn lúa, cành hoa; nhớ: miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung...
- Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng mỗi tin mừng...
Tất cả những động từ biểu thị tâm trạng trong các khổ thơ đã vẽ lên chân dung của Bác. Người dành cả trái tim, tấm lòng, trí óc, bầu nhiệt huyết cho nhân dân. Tất cả những điều mà Người quan tâm tới không có gì dành cho cá nhân, cho riêng bản thân Người mà đều vì dân tộc, Tổ quốc. Thế mới thấy hết được trái tim của người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.
* Di sản Người để lại:
- Bác để tình thương cho chúng con
- Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng...
Những gì mà Người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên giá trị vật chất tầm thường, món quà vô giá Người để lại là di sản tinh thần, đó là tình yêu thương, là một trái tim chỉ biết quên mình; đó là một cuộc đời đơn giản, thanh bạch, cao quý. Chính sự giản dị, thanh bạch trong lối sống đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam hơn mọi bức tượng đồng được xây dựng công phu. Lời thơ là lời ngợi ca sự tồn tại vĩnh hằng của một cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao đã hi sinh cho giống nòi, dân tộc Việt.
Bài 3 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác qua ba khổ thơ cuối.
Trả lời:
- Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà là tiếng lòng cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam.
Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác Hồ thường trực trong trái tim hàng triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy là nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời của Bác, sự nghiệp của Bác, nhưng lời thơ không bi lụy. Vì tác giả đã khẳng định về sự bất diệt và sức sống vĩnh hằng của trái tim Hồ Chí Minh. Sự ra đi của Bác cũng chỉ là cuộc hành trình về với tổ tiên:
“Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lê-Nin, thế giới người hiền"
Đó cũng chính là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiếp tục con đường mà Bác đã lựa chọn và theo đuổi.
- Lời thơ là lời biết ơn sâu nặng công lao của Hồ Chí Minh, đồng thời trước sự ra đi của Người, nhiều đứa con của Người đã thấy tâm hồn mình được thanh lọc, được trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Đó là sức mạnh tinh thần mà Bác đã tạo ra, nhân cách của cuộc đời Bác đã là một tấm gương sáng mà mỗi người có thể tự soi chiếu để mình được trong sáng hơn.
- Cuối bài thơ là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước Bác:
+ Không dám khóc nhiều
+ Chúng con cùng nhau tiến lên...
+ Nguyện cùng Người vươn tới mãi...
Lời thơ là lời thề hứa, bởi vậy giọng điệu câu thơ khoẻ khoắn, rắn rỏi: Lời thề hứa cũng là lời đáp lại những mong mỏi của Người, đáp lại những lời băn khoăn trăn trở mà Người đang thực hiện dang dở. Bởi vậy, có thể thấy tình cảm thiết tha sâu nặng ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người. Tinh thần nhân văn của bài thơ cũng chính là ở đó.
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Xem lại nội dung Soạn bài Việt Bắc phần 1 để củng cố kiến thức chi tiết hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu.
- Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là người sáng tác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc và cảm động về Bác Hồ: Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm, Cánh chim không mỏi, Theo chân Bác,... Những tác phẩm ấy không chỉ là cảm nghĩ của cá nhân nhà thơ mà còn là tấm lòng của mọi người Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
2. Tác phẩm
- Ngày 2 - 9 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong thời kì gay go, ác liệt. Cả dân tộc ta và nhân dân thế giới đã biểu lộ niềm đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Bài thơ Bác ơi ! của Tố Hữu được sáng tác trong không khí những ngày tang lễ ấy, như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bí hùng" bằng thơ.
- Nội dung chính
- Bố cục bài thơ Bác ơi có thể được chia thành 3 phần:
+ Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời
+ Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ
+ Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi
>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống kiến thức cơ bản bài Bác ơi - Tố Hữu
Tổng kết
Để cảm nhận rõ nét hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, mời các em tham khảo thêm một số đề văn mẫu sau đây:
// Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài soạn văn Bác ơi ! của Tố Hữu do HocOn247 biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 12 bài Bác ơi này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Bác ơi ! một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.