Bài 5 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 90 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng
(390) 1299 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 90 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng chi tiết nhất.

Đề bài:

Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?

Trả lời bài 5 trang 90 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Tây Tiến lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 90 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Đoạn thơ thứ tư là lời ước hẹn cùng Tây Tiến, sự chia tay của Quang Dũng với đồng đội không hẹn ngày gặp lại bởi những trắc trở của chiến tranh.

Với Quang Dũng cái thời Tây Tiến là một thời đi không trở lại, những kỉ niệm đẹp, sâu sắc không bao giờ phai mờ trong kí ức, tâm hồn họ mãi mãi ở lại với Tây Tiến: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Cách trả lời 2

Sông Mã xa rồi. Tây Tiến xa rồi. Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm.

4 câu thơ kết thúc bài thơ như một lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến đi là không hẹn ngày về, hồn về Sầm Nứa để tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

==> Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng cò có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

Cách trả lời 3

Nỗi nhớ Tây Tiến tha thiết, khắc khoải, ám ảnh:

+ “Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi” diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

+ Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

+ “Tây Tiến mùa xuân ấy”: thời của hào hùng, lãng mạn đã qua

+ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

=> Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.

Cách trả lời 4

-  Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

+ "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

+ Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

+ "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua

+ "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

=> Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.

Tham khảo: Cảm nhận khổ cuối bài Tây Tiến

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng tốt hơn trước khi đến lớp.


(390) 1299 04/08/2022